Xét nghiệm hiv bao lâu thì chính xác

     HIV/AIDS là một dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới, gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Khi virut xâm nhập cơ thể, chúng nhân lên một cách nhanh chóng dẫn đến có nhiều virus trong máu ngoại biên. Ở giai đoạn này, mức HIV có thể lên đến vài triệu hạt virut trong mỗi ml máu.

     Trong thời gian 2-4 tuần sau khi phơi nhiễm, hầu hết các bệnh nhân [80-90%] sẽ mắc bệnh cúm hoặc bệnh gần giống như bệnh bạch cầu đơn nhân, gọi chung là nhiễm HIV cấp tính, có thể với các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở miệng và thực quản, và ít phổ biến hơn còn có các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn và nôn, sưng gan, lá lách, giảm cân, bệnh tưa miệng, và các triệu chứng thần kinh. Tùy từng bệnh nhân có thể có 1 hoặc vài triệu chứng, cũng có trường hợp không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Thời gian biểu hiện của các triệu chứng là khác nhau, trung bình kéo dài 28 ngày và ngắn nhất thường là một tuần.

     Do biểu hiện không rõ ràng của những triệu chứng nên bệnh nhân thường không nhận ra các dấu hiệu của nhiễm HIV. Ngay cả khi bệnh nhân đến bác sĩ hay bệnh viện, họ cũng thường được chẩn đoán nhầm là bị một trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường với các triệu chứng tương tự. Hệ quả là, những triệu chứng tiên phát này không được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HIV. Tuy nhiên, nhận biết hội chứng có thể quan trọng, bởi vì bệnh nhân có thể dễ lây bệnh cho người khác trong giai đoạn này.

      Phương pháp xét nghiệm HIV Ag/Ab là xét nghiệm giúp phát hiện kháng nguyên và kháng thể chứa virus HIV. Phương pháp này cho phép phát hiện ra virus gây bệnh trong thời gian sớm nhất, chính xác nhất, khi virus HIV vừa xâm nhập vào cơ thể, nhờ đó có thể kìm hãm sự phát triển của virus HIV trong cơ thể người bệnh.

     Hiện nay đa số mọi người lựa chọn phương pháp xét nghiệm HIV Ag/Ab vì nó có thể giúp phát hiện tới 90% trường hợp lây nhiễm cấp tính và những người mới lây nhiễm HIV ở giai đoạn đầu của bệnh. Chính vì thế phương pháp xét nghiệm này được rất nhiều cơ sở y tế và bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Nếu áp dụng cho phụ nữ mang thai thì sẽ cho phép người mẹ được bắt đầu điều trị khi vừa phát hiện bệnh để có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào bào thai và lây bệnh sang con.

     Nếu tôi xét nghiệm sau 28 ngày được kết quả âm  tính?

     Xét nghiệm HIV Ag/Ab có đặc điểm là độ nhạy cao, nghĩa là nó sẽ phản ứng với tất cả các cấu trúc bệnh tương tự như HIV nên có khả năng sẽ cho kết quả dương tính giả. Nhưng cũng chính vì thế mà nó sẽ không có trường hợp âm tính giả. Vì vậy mà nếu như kết quả nhận được là âm tính, bạn có thể yên tâm rằng mình không nhiễm HIV.

     Sau khi làm xét nghiệm HIV cho kết quả là âm tính thì đây là kết quả khả quan và thường sẽ không thay đổi nếu không có nguy cơ nào khác. Nhưng nếu bạn chưa chắc chắn ở thời gian cửa sổ khoảng 12 tuần, thì bạn có thể làm xét nghiệm sau 12 tuần để được kết quả chính xác nhất.

     Tóm lại, trong giai đoạn đầu virus HIV phát triển khá không mạnh nên việc tìm kháng nguyên P24 do virus tiết ra trong máu là điều không dễ, xét nghiệm HIV Ag/Ab cho phép tìm cả kháng thể kháng virus nên có thể thấy nó vượt trội hơn bất cứ loại xét nghiệm nào. Sự ra đời của phương pháp xét nghiệm HIV Ag/Ab đã làm cho việc xét nghiệm HIV trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.

Giai đoạn đầu sau khi phơi nhiễm HIV thì xét nghiệm HIV có thể cho kết quả âm tính giả, do có thể đó là thời gian “cửa sổ” trong xét nghiệm HIV. Vậy xét nghiệm HIV vào thời gian nào thì cho kết quả chính xác nhất?

1. Nên xét nghiệm HIV vào thời điểm nào?
Nếu tính từ ngày virus xâm nhập cơ thể thì xét nghiệm HIV sau bao lâu là chính xác? Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus có 3 kiểu hình nhân lên như sau:

Virus nhân lên nhanh chóng vào tuần đầu, lúc này virus lan khắp cơ thể, có thể thấy virus ở trong dịch não tủy trước cả khi phát hiện được ở trong máu.Sau đó 3 đến 6 tuần, nhiễm trùng bắt đầu giảm, 95% số người bị nhiễm vẫn khỏe mạnh và không nghĩ mình bị nhiễm. Vậy xét nghiệm HIV sau 6 tuần có chính xác không? Thời điểm này có thể một số người có những biểu hiện của nhiễm HIV giai đoạn sớm, biểu hiện giống như cảm cúm thông thường, nhưng xét nghiệm HIV vào thời điểm này chưa đảm bảo độ chính xác cao.Tình trạng nhiễm trùng diễn biến thầm lặng. Việc xét nghiệm tìm virus HIV hiệu quả nhất, chính xác nhất thường sau khoảng 2-3 tháng. Có đến 95% bệnh nhân xét nghiệm tìm ra bệnh không dưới 5 tháng sau khi phơi nhiễm với virus HIV Ở một số ít người, có khi còn sau cả vài năm mới phát hiện được nhiễm HIV.

Các xét nghiệm máu hiện nay thường qua 2 bậc:

Các xét nghiệm bậc 1 thường là test nhanh và được tiến hành 2 lần để giảm bớt sai lệch do kỹ thuật viên hoặc thiết bị gây nên.Nếu thử nghiệm bậc 1 dương tính, lúc đó một loạt các xét nghiệm bậc 2 được dùng để khẳng định tình trạng nhiễm bệnh.

Tóm lại, từ 2 - 3 tháng sau khi phơi nhiễm với virus HIV trở đi là thời điểm xét nghiệm tìm HIV khá chính xác.

2. Quy trình xét nghiệm HIV

Quy trình xét nghiệm HIV


Nếu đến xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục cần thiết. Các bước cơ bản như sau:

  • Đăng ký xét nghiệm tại bàn tiếp đón và lấy phiếu tư vấn.
  • Được tư vấn trước xét nghiệm tại phòng bác sĩ.
  • Sau khi yêu cầu xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm tùy theo yêu cầu của từng phương pháp. Mẫu xét nghiệm có thể là máu hay dịch tiết trong cơ thể, nhưng thường là máu.
  • Sau nhân viên y tế sẽ kiểm tra và xử lý mẫu [nếu cần]
  • Mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích theo quy định
  • Kết quả được điền vào phiếu và rà soát lại
  • Phiếu kết quả được xuất và đưa cho bạn, bạn có thể yêu cầu được tư vấn về kết quả.

Thời gian làm xét nghiệm tùy từng loại, nếu là xét nghiệm HIV nhanh thì thời gian làm khoảng 20-30 phút, hoặc có thể đến vài ngày với các loại xét nghiệm HIV khác.

Như vậy thời điểm xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác nhất là sau khi phơi nhiễm với virus HIV từ 2 - 3 tháng. Nếu bạn nghi ngờ mình đã phơi nhiễm, hay có những biểu hiện sớm của bệnh HIV thì nên tiến hành xét nghiệm sớm trong khoảng thời gian này.

Việc xét nghiệm HIV nên được tiến hành tại các bệnh viện uy tín, có trang thiết bị công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt với đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao để đảm bảo việc xét nghiệm diễn ra an toàn, chính xác mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cá nhân. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế đáp ứng tốt và đầy đủ các yêu cầu này.

Sau khi tiếp xúc với HIV, nhiều người thường có tâm lý muốn xét nghiệm HIV ngay lập tức vì muốn sớm biết mình có bị nhiễm HIV không. Tuy nhiên điều này có thực sự đúng không? Và chính xác kể từ lúc tiếp xúc với HIV sau bao lâu thì xét nghiệm ra HIV?

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC], tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13 đến 64 đều nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần như là một phần của việc chăm sóc sức khỏe định kỳ, bởi có khoảng 1 trong 7 người Hoa Kỳ bị nhiễm HIV mà họ không biết rằng họ đã mắc phải căn bệnh này.

Với những người có nguy cơ cao hơn nên kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu bạn có kết quả xét nghiệm HIV âm tính trong lần cuối cùng hoặc xét nghiệm đã được thực hiện hơn một năm trước, và thuộc một trong số những người có đặc điểm dưới đây thì bạn nên đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:

  • Người có quan hệ đồng tính nam.
  • Đã có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo với một người dương tính với HIV.
  • Đã quan hệ với nhiều người kể từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng.
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc vật dụng khác như nước hoặc bông y tế với người khác.
  • Đã từng bán dâm.
  • Đã từng được chẩn đoán/điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Đã được chẩn đoán/điều trị lao hoặc viêm gan.
  • Đã có quan hệ tình dục với một ai đó có ít nhất một trong các đặc điểm kể trên.

Ngoài ra phụ nữ có thai cũng cần xét nghiệm HIV để có thể bảo vệ cả mẹ và con khỏi bị nhiễm HIV.

Không có xét nghiệm HIV nào có thể phát hiện được HIV ngay sau khi bị phơi nhiễm. Chính vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng mình đã bị phơi nhiễm HIV trong vòng 72 giờ qua, hãy trao đổi với các bác sĩ để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay lập tức.

Khoảng thời gian kể từ khi một người có thể bị phơi nhiễm HIV cho đến khi xét nghiệm có thể phát hiện chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không được gọi là giai đoạn “cửa sổ”. Thời gian của giai đoạn này thay đổi tùy theo từng người và tùy thuộc vào loại xét nghiệm được sử dụng để phát hiện HIV.

Một số loại xét nghiệm thường dùng để phát hiện HIV:

  • Xét nghiệm axit nucleic [NAT]: thường có thể phát hiện nhiễm HIV trong vòng từ 10 - 33 ngày kể từ khi tiếp xúc với HIV.
  • Xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể thực hiện bằng máu tĩnh mạch có thể phát hiện nhiễm HIV từ 18 - 45 ngày sau khi tiếp xúc với HIV.
  • Xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể được thực hiện bằng máu từ ngón tay có thể phải mất nhiều thời gian hơn để phát hiện HIV, thường từ 18 - 90 ngày sau khi tiếp xúc với HIV.

Trong trường hợp cần làm xét nghiệm để khẳng định chắc chắn không bị nhiễm HIV thì xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể bằng máu tĩnh mạch sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Xét nghiệm kháng thể thường mất từ 23 - 90 ngày để phát hiện nhiễm HIV một cách đáng tin cậy. Hầu hết các loại xét nghiệm nhanh và các loại xét nghiệm làm tại nhà đều là xét nghiệm kháng thể. Nói chung, các loại xét nghiệm kháng thể sử dụng máu tĩnh mạch có thể phát hiện HIV sớm hơn kể từ khi bị nhiễm bệnh so với các xét nghiệm bằng máu từ ngón tay hoặc bằng dung dịch uống.

Cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành làm xét nghiệm

Bạn cần trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe của bạn và khoảng thời gian cửa sổ cho việc kiểm tra. Nếu bạn làm xét nghiệm HIV sau khi phơi nhiễm HIV tiềm ẩn và kết quả là âm tính, bạn cần kiểm tra lại sau khoảng thời gian cho phép thử, để biết chắc chắn bạn có bị nhiễm HIV hay không theo lịch sau:

  • Nếu bạn sử dụng xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể bằng máu tĩnh mạch, bạn nên làm xét nghiệm lại 45 ngày sau lần tiếp xúc gần nhất.
  • Nếu bạn làm các xét nghiệm khác, bạn nên kiểm tra lại ít nhất là 90 ngày sau lần phơi nhiễm gần nhất.

Như vậy, không nên làm xét nghiệm HIV ngay sau khi tiếp xúc với HIV. Thời gian nên thực hiện xét nghiệm HIV sau bao lâu kể từ khi tiếp xúc với HIV tùy thuộc vào từng bệnh nhân và loại xét nghiệm được sử dụng. Chính vì vậy bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành làm xét nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC]

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề