Vương hậu bảy ngày đánh giá

Câu chuyện cuộc đời của nữ hoàng Dangyeong rất đáng buồn. Bà là trung điện của Yi Yeok, vua Jungjong của Joseon [Triều Tiên phong kiến vương triều]. Vì rơi vào cuộc chiến tranh giành quyền lực, cha của bà đã chết và bà chỉ được làm hoàng hậu trong bảy ngày.

Hoàng hậu Dangyeong sinh năm 1487. Bà là một nữ quý tộc. Cha của bà, Sin Soo-geun là thành viên của gia tộc Geochang Sin. Em gái của Sin Soo-geun, nữ hoàng Jeinwondeok là trung điện của vua Yeonsangun và vì thế, cha của Dangyeong là anh rể của vua Yeonsangun. Mẹ bà là người vợ thứ hai của Sin Soo-geun, thành viên của gia tộc Cheongju Han.

Năm Dangyeong 13 tuổi, cô kết hôn với đại hoàng tử Jinseong, người kém cô một tuổi, anh trai cùng cha khác mẹ của vua Yeonsangun. Không có nhiều thông tin về cuộc hôn nhân của Dangyeong và đại hoàng tử Jinseong nhưng nhiều nhà sử học cho rằng đại hoàng tử rất yêu vợ mình.

Park Min-young thủ vai hoàng hậu Dangyeong trong bộ phim 7 ngày làm vương hậu.

Về phía vua Yeonsangun - em trai đại hoàng tử Jinseong - trong thời kỳ đầu trị vì được coi là một minh quân khôn khéo và tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều quyết định để củng cố quốc phòng và hỗ trợ người nghèo. Tuy nhiên tới năm 1498 khi vua Yeonsangun biết được sự thật về vụ hành quyết mẹ mình, nữ hoàng Jeheon, ông đã yêu cầu hành quyết tất cả những người có liên quan tới cái chết của mẹ mình. Ông thậm chí còn trừng phạt các vị quan có mặt tại triều đình vào thời điểm đó, vì tội không ngăn cản hành động của những kẻ đã làm hại mẹ ông.

Sau khi vua Yeonsangun thực hiện hàng loạt các cuộc thanh trừng, một nhóm quan lại trong số đó có Bak Wonjong và Seon Huian đã âm mưu phế truất vua Yeonsangun để ủng hộ anh trai ông, đại hoàng tử Jinseong. Năm 1506, họ tiến hành một cuộc đảo chính và phế truất vua Yeonsangun. Nhà vua bị giáng xuống làm hoàng tử và bị đày ở Ganghwado, nơi ông qua đời trong năm 1506 ở tuổi 29. Vợ ông - Jang Nok-su bị chặt đầu và bốn người con trai nhỏ của ông cũng bị ép tự sát chỉ vài tuần sau đó.

Sau khi vua Yeonsangun bị phế truất, Jinseong lên làm vua. Ông được biết đến trong lịch sử với cái tên vua Jungjong. Dangyeong trở thành hoàng hậu tuy nhiên bà chỉ ngồi ở vị trí trung điện trong bảy ngày do cha bà, anh rể của vua Yeonsangun, phản đối sự lên ngôi của vua Jungjong. Cha của hoàng hậu bị buộc tội phản quốc và bị xử tử. Do sự việc này, hoàng hậu bị phế truất và trục xuất khỏi cung điện.

Vua Jungjong không thể làm gì để giúp vợ mình, người mà ông hết mực yêu thương. Jungjong là một vị vua giỏi và có năng lực, đặc biệt là trong thời kỳ cải cách. Tuy nhiên, các nhà sử học đánh giá rằng ông không phải một vị vua nắm thực quyền do bị nhiều quan viên thao túng.

Về phía Dangyeong, sau khi bị phế truất, bà buộc phải rời cung điện và bị đưa đến núi Inwang [ngọn núi hiện nằm ở Seodaemun-gu, khu vực trung tâm của Seoul, Hàn Quốc]. Nhiều câu chuyện kể lại rằng, vua Jungjong luôn thương nhớ người vợ đầu tiên của mình và ông thường đứng trong cung điện nhìn về phía núi Inwang.

Hoàng hậu Dangyeong không có con và qua đời một mình ở tuổi 71 vào năm 1557. Sau khi qua đời, thi thể bà được chôn tại một khu mộ tư nhân. Đến năm 1698, một ngôi đền được xây dựng để thờ cúng bà.

Năm 1775, dưới triều đại thứ 51 của vua Yeongjo, bà cuối cùng đã được phục hồi danh hiệu là hoàng hậu. Mộ của bà được biết đến với cái tên Olleung. Ngôi mộ của hoàng hậu Dangyeong rất đơn giản, không có bia mộ bằng đá, chỉ có một vài bức tượng hổ và cừu. Nơi đây từng có một ngôi đền thờ nhưng đã bị dỡ bỏ vào năm 1970 để làm đường.

Trailer phim "7 ngày làm vương hậu"

Năm 2017, một bộ phim truyền hình dựa trên cuộc đời hoàng hậu Dangyeong đã được công chiếu. Bộ phim có tên 7 ngày làm vương hậu với ngôi sao Park Min Young thủ vai hoàng hậu Dangyeong và nam diễn viên Yeon Woo-jin vào vai vua Jungjong. Bộ phim thu hút sự quan tâm của khán giả yêu điện ảnh bởi dàn diễn viên tài sắc. Phim cũng được đề cử một số hạng mục tại giải thưởng phim truyền hình KBS [Hàn Quốc].

Vương hậu Dangyeong [Đoan Kính vương hậu] sinh năm 1487 là con gái của Shin Soo Geun [Thận Thủ Cần], viên quan quyền lực nhất lúc bấy giờ và được Yeon Sang Gun [Yên Sơn Quân], nhà vua thứ 10 triều đại Joseon, hết mực tin tưởng. Năm 1499, vương hậu Dangyeong nhận phong hiệu Phủ phu nhân khi được gả cho đại quân Jinseong, em trai cùng cha khác mẹ với Yeon Sang Gun, lúc ấy chỉ mới 11 tuổi. Không rõ tình cảm của đôi vợ chồng chưa đến tuổi vị thành niên nhưng theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại, đại quân Jinseong dành nhiều sự cảm mến cho vương hậu Dangyeong.

Thế nhưng, đằng sau cuộc hôn nhân được sắp đặt này thực chất là âm mưu chính trị của Shin Soo Geun. Theo thứ bậc, ông là anh rể của Yeon Sang Gun, không ngần ngại hy sinh hạnh phúc của con gái để củng cố quyền lực nơi triều chính.

Về phía Yeon Sang Gun, ông được xem là vị bạo chúa khét tiếng nhất trong lịch sử Joseon. Mất mẹ khi mới 6 tuổi, Yeon Sang Gun lên ngôi vua như một con cờ của cuộc chiến vương quyền. Sau này lớn lên và biết được mẫu thân do bị ép uống thuốc mà qua đời, Yeon Sang Gun bắt đầu trở nên ngông cuồng. Ông lên kế hoạch thanh trừng tất cả những người đã từng làm hại mẹ mình đến chết. Yeon Sang Gun không tin bất cứ ai, duy chỉ có xem Shin Soo Geun là cận thần đáng tin tưởng, giao cho ông đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Triều chính từ trên xuống dưới đều bức xúc trước cách hành xử của Yeon Sang Gun. Thậm chí, dân thường cũng tỏ ra phẫn nộ và thường xuyên chế nhạo ông vua cuồng bạo. Điều này càng khiến Yeon Sang Gun thêm tức giận. Ông cấm mọi người sử dụng chữ viết, ra lệnh người dân khắp đất nước phải cống nạp các cô gái trẻ và ngựa để phục vụ cho nhu cầu giải trí của mình.

Năm 1506, các quan đại thần, đứng sau là mẹ của đại quân Jinseong, bắt đầu chiến dịch lật đổ ngôi vị đế vương của Yeon Sang Gun. Sau khi tên bạo chúa bị lật đổ, đại quân Jinseong lên ngôi vua, lấy hiệu Jungjong [Triều Tiên Trung Tông], trở thành quốc vương thứ 11 của triều đại Joseon. Phủ phu nhân được phong vương hậu Dangyeong, song đây là lúc bi kịch cuộc đời bà bắt đầu.

Vì là trung thần của Yeon Sang Gun, Shin Soo Geun không tránh khỏi cái chết trong cuộc thanh trừng. Vương hậu Dangyeong chưa kịp tận hưởng niềm vui lên ngôi mẫu nghi thiên hạ đã phải ngậm ngùi, nuốt nước mắt tiễn cha về nơi chín suối. Vì phụ thân mang tội phản quốc, phận làm con gái không tránh khỏi sự trừng phạt. Tất cả các quan thần đồng loạt tạo áp lực lên nhà vua, buộc phải phế truất vương hậu Dangyeong.

Triều Tiên Trung Tông lúc đó chỉ mới 18 tuổi, lên ngôi vua nhưng không nắm giữ quyền lực trong tay, chỉ biết bất lực đứng nhìn người vợ mình yêu thương nhất bị phế bỏ ngôi vị, trục xuất khỏi hoàng cung và bị đày đến vùng núi Inwangsan. Chính vì lẽ đó, vương hậu Dangyeong trở thành vị trung hậu có thời gian tại vị ngắn ngủi nhất trong lịch sử Joseon, chỉ 7 ngày ngắn ngủi.

Vua Jungjong dù dành nhiều tình cảm cho người vợ đầu tiên nhưng vẫn phải lập phi theo yêu cầu của mẫu hậu. Theo nhiều điển tích kể lại, sống trong hoàng cung nhiều phi tần nhưng lòng vua Jungjong vẫn một mực hướng về núi Inwangsan tìm kiếm bóng dáng người thương. Biết được điều đó, vương hậu Dangyeong treo lên trên mỏm đá núi một chiếc Chima [phần váy của quốc phục Hanbok] mà bà thường mặc lúc còn ở hậu cung ngày xưa, như một báo lời đáp ân tình của nhà vua. Người đời sau này gọi mỏm đá đó là đá Chima.

Núi Inwangsan, nơi vương hậu Dangyeong ở sau khi bị trục xuất khỏi cung.

Bản thân vương hậu Dangyeong sau khi bị đày đến Inwangsan phải chấp nhận sống cuộc đời đơn độc, không chồng, không con. Bà qua đời vào năm 1557 hưởng thọ 71 tuổi. vương hậu Dangyeong được chôn cất ở bãi đất gia đình khu Olleung, tỉnh Gyeonggi và trên bia mộ không được đề thụy hiệu. Mãi đến năm 1739, dưới thời vua Yeongjo [Triều Tiên Anh Tổ], bà được truy thụy và hồi phục chức danh.

Bãi đất gia đình của vương hậu Dangyeong...

… đằng sau đó là mộ phần đơn sơ của vị trung điện có thời gian tại vị ngắn nhất lịch sử Joseon.

Câu chuyện cuộc đời bi thương của vương hậu Dangyeong khiến người đời không khỏi xót xa. Từ khi còn nhỏ đến tận lúc chết đi trong cô độc, bà chưa một lần được tự quyết định số phận. Đến ước mơ nhỏ nhoi được sống hạnh phúc, yên bình bên người mình yêu cũng không thể thực hiện vì những trận chiến tranh giành quyền lực không hồi kết chốn cung cấm.

Năm 2017, đài KBS sản xuất phim truyền hình Vương hậu 7 ngày dựa trên câu chuyện về cuộc đời đáng thương của vương hậu Dangyeong. Khác với số phận bi đát ngoài đời của vị trung điện, các nhà làm phim đã giảm nhẹ tình tiết, cho phép 2 nhân vật chính là vua Jungjong và vương hậu Dangyeong tái hợp trước khi phim kết thúc. Cuối cùng, ước muốn được một lần gặp lại người thương của cặp đôi hữu duyên vô phận cũng được thực hiện dù chỉ là trên phim ảnh, trong trí tưởng tượng của thế hệ sau nhưng cũng đủ khiến mọi người cảm thấy nhẹ lòng và mãn nguyện.

Chủ Đề