Bạn muốn làm việc với sếp như thế nào năm 2024

Shark Hưng đã từng chia sẻ “Tôi nghĩ rằng sếp khó tính là một người sếp tốt”. Lý do là vì một người sếp tốt có thể thúc đẩy nhân viên của mình phát triển bản thân và giúp nhóm làm việc hiệu quả. Thực tế có rất nhiều trường hợp sếp quá hiền nên nhân viên không cảm thấy bị áp lực nên kết quả đạt không tốt. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để biết vì sao bạn nên khó tính hơn nếu muốn làm sếp tốt?

Bạn muốn làm việc với sếp như thế nào năm 2024

Những lợi ích mà một người sếp khó tính có thể mang lại?

1. Giúp nhân viên rèn luyện khả năng làm việc độc lập

Hiện nay, vẫn còn nhiều bạn trẻ có thói quen sống dựa dẫm và không tự lập khi bước chân ra ngoài xã hội. Thông thường, những bước đi đầu đời bao giờ cũng có nhiều khó khăn và gian khổ.

Nếu bạn muốn làm sếp tốt, hãy đủ khó tính để thúc đẩy cấp dưới của mình học hỏi và rèn luyện khả năng làm việc độc lập. Khi bạn khó tính ,nhân viên biết sẽ học cách tự giải quyết vấn đề thay vì đời chờ sự hướng dẫn từ bạn.

Môi trường làm việc luôn luôn có những sự đấu đá và cạnh tranh ngầm không chỉ giữa các nhân viên, mà kể cả người làm quản lý. Do đó, sự khó tính từ bạn sẽ dạy cho nhân viên cách để “đứng lên” sau những vấp ngã, tự lập với công việc và cuộc sống.

2. Giúp nhân viên có góc nhìn thực tế hơn

Thông thường, những người trẻ mới đi làm thường khá mơ hồ, thiếu thực tế và không xác định được mục tiêu cụ thể trong công việc. Một vị sếp tốt sẽ dạy cho họ cách trưởng thành dựa vào những lời phản hồi, kỹ tính và mức phạt khi họ làm sai.

Cái giá của thành công vốn không dễ dàng có được, đòi hỏi mỗi người cần tích lũy kinh nghiệm và nắm bắt tốt yêu cầu công việc. Chính vì vậy, khi bạn luôn đánh giá và phản hồi về những kế hoạch được nhân viên đề xuất sẽ giúp họ có nhiều góc nhìn thực tế hơn. Họ biết trân trọng giá trị của đồng tiền, sức lao động và có định hướng rõ ràng cho lộ trình thăng tiến của mình tốt hơn.

3. Tạo điều kiện để nhân viên nâng cao kỹ năng giao tiếp

Những người quản lý khó tính làm nhân viên của họ phải làm việc cẩn thận, lưu ý từng lời ăn tiếng nói khi trao đổi công việc. Đôi khi, những bạn cấp dưới sẽ cảm thấy gò bó, khó chịu với sự nghiêm khắc này. Tuy nhiên, đây cũng là cách mà người sếp tốt giúp họ rèn luyện được tính kỷ luật, kỹ năng giao tiếp khéo léo.

Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ biết họ cần phải giao tiếp chuyên nghiệp, biết cách sử dụng từ ngữ chuẩn chỉnh khi làm việc với sếp khó tính. Nhờ đó mà bạn có thể giảm thời gian đính chính lại các thông tin và thuật ngữ, hay sự hiểu biết của cấp dưới về ngành nghề.

Chắc chắn rằng khi bạn có khả năng giao tiếp tốt thì sự nghiệp hay cả cuộc sống sau này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

4. Giúp nhân viên thích nghi với môi trường áp lực

Áp lực là điều không thể tránh khỏi dù làm việc ở bất kỳ công việc, hay doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, khi bạn có sự cầu toàn nhất định, cấp dưới sẽ học được cách làm việc theo nguyên tắc và luyện khả năng chịu áp lực cao hơn rất nhiều.

Được làm việc với sếp khó tính vừa thách thức vừa là cơ hội để mọi người có thể nâng cao khả năng chịu áp lực cao, quản lý tốt công việc và thời gian. Một người sếp khó tính sẽ nhân viên của họ cách để giải quyết vấn đề thay vì chờ đợi sự hướng dẫn từ bản thân mình.

Để trở thành một người sếp tốt hãy xây dựng chất riêng của mình. Nếu bạn là một người sếp khó tính nhân viên của bạn cũng sẽ hình thành thói quen tỉ mỉ và kỹ năng đánh bại áp lực công việc. Dù sau này, bạn có rời khỏi team thì vẫn sẽ giúp nhân viên duy trì được tinh thần, tự tin làm việc, không sợ bị đuối sức trước mọi tình huống.

Hy vọng thông qua bài viết dưới đây, bạn cũng đã biết được để trở thành sếp tốt đôi khi bạn cần có sự khó tính. Để trở thành một người sếp tốt bạn có thể luôn mang tinh thần học hỏi, kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch và sáng tạo không ngừng.

Làm việc với sếp người nước ngoài là rào cản mà hầu hết mọi người khi đi làm đều tự đặt ra cho bản thân. Thế nhưng vấn đề này không khó giải quyết như bạn nghĩ. Tham khảo bài viết sau của Tanca để có cái nhìn khách quan hơn về khó khăn này.

Những khó khăn khi làm việc với sếp nước ngoài

Bạn muốn làm việc với sếp như thế nào năm 2024

Bất đồng ngôn ngữ

Các vấn đề liên quan đến sự không đồng ngôn ngữ là một trường hợp phổ biến khi làm việc với sếp người nước ngoài. Mặc dù trong công việc, sếp và nhân viên sử dụng ngôn ngữ chung để giao tiếp. Tuy nhiên, trong môi trường văn phòng, khi nhân viên sử dụng tiếng Việt, sếp nước ngoài gặp khó khăn trong việc hiểu và hòa nhập. Điều này có thể dẫn đến sự xa cách trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên.

Khác nhau về văn hóa

Mỗi quốc gia có những đặc điểm văn hóa riêng biệt, và sự khác biệt này cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Ví dụ, nếu sếp của bạn tuân theo đạo Hồi - một tôn giáo có quy định không sử dụng thịt lợn và các loại gia cầm có thể bay, khi tham gia các buổi tiệc hoặc tạo sự gắn kết với nhân viên, có thể phát sinh một số vấn đề trong việc chọn món.

Khác biệt về phong cách sống và cách làm việc

Các sự khác biệt về phong cách làm việc cũng là một vấn đề thường gặp khi làm việc với sếp người nước ngoài. Những khác biệt này có thể phát sinh từ môi trường sống và văn hóa khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong phong cách làm việc của sếp tại quốc gia của họ so với Việt Nam.

Xem thêm:

  • Lời Chúc Mừng Sinh Nhật Sếp
  • Câu Chúc Tết Sếp
  • Các Loại Môi Trường Làm Việc

Cách làm việc với sếp nước ngoài sao cho hiệu quả

Bạn muốn làm việc với sếp như thế nào năm 2024

Trau dồi ngoại ngữ

Bạn có từng gặp phải tình huống khi bạn nói mà sếp không hiểu, và ngược lại, bạn cũng không thể hiểu chính xác những gì sếp nói. Trong trường hợp đó, công việc chắc chắn sẽ gặp khó khăn và bạn không thể thể hiện được toàn bộ khả năng và kiến thức chuyên môn của mình. Vì vậy, khi làm việc với sếp người nước ngoài, với những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và quan niệm sống, hãy chuẩn bị tâm lý để đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm vấn đề ngôn ngữ.

Sự khác biệt về ngôn ngữ luôn là một trong những rào cản lớn nhất khi làm việc với sếp nước ngoài. Để vượt qua điều này, việc nâng cao kỹ năng ngoại ngữ sẽ giúp bạn hiểu rõ ý định và kế hoạch của sếp, từ đó giúp bạn hoàn thành thành công nhiệm vụ được giao và trở thành nhân viên hiệu quả trong mắt sếp. Nâng cao khả năng ngoại ngữ cũng sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và hưởng nhiều quyền lợi khác.

Không ngại trao đổi, thảo luận với sếp

Hãy không ngại chia sẻ và thảo luận với sếp, đặc biệt khi sếp mới chuyển đến và chưa hiểu rõ về "cuộc sống công sở". Qua đó, hai bên có thể tăng cường sự hiểu biết về nhau. Bạn có thể giải thích cho sếp biết về cách hoạt động và văn hóa công ty, giúp sếp có cái nhìn sâu hơn về "cuộc sống công sở" tại nơi làm việc để hành xử phù hợp.

Đồng thời, qua việc chia sẻ này, bạn cũng có thể hiểu rõ hơn về sếp của mình, như kỳ vọng và mong đợi của sếp đối với nhân viên. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về sếp và tạo điều kiện để tương tác và làm việc tốt hơn với nhau.

Làm việc với tinh thần trách nhiệm

Dù làm việc ở bất kỳ nền văn hóa nào, điều quan trọng nhất vẫn là nỗ lực hoàn thành công việc một cách xuất sắc, xây dựng lòng tin và sẵn lòng hợp tác, đồng thời hiểu rõ những mong đợi từ cấp trên thông qua việc tìm hiểu. Hãy yêu công việc của bạn và đặt tâm huyết vào những gì bạn làm. Điều này sẽ khiến sếp đánh giá cao và bỏ qua những lỗi nhỏ nếu bạn vô tình mắc phải trong quá trình làm việc.

