Xe bánh căm lên bánh mâm có bị phạt không

Hiện nay, xe máy được trang bị hai loại bánh là bánh căm và bánh mâm. Trong đó, bánh căm thường có trên những dòng xe số. Vậy cụ thể bánh căm xe máy là gì? Loại trang bị này có những ưu điểm và nhược điểm nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Từ những năm 1960 trở về trước, những loại xe mô tô đều được trang bị bánh căm [vành nan hoa]. Sau năm 1970, bánh mâm xuất hiện, dần trở nên phổ biến và thay thế cho bánh căm. Tuy nhiên, ngày nay, bạn vẫn có thể tìm thấy một vài dòng xe mới vẫn được trang bị bánh căm như: Yamaha Sirius, Wave Alpha và những xe cào cào vượt địa hình, xe mô tô classic… 

Dù không còn sức ảnh hưởng như thời điểm trước năm 1960 của thế kỷ trước, nhưng bánh căm vẫn có chỗ đứng nhất định đối với xe hai bánh hiện nay nhờ những ưu điểm rất riêng của mình.  

Bánh căm xe máy là gì?

Bánh căm xe máy được tạo thành từ nhiều chiếc căm xe [nan hoa] để gắn kết đùm xe và vành xe, giúp cho vành xe chắc chắn khi chịu tải trọng. Thông thường, căm xe có chất liệu được làm từ thép, nhôm, inox hoặc cao cấp hơn là các sợi carbon.  

Bánh căm xe máy hay còn gọi là vành nan hoa. Ảnh: Vĩnh Phúc.

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ hơn so với bánh mâm. 

  • Chạy êm ái hơn so với bánh mâm. Do được cấu tạo từ nhiều câu căm nối với đùm và vành xe; nhờ vậy bánh căm đóng vai trò như một phần của hệ thống treo. Do đó, xe sẽ chạy êm ái hơn, người lái đỡ cảm thấy tê tay hơn khi di chuyển trên những đoạn đường gồ ghề, địa hình xấu. Vì đặc tính này, các dòng xe cào cào, xe địa hình đều được trang bị bánh căm thay vì bánh mâm.  

  • Xe chạy vọt hơn. Do bánh căm có trọng lượng nhẹ hơn bánh mâm. Nhờ vậy, việc đề pa cũng nhanh hơn, cho sức vọt tốt hơn.  

  • Dễ sửa chữa và tiết kiệm chi phí. Bánh căm xe máy được tạo thành bởi nhiều cây căm, vậy nên nếu có sự hư hỏng, cong vênh,… bạn chỉ cần nắn sửa lại, hoặc thay thế chính cây căm bị gãy hỏng là được. Còn với bánh mâm, bạn buộc phải thay mới toàn bộ. 

  • Đẹp hoài cổ. Bánh căm mang theo nét xưa cũ thay vì vẻ rắn chắc, hiện đại của bánh mâm. Đó cũng là lý do các mẫu mô tô phong cách classic đều được trang bị bánh căm.

Sirius là mẫu xe số duy nhất được trang bị bánh căm trong số các sản phẩm được Yamaha Việt Nam phân phối hiện nay.  Ảnh: Vĩnh Phúc.

Nhược điểm

  • Do cấu tạo của nó gồm nhiều cây căm nối từ đùm sang vành. Vậy nên việc vệ sinh xe gặp khó khăn hơn so với bánh mâm. Các cây căm cũng nhanh gặp phải tình trạng rỉ sét nếu không được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên. 

  • Do bánh căm có trọng lượng nhẹ, tạo sức vọt tốt nên bạn có cảm giác xe chạy không được đầm chắc như xe có trang bị bánh mâm.  

  • Các cây căm có kích thước nhỏ, dễ bị cong gãy. Chính vì thế, việc sửa chữa và thay mới sẽ diễn ra thường xuyên hơn so với bánh mâm.  

Độ bánh căm xe máy có bị phạt không?

Hiện nay, những dòng xe số mới sản xuất chỉ còn Honda Wave Alpha và Yamaha Sirius là được trang bị bánh căm. Đó là một điểm hạn chế đối với những ai yêu thích vẻ hoài cổ của loại trang bị này, cũng như những ưu điểm mà bánh căm xe máy mang lại. 

Nhiều anh em thích độ bánh căm xe máy để thỏa mãn niềm đam mê tốc độ của mình.

Trên thực tế, có không ít những bản độ xe máy được thực hiện để thay đổi từ bánh mâm chuyển thành bánh căm với mục đích để xe nhẹ hơn, cho trải nghiệm lái phấn khích hơn. Và câu hỏi được nhiều người quan tâm chính là: độ bánh căm xe máy có bị xử phạt hay không? 

Theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cho biết: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức nếu tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe

Như vậy, theo đúng điều khoản này, việc độ bánh căm xe máy sẽ bị CSGT xử phạt vì thay đổi đặc tính ban đầu của xe. Tuy nhiên, trên thực tế, CSGT thường “mắt nhắm, mắt mở” cho nếu chúng ta chạy nghiêm chỉnh, chấp hành các luật lệ khi tham gia giao thông, cũng như bản độ bánh căm xe máy của bạn không làm ảnh hưởng tới người cùng tham gia giao thông. 

- Hiện nay, TP.HCM chưa phạt lỗi vi phạm này vì trong điều 21 của Nghị định 15/CP không quy định phạt xe 2 bánh thay đổi từ bánh căm sang bánh đúc. Hơn nữa, trên thực tế khi xe thay căm tức là xe nguyên thủy của nó thành xe bánh đúc thì kích cỡ vỏ xe vẫn không thay đổi nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến độ an toàn của xe. Nhưng các chi tiết khác mà thay đổi như: thay nhãn hiệu; thay còi mô tô bằng ô tô; không có bộ phận giảm thanh [móc pô] hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; tự ý đục lại số khung, số máy; thay đổi hình dáng, khung, máy, kích thước, màu sơn hoặc xe tự sản xuất lắp ráp thì đều bị phạt vì có quy định rõ ràng trong Nghị định 15/CP. Mỗi hành vi vi phạm đều có mức phạt khác nhau và căn cứ theo quy định mà phạt.

* Đã có trường hợp thay đổi căm xe và bị phạt, ông lý giải về vấn đề này như thế nào?

- Vấn đề này phụ thuộc vào cái nhìn hay nói cách khác là phụ thuộc vào quan điểm của người thổi phạt. Nếu người thổi phạt cho rằng việc thay đổi căm xe không ảnh hưởng đến độ an toàn của xe và cũng không có trong quy định xử phạt thì họ không phạt. Còn nếu người thổi phạt căn cứ vào lỗi thay đổi hình dáng nguyên thủy xe tức là chủ phương tiện đã tự ý thay căm bình thường thành 3 hoặc 5 căm thì dĩ nhiên là bị phạt. Chính vì không có quy định cụ thể rõ ràng về vấn đề này nên mới nảy sinh chuyện có người thì bị phạt nhưng có người không. Hơn nữa, một số hãng xe khi đăng ký với Cục Kiểm định thì căm xe của họ vốn có hình dáng là 3 lá hoặc 5 lá, trường hợp này người CSGT cũng sẽ rất lúng túng vì không biết có nên phạt hay không.

* Trước bất cập trên, ý kiến của ông thế nào?

- Quyết định 1362 của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc cải tạo xe trong đó chỉ nêu đối tượng được cải tạo là ô tô mà không đề cập đến xe mô tô. Trường hợp ô tô muốn thay đổi kết cấu hay cải tạo bộ phận nào của xe thì có hướng dẫn rõ ràng, đến cơ quan nào để xin phép và được cải tạo như thế nào. Trong khi đó, xe 2 bánh thì không hề có quy định người dân có được phép thay đổi bánh xe từ 36 căm thành 3 căm hay không, cơ quan nào cấp phép. Trước bất cập này, đề nghị Bộ Giao thông vận tải nên có quy định cụ thể cả việc cải tạo đối với xe 2 bánh, để người dân khi muốn thay đổi kết cấu xe có nơi để xin phép. Căn cứ vào những quy định cụ thể ấy, CSGT mới có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chính xác.

Cẩm Nhung
[thực hiện]

Xuống bánh căm có bị CSGT bắt không ?

Mấy bác tinhte nghĩ sao về vấn đề này

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Video liên quan

Chủ Đề