Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 52, 53

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn trang 52 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 52 Tập làm văn - Luyện tập miêu tả cây cối

Đề bài: Tả một cây có bóng mát [hoặc cây ăn quả, cây hoa] mà em yêu thích.

[Chú ý : Đọc kĩ các gợi ý trong Tiếng Việt 4, tập hai, trang 83 - 84] để viết được một bài văn miêu tả đúng yêu cầu].

Phương pháp giải:

Dàn bài chung:

A. Mở bài

Giới thiệu cây [hoặc tả bao quát về cây]: Có thể mở bài bằng một trong hai cách sau đây:

- Giới thiệu ngay cây cần tả [mở bài trực tiếp]

- Nói về những đề tài có liên quan để từ đó dẫn vào miêu tả cây cây cần tả [mở bài gián tiếp]

B. Thân bài

Tả từng bộ phận của cây hay tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển

a. Tả bao quát

tầm cao, tán lá, hình dáng, đặc điểm nổi bật của cây khi mới nhìn hoặc nhìn từ xa.

b. Tả chi tiết [từng bộ phận  của cây hoặc tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển]

- Tả lần lượt từng bộ phận của cây [từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên]

+ Rễ cây có đặc điểm gì?

+ Gốc cây to hay nhỏ?

+ Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?

+ Lá: Hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?

+ Hoa: Màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa?

+ Quả [nếu có]: Những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?

- Hoặc có thể lựa chọn tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây [Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả]

- Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người,...

C. Kết bài

Có thể kết lại bài theo một số cách như sau:

a. Nêu cảm nghĩ về cây [Kết bài không mở rộng]

b. Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây [kết bài mở rộng

Trả lời:

          Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới bóng mát của cây si già, gần nhà bà em.

         Cây si đã già, tọa lạc trên một bãi cỏ rộng. Dưới đất, người làng đã lát một lớp gạch bao quanh gốc cây để làm chỗ hội họp, cũng là chỗ thuận tiện cho con trẻ chơi đùa, người lớn hóng mát.

        Gốc si to lớn, xù xì, phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao trên chục mét. Phân làm nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy to tròn, xum xuê cành lá. Rễ si màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc. Cây có nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cùng nhiều rễ non mọc thành từng chùm đung đưa trong gió. Những rễ phụ này theo dòng thời gian sẽ trưởng thành, dài lê thê quét xuống mặt đất, rồi sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất mỡ màu, tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà đoán định thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức trời sắp mưa.

       Lá si màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng dày và nhẵn bóng cả hai mặt. Lá si non mang màu xanh mát, búp si nhọn hoắt như muôn nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xanh xum xuê quanh năm. Nhìn từ xa, cây si như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.

      Trái si nhỏ tròn, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái mang màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái chuyển màu đỏ dần, rồi khi chín trái mang màu tím đậm, trông ngon lành như những trái nho đen ngọt lành. Mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi chim về ríu rít, râm ran suốt ngày. Lũ trẻ chúng em cũng níu cành, với những trái chín gần mặt đất chia nhau.

       Dưới bóng mát của cây, vào những trưa hè, người làng ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng, đánh dấu, chỉ lối cho những đứa con xa về làng ...

       Em chỉ được về thăm ngoại một thời ngắn mỗi độ hè về nhưng với em, cây si cũng đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó có những trưa hè, em trốn bà cùng lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc si... Những tháng ngày ấy, những kỉ niệm đẹp ấy em mãi mãi không quên được.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Chính tả - Tuần 27 trang 53 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 53: Chính tả

Câu 1: Trong các tiếng cho sẵn dưới đây, hãy gạch dưới ba trường hợp :

a] Chỉ viết với s, không viết với x.

M : sai [không có xai]

sa, sáu, sàn, sen, sân, sườn, sinh, sợ.

Chỉ viết với x, không viết với s.

M : xoè [không có soè]

xo, xoan, xuân, xen, xuống, xinh, xóm, xoá

b] Không viết với dấu ngã.

M : ảnh [không có ãnh]

bảng, quả, mỏ, đỏ, đảo, vẻ, khỉ, tủ.

Không viết với dấu hỏi

M: đũa [không có đủa]

cõng, ngã, hãy, sẽ, giữa, vỡ, liễu, muỗi.

Trả lời:

a]- Chỉ viết với s, không viết với x.

M : sai [không có xai], sân[không có xân], sợ[không có xợ]

- Chỉ viết với x, không viết với s.

M : xoè [không có soè], xuân[không có suân], xóa[không có sóa]

b]- Không viết với dấu ngã.

M : ảnh [không có ãnh], bảng[không có bãng], đỏ[không có đõ]

- Không viết với dấu hỏi

M : đũa [không có đủa], cõng[không có cỏng], liễu[không có liểu]

Câu 2: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau

a] Sa mạc đỏ

   Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một……. mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ………… kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.

[sa/xa, sen/xen]

b] Thế giới dưới nước

   Đáy ………. cũng có núi non, thung…………… và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.

[biển/biễn, lủng/lũng]

Trả lời:

a] Sa mạc đỏ

   Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một sa mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đểu có những mảng màu hồng, màu đỏ xen kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.

b] Thế giới dưới nước

   Đáy biển cũng có núi non, thung lũng và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Chính tả - Tuần 27 trang 53 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 51, 52, 53 - Luyện từ và câu hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Bài 1: Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh hoạ mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao :

Trả lời:

a] Yêu nước

M : Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

- Con ơi con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

- Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng

- Chim Việt đậu cành Nam

b] Lao động cần cù

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

- Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

c] Đoàn kết

- Một cây làm chắng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Lá lành đùm lá rách

d] Nhân ái

- Thương người như thể thương thân

- Chị ngã em nâng

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Bài 2: Mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy điền những tiếng còn thiếu vào mỗi câu. Sau đó viết các tiếng trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S.

Trả lời:

[1] Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

[2] Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

[3] Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.

[4] Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.

[5] Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

[6] Cá không ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

[7] Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng .

[8] Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn

[9] Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu.

[10] Dù ai nói đông nói tây

Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng.

[11] Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương

[12] Nói chín thì nên làm mười

Nói mười, làm chín, kẻ cười người chê.

[13] Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.

[14] Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây.

[15] Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

[16] Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

Ô hình chữ S là: Uống nước nhớ nguồn

Video liên quan

Chủ Đề