Vùng đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào

Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:

Ngư nghiệp:

– Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, năm 2005 vùng chiếm gần 1/5 sản lượng của cả nước.

– Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.

– Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.

– Tạo ra nhiều mặt hàng  xuất khẩu về : cá, tôm, mực …

Du lịch:

– Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.

Dịch vụ hàng hải:

– Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất [Quảng Ngãi], Kỳ Hà [Quảng Nam], Nhơn Hội [Bình Định] , Vân Phong [Khánh Hòa] sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.

Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:

– Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý [Bình Thuận], cát [Khánh Hòa], ti tan [Bình Định].

– Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Huỳnh [Quảng Ngãi], Cà Ná [Ninh Thuận].

21/04/2022 06:27

Phát triển kinh tế biển luôn gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền tuyến biên giới. [Trong ảnh: Tàu tuần tra Biên phòng Cà Mau tuần tra khu vực biển thuộc bãi cạn Mũi Cà Mau].  Ảnh: THANH MINH

Kinh tế biển năng động, là động lực

- Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Cà Mau đạt được những kết quả ấn tượng gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Huỳnh Quốc Việt: Việc lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch liên quan đến phát triển vùng biển và ven biển, như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau đến năm 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh cụm đảo Hòn Chuối và cụm đảo Hòn Khoai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo tỉnh Cà Mau đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Cà Mau giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030,... đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ven biển nói riêng và của tỉnh Cà Mau nói chung.

Với mục tiêu xây dựng vùng biển và ven biển của tỉnh trở thành vùng kinh tế phát triển năng động, là địa bàn kinh tế động lực của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh đã ưu tiên tập trung đầu tư phát triển kinh tế biển, kết cấu hạ tầng vùng ven biển và cụm đảo như: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng các đô thị ven biển; song song đó cũng triển khai thực hiện tốt các lĩnh vực văn hoá - xã hội, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân ở khu vực ven biển. Gắn với đó, công tác quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới vùng biển, đảo được tăng cường. Tình hình an ninh, trật tự xã hội trên biển và ven biển ổn định, đảm bảo phục vụ có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân tuyến ven biển, đảo.

- Thích ứng từ khai thác biển sang nuôi trồng đã và đang diễn ra ở Cà Mau, chúng ta đã và đang xúc tiến vấn đề này gắn với tăng trưởng xanh, sạch ra sao?

Đồng chí Huỳnh Quốc Việt: Vùng biển tỉnh Cà Mau có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản trên biển và ven biển từ điều kiện tự nhiên, thích hợp để nuôi các loài nhuyễn thể ven biển, ven các cụm đảo. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản trên biển, bước đầu mang lại một số kết quả khả quan: các mô hình ương và nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế [cá bớp, cá mú, cá chim vây vàng] tại Hòn Chuối, hòn Đá Bạc đạt kết quả khả quan, nhận được sự đồng tình và ủng hộ cao của cộng đồng ngư dân ven biển; trình độ, tay nghề của người dân trong nuôi trồng thuỷ sản trên biển được nâng lên.

Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển phù hợp với xu hướng xanh, sạch, thời gian tới, tỉnh tập trung vào việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ vùng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Tổ chức lại các hộ nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng cường hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc nuôi trồng thuỷ, hải sản trên biển nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết trên biển.