Hãy chú ý không làm việc cá nhân như ăn uống hoặc nói chuyện riêng tư tại nơi làm việc, vì quan điểm của sếp là bạn được tuyển vào đó để làm việc chuyên nghiệp, không để ngồi chơi hoặc lãng phí thời gian.

Chịu được áp lực công việc

Khi làm việc với các sếp nước ngoài, bạn cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với áp lực công việc. Họ đặt mức độ quan trọng cao vào chất lượng công việc và khả năng của bạn để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất. Đối với họ, quan trọng không chỉ là hoàn thành công việc theo giờ làm việc mà là đảm bảo công việc được hoàn thành một cách chất lượng. Họ trả lương tương xứng với mong muốn của họ là bạn hoàn thành công việc tốt.

Vì vậy, bạn cần học cách làm việc trong các điều kiện thời gian hạn chế và tài nguyên hạn chế, với khả năng linh hoạt và tinh thần trách nhiệm. Điều này sẽ khiến sếp hài lòng và đánh giá cao bạn.

Thể hiện tinh thần năng động, sáng tạo, tự tin

Sếp nước ngoài thường đánh giá nhân viên dựa trên hiệu quả công việc. Họ mong muốn bạn thể hiện sự năng động và sáng tạo. Nếu bạn không đáp ứng được kỳ vọng này, có thể sớm bị loại khỏi "cuộc chơi".

Rèn luyện kỹ năng mềm

Các sếp nước ngoài thường đánh giá cao hai yếu tố quan trọng ở nhân viên. Thứ nhất là chuyên môn, và thứ hai là các kỹ năng mềm. Nhân viên có khả năng giao tiếp hiệu quả để thiết lập và xây dựng mối quan hệ trong và ngoài công ty sẽ được sếp tin tưởng và giao phó nhiệm vụ. Ngoài ra, khả năng thích ứng nhanh cũng là một yếu tố quan trọng, bởi vì hầu hết các công ty nước ngoài đều trải qua sự thay đổi mạnh mẽ về công nghệ, cơ cấu và chính sách.

Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là khả năng dự đoán và đưa ra các đề xuất phù hợp với từng tình huống. Bên cạnh đó, bạn cần phải có sự can đảm, thẳng thắn và dám chia sẻ những ý kiến, sáng kiến ​​và góp ý để công ty phát triển tốt hơn.

Kết luận

Với những thông tin mà chúng tôi vừa gửi đến bạn qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có hướng giải quyết để làm việc với sếp người nước ngoài một cách hiệu quả hơn. Theo dõi Tanca mỗi ngày để thường xuyên cập nhật những kiến thức mới thú vị hơn.

Làm gì để ghi điểm với sếp?

Luôn hoàn thành công việc được giao. Sếp nào cũng muốn nhân viên của mình hoàn thành tốt công việc mà họ được giao đúng thời hạn. ... .

Cố gắng hiểu sếp. ... .

Nhận khuyết điểm khi mắc lỗi. ... .

Làm nhiều hơn việc bạn phải làm. ... .

Tôn trọng sếp. ... .

Làm chủ cảm xúc của bạn..

Làm gì khi sếp khó chịu?

Cách ứng xử, làm việc, đối phó với sếp khó tính.

Hiểu rõ phong cách làm việc của sếp..

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp khi nói chuyện với vị sếp khó tính..

Tránh bàn tán về sếp với đồng nghiệp..

Luôn chủ động trong công việc..

Cảm thông với sếp của bạn..

Lắng nghe và nắm được cách giao tiếp của sếp..

Dự đoán trước những kỳ vọng của sếp..

Phải làm gì khi một nhân viên không tôn trọng mình?

Làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý?.

Giữ bình tĩnh hết sức có thể ... .

Đặt ra giới hạn. ... .

Lắng nghe. ... .

Chấp nhận việc bạn có phần trách nhiệm. ... .

Tránh việc soi mói, để ý tiểu tiết. ... .

Góp ý rõ ràng. ... .

Đưa ra quy định. ... .

Nhất quán..

Muốn làm sếp thì phải làm sao?

10 đặc điểm của một vị sếp tuyệt vời.

Một người hướng dẫn tốt. ... .

Truyền cảm hứng và đừng quá tiểu tiết. ... .

Tạo ra môi trường làm việc nhóm đoàn kết, quan tâm đến mục tiêu và các thành viên. ... .

Làm việc hiệu quả và quyết tâm thực hiện các mục tiêu. ... .

Là một người giao tiếp tốt, biết lắng nghe và chia sẻ.