Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế năm 2024

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các hộ kinh doanh có quyền được hưởng miễn giảm thuế. Mẫu đơn xin giảm thuế là văn bản cá nhân được gửi đến cơ quan có thẩm quyền với mục đích xin giảm phí khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh. Vậy quy định tính giảm thuế như thế nào? Và mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh được thực hiện ra sao?

Bài viết sau đây, Replus sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn các thông tin liên quan đến mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh.

Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế năm 2024

Hộ kinh doanh được thành lập do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký mở công ty. Hộ kinh doanh có trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, hoạt động kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của Nhà nước.

Đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh là văn bản quan trọng được cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong mọi ngành nghề khác nhau sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và chấp nhận giảm thuế kinh doanh theo các trường hợp được quy định.

Trong mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh, các doanh nghiệp cần ghi rõ thông tin cá nhân người đại diện doanh nghiệp bao gồm họ và tên, mã số thuế, CMND/CCCD và kèm theo lý do xin giảm thuế được trình bày một cách logic và minh bạch. Đơn xin giảm thuế cần được nộp chậm nhất 15 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn.

Việc giảm thuế cho hộ kinh doanh với mục đích giúp các doanh nghiệp giảm bớt một phần chi phí và có cơ hội phục hồi kinh tế sau khoảng thời gian gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.

Quy định tính thuế để thực hiện đơn xin giảm thuế cho hộ kinh doanh

Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế năm 2024

Theo điểm b Khoản 2 Điều 1 tại Nghị định 44/2023, quy định nguyên tắc tính mức giảm thuế về việc nộp thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh được thực hiện theo cách thức sau:

  1. Các cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh đều được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Đối với hộ kinh doanh, mức tính thuế GTGT được tính theo phương pháp trực tiếp.
  2. Theo đó, thuế GTGT sẽ được thực hiện giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
  3. Hộ kinh doanh có trách nhiệm khai thuế đầy đủ một cách chính xác và nộp hồ sơ đúng hạn về cho cơ quan có thẩm quyết xem xét. Nếu doanh nghiệp khai sai thông tin có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của hồ sơ thuế theo quy định xử phạt.
  4. Doanh thu của hộ kinh doanh từ hoạt động sản xuất bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, các khoản thưởng, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, và các khoản chi phí khác trong hoạt động kinh doanh sản xuất.
    Nên lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?

Quy trình thực hiện thủ tục đơn xin giảm thuế cho hộ kinh doanh

Nội dung cần có trong mẫu đơn xin giảm thuế

Mẫu đơn xin giảm thuế bao gồm ba phần chính: phần đầu, phần thân và phần cuối của mẫu đơn. Trong từng phần phải có các nội dung quan trọng sau:

– Phần mở đầu: Ở phần mở đầu đơn xin giảm thuế sẽ bao gồm: ngày tháng năm đơn được thực hiện, họ và tên người đại diện hộ kinh doanh, mã số thuế và một số thông tin quan trọng khác.

– Phần thân: Phần này là phần khá quan trọng của đơn xin giảm thuế. Tại đây, doanh nghiệp cần ghi rõ lý do xin giảm thuế một cách cụ thể và chi tiết. Điều này, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện đơn xin giảm thuế.

– Phần cuối: Ở phần cuối, cần có đầy đủ chữ ký xác nhận của người nộp đơn để mẫu đơn xin giảm thuế có hiệu lực thực hiện.

Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế năm 2024

Trình tự thực hiện đơn xin giảm thuế

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Hộ kinh doanh cần soạn cẩn thận mẫu đơn xin giảm thuế và nộp lên cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn để chờ xem xét và phê duyệt đơn.

Bước 2: Cơ quan Thuế tiếp nhận và xác nhận phê duyệt

Sau khi hoàn thành phần soạn thảo mẫu đơn xin giảm thuế, hộ kinh doanh có 2 hình thức xác nhận: Đối với trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan Thuế, sẽ tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ trực tiếp. Còn đối với trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, sẽ chờ công chức thuế xem xét và đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ, sau đó, ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện phù hợp với hộ kinh doanh muốn tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển.

Một số câu hỏi thường gặp về đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh

Mất bao lâu thì đơn xin giảm thuế được giải quyết?

Theo Điều 82 của Luật Quản lý thuế 2019, quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ giảm thuế đối như sau:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn xin giảm thuế, cơ quan quản lý thuế căn cứ vào các trường hợp được giảm thuế để ra quyết định giảm thuế. Nếu trong trường hợp không thuộc diện được giảm thuế, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế để nắm bắt thông tin.

Ngoài ra, trong trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết đơn xin giảm thuế, trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế cần đưa ra quyết định giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản nếu không được miễn thuế, giảm thuế.

Các loại thuế mà hộ kinh doanh cần phải nộp khi thành lập doanh nghiệp?

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh cần phải nộp các loại thuế sau: Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) và thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT). Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh còn phải nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.

Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế năm 2024

Có mấy phương thức tính thuế hộ kinh doanh?

Hiện nay, theo quy định, gồm có 5 phương pháp tính thuế hộ kinh doanh như sau:

  • Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai được thực hiện căn cứ theo Điều 5 tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức từng lần phát sinh được thực hiện dựa theo quy định ở Điều 6 tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức thuế khoán được thực hiện theo quy định ở Điều 7 tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Phương pháp tính thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh khai thuế hoặc nộp thuế thay cho cá nhân được thực hiện dựa vào Điều 8 tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Phương pháp tính thuế đối với một số trường hợp đặc thù được thực hiện ở Điều 9 tại Thông tư 40/2021/TT-BTC theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích mà Replus đem đến cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết cho quá trình thực hiện đơn xin giảm thuế giúp doanh nghiệp thoát khỏi trạng thái khó khăn khi kinh doanh.