Bài dự thi tích hợp liên môn toán 6 năm 2024

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh khí mới trong dạy và học các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn các môn học như Hóa – Lý, Ngữ văn – Địa lý…..giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài. Đặc biệt hơn, Toán học lại là một bộ môn khoa học và cũng là nền tảng cho các bộ môn khoa học khác. Nó có ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực của cuộc sống. Vậy vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn như thế nào để học sinh học được toán, say mê hứng thú với môn học đươc coi khô khan này? Đó là điều trăn trở đối với giáo viên dạy bộ môn Toán nói chung và cá nhân nói riêng.

Cũng chính vì lí do đó, tôi cố gắng tìm hiểu và quyết định thực hiện việc tích hợp các môn Vật Lý, Lịch Sử, Địa Lý, Mỹ Thuật, Thể Thao và Hiểu biết Xã hội vào giảng dạy bài “Làm quen với số nguyên âm” (Số học 6) một cách thành công, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài làm quen với số nguyên âm – Số học lớp 6” để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy môn Toán học nói chung và dạy ở trường trung học cơ sở Cẩm Quý nói riêng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

  1. Mục đích nghiên cứu:

Để thấy được rõ ràng hơn về mục đích và ý nghĩa của Dạy học tích hợp-liên môn. Để cả giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa và sự cần thiết trong quá trình tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình dạy học và cả trong cuộc sống.

Rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân và làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp… trong quá trình giảng dạy.

  1. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong bài làm quen với số nguyên âm – Số học lớp 6 ở trường THCS Cẩm Quý.

  1. Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp dạy học gợi mở – vấn đáp

+ Phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề.

+ Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

+ Phương pháp dạy học trực quan.

+ Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.

+ Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.

Nghiên cứu tài liệu trên mạng Intenet và quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi khi dạy học sinh. Sau đó sử dụng thống kê để sử lý số liệu thu được và rút kinh nghiệm.

Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh.

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  2. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân… Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinh học hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm sinh học…

So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học bởi, cho dù dạy học liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động dạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với việc dạy học một chủ đề thì liên môn hay đơn môn đều cần phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy nó bao gồm cả ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Sự khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề Dạy học đơn môn, đề cập đến kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến kiến thức thuộc nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các nội dung có tiềm năng dạy học tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học tích hợp liên môn hợp lí thì cả học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại.

  1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trong thực tế hiện nay việc học đối với một bộ phận học sinh là quá khó và nhàm chán. Do hàng ngày các em chỉ thụ động tiếp thu những kiến thức có trong sách giáo khoa. Dẫn đến các em chán học, lười học, chất lượng học không cao. Đặc biệt là đối với môn Toán, với các con số khô khan, cứng nhắc, học sinh lại càng khó học.

Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp các môn học không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống hiện đại.

Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.