Yêu cầu xét điểm đầu vào đại học năm 2022

Khác với những đợt tuyển sinh đại học trước đây, mùa tuyển sinh năm 2022 có nhiều sự thay đổi trong việc đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển. Đặc biệt, thay vì thí sinh được đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng 3 đợt thì nay hoạt động này rút xuống chỉ còn một đợt. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học sau khi thi xong tốt nghiệp THPT [kéo dài 6 tuần]. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là tất tần tật những giải đáp thắc mắc về việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 mà nhiều thí sinh quan tâm:

Thứ 1: Thí sinh xét tuyển bằng điểm học bạ có cần đăng ký nguyện vọng trong đợt chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Những năm trước, thí sinh chỉ đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ nếu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Còn đối với phương thức học bạ, đây là phương thức xét tuyển riêng của từng trường, nên thí sinh chỉ cần đăng ký trên hệ thống của trường đó là được. Tuy nhiên, với việc đưa vào hệ thống lọc ảo chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu dù thí sinh xét tuyển bằng phương thức khác [học bạ, xét tuyển kết hợp, xét tuyển chứng chỉ quốc tế…] cũng đều phải đăng ký chung trên hệ thống.

Ví dụ thí sinh A đăng ký xét tuyển học bạ vào trường Đại học B, nếu trường yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ về trường và đăng ký trực tuyến trên website, thí sinh sẽ phải thực hiện việc đăng ký xét tuyển ở trên cả 2 hệ thống: website của trường [theo thời gian quy định] và hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo [sau khi thi TN THPT].

Thứ 2: Thí sinh có thể đăng ký 2 hoặc 3 tổ hợp khi đăng ký nguyện vọng hay không?

Thí sinh có thể đăng ký 2 hoặc 3 tổ hợp khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, chỉ cần thí sinh có dự thi các môn trong tổ hợp.

Ví dụ, thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào ngành X của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam bằng cả 2 tổ hợp C20 và D01. Thí sinh sẽ phải đăng ký 2 nguyện vọng ứng với 2 tổ hợp đó. VD: NV1: Ngành X [C20]; NV2: Ngành X [D01].

Thứ 3: Có được đăng ký một tổ hợp xét tuyển cho nhiều ngành trong cùng một trường không?

Câu trả lời là: Có

Thứ 4: Đỗ nguyện vọng 1 nhưng lại muốn học ở trường có nguyện vọng 2 có được không?

Đây là trường hợp nhiều thí sinh gặp phải, điều này bắt nguồn từ việc đặt nguyện vọng không đúng ngay từ ban đầu, thí sinh không xác định được bản thân thích học ngành nào nhất.

Với hệ thống đăng ký nguyện vọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu thí sinh đã đỗ nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự động ngừng việc xét tuyển các nguyện vọng sau. Chính vì vậy, dù thí sinh có muốn học nguyện vọng 2 cũng không được xét tuyển tiếp.

Có những hướng giải quyết như sau:

+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 ở cùng một trường, thí sinh vẫn có thể nhập học nguyện vọng 1 và đăng ký học song bằng với nguyện vọng 2.

+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 là 2 trường khác nhau, thí sinh có thể không xác nhận nhập học nguyện vọng 1 và đợi trường đặt nguyện vọng 2 xét tuyển bổ sung trong đợt sau [nếu thiếu chỉ tiêu]. Tuy nhiên cách này rất rủi ro, vì nếu không thiếu chỉ tiêu thí sinh sẽ mất cơ hội vào đại học.

Thứ 5: Nếu một thí sinh xét tuyển nguyện vọng 2 vào trường A [do trượt nguyện vọng 1], có bị thiệt thòi so với những thí sinh cũng xét tuyển vào trường A nhưng bằng nguyện vọng 1 hay không?

Câu trả lời là không, bởi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi thí sinh xét tuyển, các nguyện vọng trong cùng một đợt xét tuyển sẽ bình đẳng như nhau. Không có chuyện trường đại học phân biệt và ưu tuyên nguyện vọng 1,2 hơn nguyện vọng 3, 4…

Thứ 6: Đăng ký xét tuyển bằng vào trường A bằng điểm tốt nghiệp THPT thí có được đăng ký xét tuyển bằng học bạ nữa không?

Câu trả lời là: Có.

Thứ 7: Năm nay thí sinh có được điều chỉnh nguyện vọng không?

Năm nay thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng trong cùng một đợt [kéo dài 6 tuần sau khi thi tốt nghiệp THPT] thời gian cụ thể sẽ được thông báo sau. Hết thời gian này thí sinh sẽ không còn đợt điều chỉnh nguyện vọng nào nữa.

Vậy nên không giống như mọi năm, nếu đặt sai nguyện vọng có thể thay đổi được. Năm nay các sĩ tử cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đăng ký nguyện vọng. Việc đắn đo nên theo học ngành nào? Đặt nguyện vọng nào trước? Nguyện vọng nào sau? Nên để nguyện vọng xét học bạ trước hay nguyện vọng điểm thi tốt nghiệp THPT trước?…Những vấn đề đó sẽ được đội ngũ tư vấn tuyển sinh của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hỗ trợ giải đáp.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Học viện Thanh thiếu niên VIệt Nam

Số 3 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0989 77 00 66 

Fanpage: //www.facebook.com/hocvienthanhnienvietnam/

Trong Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ toàn quốc năm 2022, Bộ GD&ĐT đã công bố nhiều điểm mới đáng lưu ý đặc biệt đối với phương thức xét học THPT.

Tương tự như những thông tin được đưa ra trước đó, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: “Công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, cho các cơ sở đào tạo, nhằm đảm bảo bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội."

Cụ thể, có 6 nội dung điều chỉnh dự kiến như sau:

Thứ nhất, công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT cũng như xét tuyển ĐH, CĐ phải thực trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng thông tin của Bộ.

Thứ hai, đối với thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển đợt 1: Tất cả các nguyện vọng xét tuyển [theo các ngành, phương thức, cơ sở đào tạo] được đăng kí xét tuyển trực tuyến sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến hết [nguyện vọng cao nhất là nguyện vọng 1].

Thứ ba, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các cơ sở đào tạo của thí sinh đều được lọc ảo chung trên một hệ thống, thí sinh chỉ trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất sau khi đã đáp ứng các điều kiện do cơ sơ đào tạo đưa ra.

Thứ tư, những ngành sử dụng đồng thời nhiều tổ hợp môn, nhiều phương thức xét tuyển, các trường phải thực hiện giải trình tính phù hợp của lựa chọn này, nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh. Đặc biệt, nếu mỗi phương thức [hoặc tổ hợp môn] có chỉ tiêu tuyển sinh riêng thì các trường phải giải trình được căn cứ phân chia chỉ tiêu phù hợp.

Thứ năm, kết quả học tập [lớp 10, lớp 11, lớp 12] phải được cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời thực hiện kiểm tra, rà soát dữ liệu sau khi đã đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.

Thứ sáu, các cơ sở đào tạo phải phân tích rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh và lên phương án giải quyết, đồng thời có sự phối hợp giải quyết giữa các cơ sở đào tạo.

Hiện có khoảng 20 phương thức xét tuyển đang được các trường sử dụng

 

Một số yêu cầu mới trong hình thức xét tuyển học bạ

Theo Bộ GD&ĐT, để đảm bảo nguyên tắc ổn định: Nếu các trường muốn bỏ, giảm chỉ tiêu các phương thức tuyển sinh đang sử dụng thì cần phải có lộ trình giảm [không được giảm quá 30% chỉ tiêu ngành mỗi năm] nhằm không gây ra sự xáo trộn đối với quá trình học tập, ôn luyện của thí sinh. Đặc biệt, các trường đang sử dụng phương thức khác ngoài phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT cần lưu ý một số điểm sau:

– Nếu trường chỉ xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT [xét học bạ] thì hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ GD&ĐT, sau thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng, trường sẽ tải nguyện vọng và điểm học bạ của thí sinh về để xét tuyển; đồng thời tải danh sách trúng tuyển lên hệ thống của Bộ để thực hiện lọc ảo cùng với các phương thức khác.

– Với phương thức xét tuyển không sử dụng học bạ THPT, hoặc có sử dụng học bạ THPT nhưng phức tạp hơn cần phải có một hệ thống xét tuyển riêng, trường có trách nhiệm thông báo rõ tới thí sinh để đăng ký, nộp hồ sơ cũng như đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ. Các trường vẫn có thể chạy phần mềm xét tuyển trước, nhưng phải tải danh sách trúng tuyển lên hệ thống của Bộ để có thể lọc ảo cùng với các phương thức khác.

Năm nay, cả dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 của thí sinh và kết quả học tập đều được đưa vào hệ thống lọc ảo chung

Kết quả học tập THPT của thí sinh phải được cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành

Bà Thủy cho biệt, Bộ GD&ĐT cũng đang xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo. Bộ cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện việc ra soát danh mục mã trường THPT cũng như mã khu vực ưu tiên, trường THPT cập nhật kết quả học tập THPT [lớp 10, 11, 12] của học sinh lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời ra soát, kiểm tra dữ liệu sau khi đồng bộ hóa sang hệ thống thi và xét tuyển. Các trường phải hỗ trợ tối đa cho thí sinh trong quá trình đăng ký trực tuyến, đáp ứng yêu cầu của khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, các trường sử dụng tài khoản, mật khẩu được cấp trong quá trình tổ chức thi tốt nghiệp THPT để nhập dữ liệu, phục vụ cho công tác tuyển sinh ĐH-CĐ. Trường cũng phải tổ chức cho thí sinh thử nghiệm phần mềm đăng ký trực tuyến, hỗ trợ cho các thí sinh tự do.

Thí sinh cần lưu ý những gì?

– Thí sinh thực hiện đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ theo hình thức trực tuyến.

– Thí sinh tải hồ sơ mình chứng về đối tượng ưu tiên.

– Nếu trường thực hiện xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng, thí sinh chú ý nắm bắt thông tin, thực hiện đăng ký, nộp hồ sơ cho cơ sở đào tạo theo yêu cầu, đồng thời phải đăng ký nguyện vọng trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng thông tin của Bộ.

[Theo Bộ GD&ĐT]

Video liên quan

Chủ Đề