Xây nhà không có giấy phép là vi phạm

Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định phạt tiền 10-50 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây nhà không có giấy phép xây dựng.
Bộ Xây dựng vừa ban hành thông tư 03/2018/TT-BXD có hiệu lực thi hành từ 12/6, hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng. Ngoài phạt tiền, những trường hợp vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng với thời gian như sau:

– Từ 3 đến 6 tháng khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình khác.

– Từ 6 đến 9 tháng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

– Từ 9 đến 12 tháng đối với vi phạm khi xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng.

Trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng cá nhân, tổ chức vi phạm không được tổ chức thi công xây dựng.

Chủ đầu tư vi phạm trật tự xây dựng phải bồi thường thiệt hại như nào?

Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

Trường hợp gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận thì chủ đầu tư phải dừng thi công và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của công trình lân cận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại. Nhà được thuê phải đảm bảo các yếu tố về khoảng cách đi lại, diện tích, hạ tầng xã hội để bên bị thiệt hại ổn định cuộc sống.

Trường hợp một bên không thống nhất với mức bồi thường thiệt hại thì có quyền khởi kiện tại tòa án.

Bên vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận và đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại hoặc đã tuân thủ trình tự giải quyết quy định.

Phạt tiền đến 50 triệu đồng khi thi công không có giấy phép xây dựng

Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/1 quy định:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 10 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định.

– Phạt tiền 3-30 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo.

– Phạt tiền 10-50 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới; hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.

– Phạt tiền 40-50 triệu đồng với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

– Phạt tiền 50-60 triệu đồng đối với các hành vi xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, vi phạm chỉ giới xây dựng hoặc sai cốt xây dựng.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0775 496 496 – 0366 829 829
Email:

Xem thêm

Báo giá xây nhà phần thô| Sửa chữa nhà Dịch vụ sửa nhà | Dịch vụ sửa nhà giá rẻ |  Dịch vụ sửa nhà quận 1 |Dịch vụ sửa nhà quận 2  | Dịch vụ sửa nhà quận 3 |  Dịch vụ sửa nhà quận 4 | Dịch vụ sửa nhà quận 5 | Dịch vụ sửa nhà quận 6 | Dịch vụ sửa nhà quận 7 | Dịch vụ sửa nhà quận 8 | Dịch vụ sửa nhà quận 9 | Dịch vụ sửa nhà quận 10 | Dịch vụ sửa nhà quận 11 | Dịch vụ sửa nhà quận 12 | Dịch vụ sửa nhà quận Tân Bình   | Dịch vụ sửa nhà quận Gò Vấp |  Dịch vụ sửa nhà quận Bình Tân |Dịch vụ sửa nhà quận tân phú | Dịch vụ sửa nhà quận Bình Thạnh|   Dịch vụ sửa nhà quận Phú Nhuận| Dịch vụ sửa nhà quận Thủ Đức 

Xây nhà không phép là gì? Xây nhà không phép bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật nếu không thuộc các  trường hợp miễn giấy phép xây dựng thì về nguyên tắc trước khi xây nhà thì chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật. Nếu chủ đầu tư khi thi công công trình mà không thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo của pháp luật.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Xây nhà không phép là gì? 

Theo quy định của pháp luật xây dựng thì khi xây nhà phải tuân theo các điều kiện theo quy định sẽ được coi là xây nhà đúng quy định của pháp luật có thể hiểu là xây nhà có phép thì phải đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Khi xây nhà thì chủ đầu  tư phải đảm bảo có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng theo dự kiến của chủ đầu tư.

+ Công trình xây dựng nếu thuộc các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng và các văn pháp luật có liên quan.

+ Khi xây nhà thì chủ nhà phải có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ theo trình tự thủ tục của pháp luật xây dựng

+ Theo quy định tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP  thì nếu thuộc các cấp công trình xây dựng thì có yêu cầu về năng lực của tổ chức trong hoạt động xây dựng thì chủ đầu tư phải có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn để bảo bảo quyền lợi và ràng buộc các quyền và nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật.

+ Khi chủ đầu tư xây nhà thì được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình theo khả năng thực tế của chủ đầu tư.

+ Chủ đầu tư khi xây dựng nhà thì phải có  biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng.

Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định là phải có giấy phép xây dựng nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì được coi là xây nhà có phép.

Xem thêm: Quy định về thu tiền sử dụng đất khi sử dụng đất từ năm 1994

Hiện nay, không phải có trường hợp nào xây dựng nhà đều phải xin giấy phép xây dựng tại cơ quan nhà nước mà cũng có những trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng khi xây nhà ví dụ như: các nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc; Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt; Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ…

Nếu xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng và đáp ứng các điều kiện trên thì sẽ bị coi là xây nhà không phép vi phạm pháp luật xây dựng.

2. Xây nhà không phép bị xử lý thế nào?

Nếu chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng khi xây nhà thì tùy theo tính chất mức độ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở

+ Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

+ Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

+ Các chủ thể không thuộc nhóm đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 và Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì phải xin cấp phép xây dựng trong đó có nhóm đối tượng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Như vậy, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa sẽ không phải xin cấp phép xây dựng, còn đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị vẫn phải xin cấp phép xây dựng. Nếu chủ đầu tư không thực hiện việc xin giấy phép xây dựng khi xây nhà thì sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. Theo quy định của pháp tại Nghị định 59/2015/NĐ – CP ngày 18 tháng 06 năm 2014 như sau:

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

Xem thêm: Công trình được miễn giấy phép xây dựng

+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng [không bao gồm tiền sử dụng đất].

Ngoài ra, đối với quy định về thẩm quyền thẩm định đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc lập dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn [cho vay vốn] xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn.

Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.

Ngoài các hình phạt chính ra thì chủ đầu tư khi xây nhà mà không có giấy phép xây dựng thì sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi vi phạm đối với phần công trình xây dựng vi phạm.

Đối với những công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng mà đang thi công xây dựng thì sẽ bị xử lý như sau:

 + Các tổ chức, cá nhân khi xây nhà mà không có giấy phép xây dựng đang thi công thì khi bị cơ quan có thẩm quyền của nhà nước lấp biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình

+ Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng: Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc; Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng theo quy định nếu việc xây dựng vẫn phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất đúng mục đích vẫn thuộc quyền sử dụng đất, vẫn nằm trong phạm vi đất hợp pháp của mình

Nếu các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm mà trong thời hạn 60 ngày khi hết thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định của pháp luật xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan.

Còn đối với các công trình nếu sau khi được cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng theo quy định của pháp luật.

Do đó, để tránh vi phạm các quy định của pháp luật xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan và bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng thì trước khi xây nhà thì chủ đầu tư nên làm thủ tục xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề