Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ

Năm 2022, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ có những điều chỉnh về tổ hợp và điều kiện xét tuyển với ngành Hàn Quốc học như xét tuyển như thêm tổ hợp ba môn Toán, Văn, tiếng Hàn, bổ sung điều kiện về điểm thi ngoại ngữ... để đáp ứng yêu cầu và chất lượng của chương trình đào tạo.

Trước đó, năm 2021 ở ngành này, nếu như ở tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa], chỉ có thí sinh sinh ở các địa phương được cộng điểm ưu tiên mới đủ điểm trúng tuyển thì ngược lại ở các tổ hợp có ngoại ngữ [D01, D04, D78, D83] đa số thí sinh trúng tuyển lại ở các khu vực thành phố, trong đó có Hà Nội.

Trường ĐH Y Hà Nội, ngành Y khoa luôn có điểm chuẩn cao nhất, nhưng tỷ lệ học sinh tại Hà Nội trúng tuyển theo tổ hợp B00 [Toán, Hóa, Sinh] rất thấp, chỉ 10% hoặc chưa đạt con số này. Trong khi đó, năm 2021, lần đầu tiên, Trường ĐH Y Hà Nội áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và tổ hợp môn thi tốt nghiệp B00, kết quả, số lượng thí sinh Hà Nội trúng tuyển đã tăng lên đáng kể.

Thực tế cho thấy, thí sinh khu vực thành thị, vùng kinh tế phát triển có lợi thế đầu tư ngoại ngữ. Nhưng thí sinh ở vùng khó, vùng nông thôn lại có đặc quyền được cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng.

Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế không phải tiêu chí duy nhất

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, một số cơ sở giáo dục ĐH thuộc tốp đầu, học hoàn toàn bằng Tiếng Anh nên việc các trường sử dụng thêm các tiêu chí như chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEFL trong xét tuyển là điều bình thường. Tuy nhiên, các trường còn căn cứ kết hợp cả kết quả học tập hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT, học sinh trường chuyên… Nếu có năng lực và đủ quyết tâm, ôn tập tốt, tinh thần vững vàng, thí sinh vẫn hoàn toàn có thể trúng tuyển, không mất cơ hội.

Một thực tế khác mà bà Thủy nhắc đến là trong 2 năm qua, một số thí sinh đã ôn luyện và thi được các chứng chỉ IELTS, TOEFL nhưng không thực hiện được mục tiêu chính là du học nên dùng kết quả đó để đăng ký và nhập học vào các trường trong nước. Điều này có thể khiến số thí sinh sử dụng chứng chỉ này để đăng ký xét tuyển cũng cao hơn một chút so với trước.

Hơn nữa, với xu hướng quốc tế hóa giáo dục ĐH, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, việc các trường ĐH [nhất là các trường hàng đầu] sử dụng các tiêu chí chuẩn hóa quốc tế, được công nhận rộng rãi trên thế giới [như SAT, ACT, IELTS…] để tuyển sinh, đồng thời tiếp tục thu hút hơn nữa thí sinh nước ngoài tới học cũng là điều dễ hiểu. “Điều này cũng đúng theo quyền tự chủ kèm theo trách nhiệm giải trình trong công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục ĐH”, bà Thủy nói.

Tuy nhiên, bà Thủy cho hay, Bộ GD&ĐT khuyến cáo các trường khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh cũng cần đảm bảo sự ổn định, tránh gây xáo trộn, biến động lớn ảnh hưởng việc học tập và ôn luyện của thí sinh. Các tiêu chí tuyển sinh cần phù hợp với ngành đào tạo và phân loại được thí sinh, việc xét tuyển thực hiện trên cùng thang đo, trên một mặt bằng chung nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, tăng cường cả chất lượng đào tạo, để xây dựng và khẳng định uy tín của nhà trường; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, giảm áp lực cho thí sinh, đảm bảo công bằng.

Năm 2021, ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao của Trường ĐH Hồng Đức chứng kiến kỷ lục khi chỉ xét tuyển thí sinh có hộ khẩu tại Thanh Hóa nhưng điểm chuẩn tổ hợp C00 cao nhất nước, 30,5/30 điểm. Tại Trường ĐH Tây Bắc, số lượng thí sinh đạt từ 27,45 - 30,45/30 điểm là 14 người. Tất cả những thí sinh này đều được cộng tối đa 2,75 điểm.

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh [TS] có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là một trong số các phương thức tuyển sinh của nhiều trường ĐH những năm gần đây. Trong năm 2022, các trường ĐH tiếp tục xu hướng này.

Trong 6 phương thức tuyển sinh năm tới của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, trường dành riêng một phương thức xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với khoảng 5 - 10% chỉ tiêu mỗi ngành. Cùng với học lực và hạnh kiểm thì chứng chỉ ngoại ngữ là một trong những điều kiện bắt buộc với các TS này. Chẳng hạn, để xét vào chương trình tiên tiến và chất lượng cao, TS cần có chứng chỉ IELTS từ 6 hoặc TOEFL iBT 65 trở lên, đồng thời phải xếp loại giỏi trở lên 3 năm THPT. Với chứng chỉ tiếng Pháp, TS cần có DELF mức B2 hoặc TCF B2 và có học lực khá trở lên 3 năm THPT.

Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Trường này cũng có cách xét ưu tiên với thí sinh giỏi ngoại ngữ

Trường ĐH Nha Trang cũng đẩy mạnh hình thức xét tuyển riêng, trong đó có xét dựa vào chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường này, cho hay trường sẽ xét tuyển thẳng TS tốt nghiệp THPT từ loại khá trở lên và có chứng chỉ IELTS quốc tế từ 5,5 hoặc TOEIC quốc tế 550 hoặc TOEFL iBT từ 65 điểm trở lên. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, điểm chứng chỉ ngoại ngữ có yêu cầu cao hơn, từ 6 điểm IELTS hoặc tương đương trở lên.

“Ngoài ra, học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với mức điểm thấp hơn được ưu tiên xét tuyển bằng cách cộng từ 1 - 3 điểm cho phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp hoặc các phương thức khác. Chẳng hạn, chứng chỉ IELTS mức 5 hoặc chứng chỉ quốc tế khác được quy đổi tương đương cộng 3 điểm, mức 4,5 cộng 2 điểm, mức 3,5 - 4 cộng 1 điểm”, ông Phương thông tin thêm.

Tương tự, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM cũng dành một phần chỉ tiêu xét tuyển đầu vào thông qua các chứng chỉ quốc tế uy tín. Trong đó, trường xét TS có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS 5,5 hoặc TOEFL iBT 60 điểm, hoặc chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N3 trở lên. Đồng thời, người học cần đạt điều kiện cần là hạnh kiểm tốt, tối thiểu đạt danh hiệu học sinh khá trong các năm học THPT; Có tổng điểm trung bình 3 năm của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 24 điểm trở lên.

Năm 2022, Trường ĐH Kinh tế - Luật cũng dự kiến có những ưu tiên cho TS có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Thạc sĩ Nguyễn Hải Trường An, Giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh trường này, cho biết trong phương thức ưu tiên xét tuyển TS giỏi nhất trường THPT, ngoài 2 tiêu chí chính học lực và hạnh kiểm, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là một trong các tiêu chí kết hợp.

Bên cạnh đó, cũng theo thạc sĩ An, trường này có riêng 1 phương thức xét dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với kết quả học tập THPT cho các chương trình chất lượng cao. Trong đó, riêng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, TS được đăng ký xét tuyển khi đạt điểm IELTS 5 trở lên và đạt điểm trung bình học tập THPT từ 7 trở lên. Hội đồng tuyển sinh sẽ xét theo thứ tự ưu tiên gồm: chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, kết quả học THPT, bài luận viết tay thể hiện động cơ học tập và sự phù hợp bản thân với ngành học.

Càng có điểm IELTS cao, càng lợi thế

Nhiều trường ĐH có những cách thức linh hoạt để ưu tiên cho người học đạt điểm cao các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Năm 2022, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự kiến giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đã áp dụng năm trước đó, trong đó ưu tiên quy đổi cộng điểm từ chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Theo cách quy đổi năm 2021, điểm xét tuyển phương thức xét tuyển học sinh giỏi là tổng điểm quy đổi từ 4 tiêu chí. Tiêu chí bắt buộc là điểm trung bình học lực 3 năm THPT, trong các tiêu chí không bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Khi đó, TS có IELTS 6 được quy đổi thành 12 điểm, mức 6,5 thành 14 điểm, 7 thành 16 và từ 8 trở lên thành 20 điểm.

Nhìn vào bảng quy đổi điểm của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có thể thấy, một học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đạt điểm cao có nhiều ưu thế khi xét tuyển vào trường này. Chứng chỉ IELTS 8 trở lên có mức điểm quy đổi tương đương với điểm trung bình năm học lớp 10, 11 đạt từ 9,5 - 10 điểm, tương đương với đoạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, TP.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng có một cách xét khác ưu tiên với TS giỏi ngoại ngữ. Cụ thể, trường này đã áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vào một số ngành. Trong đó, muốn xét tuyển theo phương thức này người học bắt buộc phải có IELTS từ 6 hoặc TOEFL iBT 80 trở lên với ngành y khoa, răng - hàm - mặt, dược học. Ngành điều dưỡng, yêu cầu mức điểm chứng chỉ ngoại ngữ thấp hơn với IELTS 5 hoặc TOEFL iBT 61 trở lên. Sau khi thỏa điều kiện ngoại ngữ, các TS sẽ được chọn từ trên xuống dưới dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 3 môn theo tổ hợp xét từng ngành. Đặc biệt là điểm trúng tuyển phương thức kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ này có thể thấp hơn tối đa 2 điểm so với cách xét chỉ dựa vào điểm thi.

Cũng ưu tiên TS giỏi có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nhưng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có cách xét khác. Trong đó, trường xét tuyển thẳng người tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 chuyên từ giỏi trở lên và đạt một trong các điều kiện theo thứ tự ưu tiên vào ngành đúng hoặc ngành gần. Trong đó, ngoài học sinh giỏi quốc gia và cấp tỉnh trở lên, tiêu chí ngoại ngữ được xếp ưu tiên thứ 3. TS có chứng chỉ ngoại ngữ B2 trở lên hoặc IELTS 5,5 hoặc tương đương được ưu tiên xét tuyển thẳng vào các ngành ngoại ngữ.

Tin liên quan

Th6 22, 2022

THÔNG BÁO

Tuyển sinh đại học vào Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022

Căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học;

Căn cứ Quyết định số 4412/QĐ-ĐHQGHN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Đại học Quốc gia Hà Nội về Quy định cơ chế đặc thù trong tuyển sinh và đào tạo liên thông bậc trung học phổ thông và bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội;

Căn cứ phương án tuyển sinh đại học năm 2022 của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN;

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHNN-ĐHQGHN] thông báo tuyển sinh đại học năm 2022 như sau:

I.Tuyển sinh đại học chính quy

  • Đã tốt nghiệp THPT [theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên] hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
  • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
  • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
  • Thí sinh có MỘT trong các chứng chỉ đáp ứng điều kiện tương ứng dưới đây và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN quy định:
    • Chứng chỉ VSTEP do Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN tổ chức riêng dành cho xét tuyển đại học đạt trình độ từ B2 trở lên [tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam] và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2022 [trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn]; Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Tiếng Anh, kết quả bài thi VSTEP phải đạt trình độ từ C1 trở lên [tương đương bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam];
    • Chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh có kết quả 3 môn trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên [tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60];
    • Chứng chỉ SAT [Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ] đạt điểm từ 1100/1600 trở lên;
    • Chứng chỉ ACT [American College Testing] đạt điểm từ 22/36;
    • Chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 79 điểm trở lên và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2022 [trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn];
    • Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế ngoài Tiếng Anh đạt trình độ B2 trở lên hoặc tương đương và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2022 [trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn].
  • Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2022 đạt từ 80/150 điểm trở lên [theo Hướng dẫn số 1365/ĐHQGHN-ĐT ngày 26/4/2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội].
  • Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông năm 2022 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN quy định.
  1. Phạm vi tuyển sinh: Trường tuyển sinh trong toàn quốc và quốc tế
  2. Các ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh:
TT Mã trường Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu Tổ hợp xét tuyển 1 Tổ hợp xét tuyển 2 Tổ hợp xét tuyển 3 Tổ hợp xét tuyển 4 Ghi chú
Theo kết quả thi THPT Theo phương thức khác
1. QHF 7140231 Sư phạm tiếng Anh 75 75 D01 D78 D90 Điểm môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2
2. QHF 7220201 Ngôn ngữ Anh 225 225 D01 D78 D90
3. QHF 7220202 Ngôn ngữ Nga 40 35 D01 D02 D78 D90
4. QHF 7220203 Ngôn ngữ Pháp 50 50 D01 D03 D78 D90
5. QHF 7140234 Sư phạm tiếng Trung 15 10 D01 D04 D78 D90
6. QHF 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 100 100 D01 D04 D78 D90
7. QHF 7140235 Sư phạm tiếng Đức 10 10 D01 D05 D78 D90
8. QHF 7220205 Ngôn ngữ Đức 50 50 D01 D05 D78 D90
9. QHF 7140236 Sư phạm tiếng Nhật 15 10 D01 D06 D78 D90
10. QHF 7220209 Ngôn ngữ Nhật 100 100 D01 D06 D78 D90
11. QHF 7140237 Sư phạm tiếng Hàn Quốc 15 10 D01 DD2 D78 D90
12. QHF 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc 100 100 D01 DD2 D78 D90
13. QHF 7220211 Ngôn ngữ Ả Rập 15 15 D01 D78 D90
14. QHF 7903124QT Kinh tế – Tài chính 250 250 D01 A01 D78 D90

Ghi chú:

  • Tổ hợp xét tuyển: D01 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh], D02 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga], D03 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Pháp], D04 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung], D05 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Đức], D06 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nhật], DD2 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Hàn], D78 [Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh], D90 [Toán, KHTN, Tiếng Anh].
  • Điểm môn Ngoại ngữ tính hệ số 2.
  • Riêng với các chương trình đào tạo trình độ đại học theo đề án của trường bao gồm các chương trình: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi THPT năm 2022 đạt tối thiểu điểm 6.0 trở lên [theo thang điểm 10].
  1. Các phương thức tuyển sinh
STT Phương thức xét tuyển Thời gian nhận hồ sơ Lệ phí Ghi chú
1 Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển      
1.1 Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 1.1
1.2 Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 1.2
1.3 Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 1.3
1.4 Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 1.4
2 Xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ      
2.1 Xét tuyển chứng chỉ VSTEP do Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN tổ chức riêng dành cho xét tuyển đại học đạt trình độ từ B2 trở lên và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2022.

Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Tiếng Anh, kết quả bài thi VSTEP phải đạt trình độ từ C1 trở lên.

22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 2.1
2.2 Xét tuyển chứng chỉ A-Level 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 2.2
2.3 Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 2.3
2.4 Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 2.4
2.5 Xét tuyển chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 79 điểm trở lên kết hợp tổng điểm 02 môn thi tốt nghiệp THPT còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên. 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 2.5
2.6 Xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tiếng Anh đạt trình độ B2 trở lên kết hợp tổng điểm 02 môn thi tốt nghiệp THPT còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên. 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 2.6
3 Xét tuyển bằng kết quả bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức 22/6 – 12/7/2022 30.000đ/ nguyện vọng Chi tiết tại Phụ lục 3
4 Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 Theo Quy định của Bộ GD&ĐT Chi tiết tại Phụ lục 4
5 Xét tuyển dự bị đại học 22/6 – 12/7/2022 Chi tiết tại Phụ lục 5
6 Xét tuyển sinh viên quốc tế Xét tuyển trong cả năm học Chi tiết tại Phụ lục 6

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn tuyển sinh của BGDĐT và của ĐHQGHN.
  • Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT [qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia] theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.
  • Trường xét tuyển trước đối với các phương thức 1, 2, 3. Danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển được cập nhật và lọc ảo chung trên Hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ GD&ĐT [dự kiến công bố ngày 21/7/2022].
  • Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến, trực tiếp trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.
  1. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm:
Lĩnh vực/ngành đào tạo Trình độ đào tạo Chỉ tiêu tuyển sinh Số SV trúng tuyển nhập học Số SV tốt nghiệp Tỉ lệ SV tốt nghiệp đã có việc làm
I. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
Sư phạm Tiếng Anh Đại học 200 367 311 97,10%
Sư phạm Tiếng Nga Đại học 20 18 8 100%
Sư phạm Tiếng Pháp Đại học 25 34 21 100%
Sư phạm Tiếng Trung Quốc Đại học 25 57 42 100%
Sư phạm Tiếng Nhật Đại học 25 56 33 100%
II. Nhân văn
Ngôn ngữ Anh Đại học 350 574 467 97,76%
Ngôn ngữ Nga Đại học 50 39 14 100%
Ngôn ngữ Pháp Đại học 100 110 79 95,24%
Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học 100 290 216 97,92%
Ngôn ngữ Đức Đại học 80 154 81 93,02%
Ngôn ngữ Nhật Đại học 125 223 153 96,84%
Ngôn ngữ Hàn Quốc Đại học 75 148 124 96,77%
Ngôn ngữ Ả Rập Đại học 25 27 13 100%
Tổng   1200 2097 1562  
  1. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:
  • Căn cứ Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
  • Chương trình đào tạo trình độ đại học theo đề án của trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN bao gồm các chương trình: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, kinh phí đào tạo: 35 triệu đồng/sinh viên/năm [không thay đổi trong toàn khóa học].
  • Các chương trình đào tạo Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Ả Rập, kinh phí đào tạo: 12 triệu đồng/sinh viên/năm.
  1. Chương trình đào tạo thứ 2 [Bằng kép]: Sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN được học chương trình đào tạo thứ hai tại các trường/khoa trực thuộc ĐHQGHN ngay trong thời gian học ngành thứ nhất.
TT Tên trường Tên các ngành đào tạo
1 ĐH KHXH&NV Báo chí; Đông phương học; Khoa học quản lý; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quốc tế học; Quản trị văn phòng; Tâm lí học
2 Khoa Luật Luật học
3 ĐH Ngoại ngữ Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nhật; Ngôn ngữ Hàn Quốc; Ngôn ngữ Trung Quốc

 II.Tuyển sinh liên kết quốc tế: xem chi tiết tại Thông báo số 199/TB-ĐHNN ngày 21/02/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

 III.Thông tin liên hệ

Trường Đại học Ngoại ngữ trân trọng thông báo./.

[Xem bản Infographic tại ĐÂY].

Tagged with: 20212022.tuan52, Thông tin TS cần chú ý 2022

Video liên quan

Chủ Đề