Ưu tiên khai thác xa bờ, khai thác có chọn lọc

- Vấn đề tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương ở Cà Mau hiện nay như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Huỳnh Quốc Việt: Hiện nay, việc tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đang được tỉnh triển khai tập trung và tăng cường thực hiện quyết liệt. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là mối quan tâm hàng đầu hiện nay thông qua các giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực ban đầu. Cà Mau ưu tiên cho khai thác xa bờ, khai thác có chọn lọc. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển khai thác thuỷ sản, trở thành lực lượng đầu tàu, dẫn dắt các hoạt động sản xuất của ngư dân trên biển; củng cố, đổi mới các tổ, đội hợp tác, hợp tác xã, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, các liên doanh, liên kết giữa ngư dân với doanh nghiệp. Đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 nhỏ hơn 10% và giảm thiểu rác thải nhựa. Hiện đại hoá và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác quản lý tàu cá; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống thống kê nghề cá. Tăng cường tuyên truyền, thực hiện các giải pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, đồng thời kiên quyết xử lý sai phạm.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và bền vững, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, khác biệt, gắn với phục vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đa dạng hoá sản phẩm chế biến thuỷ sản, gia tăng sản phẩm chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng. Giữ vững, phát triển thị phần thuỷ sản Việt Nam tại các thị trường trọng điểm, không ngừng mở rộng thị phần tại các thị trường tiềm năng, tăng cường củng cố, phát triển thị trường thuỷ sản nội địa. Ưu tiên đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, nhất là cảng cá.

Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế biển

- Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Đồng chí đánh giá về vai trò của hạ tầng trong tiến trình thúc đẩy vùng kinh tế biển tỉnh Cà Mau như thế nào?

Đồng chí Huỳnh Quốc Việt: Thực tế cho thấy, hệ thống kết cấu hạ tầng của một địa phương được phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là trở lực lớn đối với sự phát triển.

Ý thức được điều đó, thời gian qua, tỉnh quan tâm đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối các khu vực ven biển, gồm cả hạ tầng các đô thị ven biển. Một số dự án trọng điểm được đầu tư trong thời gian qua có thể kể đến như: đường Hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn đến Đất Mũi, đường trục chính Đông - Tây, đường Bờ Nam Sông Đốc - Quốc lộ 1, đường Tắc Thủ - vàm Đá Bạc,… hình thành các trục, tuyến giao thông chính, kết nối hệ thống đô thị ven biển với nhau và với khu vực nội địa của tỉnh.

Một số kết quả đạt được ban đầu góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị. Vì vậy, để khu vực kinh tế ven biển có bước phát triển đột phá, ngoài vấn đề hoàn thiện các cơ chế, chính sách, ưu đãi đầu tư các dự án phát triển kinh tế, thì việc phát triển hệ thống hạ tầng khung để đồng bộ với tốc độ phát triển kinh tế biển trong thời gian tới là rất cần thiết và cấp bách.

Về định hướng, từ nguồn lực Trung ương hỗ trợ, tới đây sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển từ Kiên Giang - Cà Mau - Bạc Liêu. Đây sẽ là tuyến kết nối tuyến giao thông hành lang ven biển, mở rộng không gian phát triển, kết nối hệ thống đô thị ven biển, khu công nghiệp, khu kinh tế. Tiếp tục rà soát quy hoạch, thu hút đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển tổng hợp, cảng chuyên dùng vận chuyển hàng hoá, khách du lịch, như: Hòn Khoai, Năm Căn, Sông Đốc… gắn với phát triển hạ tầng logistics. Cùng với đó là phát triển các đô thị động lực ven biển, phấn đấu đến năm 2025, Năm Căn và Sông Đốc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III.

- Những điều kiện cần để Cà Mau trở thành một trong những tỉnh mạnh về kinh tế biển trong tương lai là gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Huỳnh Quốc Việt: Để thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó đề ra mục tiêu cụ thể theo lộ trình, phấn đấu là một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển của khu vực ĐBSCL.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Cà Mau đã và đang thực hiện đồng bộ, quyết liệt một số nhiệm vụ, giải pháp, trước nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức vai trò, vị trí chiến lược phát triển kinh tế biển trong chiến lược phát triển chung của Việt Nam và Cà Mau nói riêng. Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch ngành, lĩnh vực. Khai thác tối đa lợi thế của tỉnh đối với các lĩnh vực như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản; năng lượng tái tạo...; ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, thu hút đầu tư xây dựng. Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển; tích hợp, lồng ghép giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển. Mở rộng đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển.

- Xin cảm ơn đồng chí!

Trần Nguyên - Phong Phú thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề