Hệ thống quản lý vận tải hàng hóa đường sắt năm 2024

Theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12698:2019 về Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng quy định như sau:

1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được áp dụng nhằm mục đích hướng dẫn các doanh nghiệp vận hành đường sắt đô thị xây dựng Hệ Thống quản lý an toàn vận hành.
Mục tiêu của Hệ thống quản lý an toàn là để đảm bảo an toàn theo thời gian quản lý cho trước cùng các nguồn lực kết hợp và để đảm bảo việc đánh giá và giám sát sự hoạt động tương xứng với các mục tiêu tài chính và năng suất liên quan. Hệ thống quản lý an toàn sẽ đưa ra cách thức tiếp cận về an toàn được tập trung và có mục tiêu hơn. Việc nâng cao hoạt động quản lý an toàn và đẩy mạnh văn hóa an toàn sẽ giảm các thương vong cho cộng đồng và người lao động, giảm được các thiệt hại về tài sản gây ra do các tai nạn đường sắt, và giảm được các tác động của tai nạn đến môi trường. Ngoài ra, Hệ thống quản lý an toàn có thể giúp cho doanh nghiệp chứng minh một cách rõ ràng và chắc chắn cam kết của họ về an toàn với người lao động, khách hàng và xã hội, và giúp cho doanh nghiệp đường sắt đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật.
...

Theo đó, mục tiêu của Hệ thống quản lý an toàn là để đảm bảo an toàn theo thời gian quản lý cho trước cùng các nguồn lực kết hợp và để đảm bảo việc đánh giá và giám sát sự hoạt động tương xứng với các mục tiêu tài chính và năng suất liên quan.

Cụ thể, Hệ thống quản lý an toàn sẽ đưa ra cách thức tiếp cận về an toàn được tập trung và có mục tiêu hơn.

Việc nâng cao hoạt động quản lý an toàn và đẩy mạnh văn hóa an toàn sẽ giảm các thương vong cho cộng đồng và người lao động, giảm được các thiệt hại về tài sản gây ra do các tai nạn đường sắt, và giảm được các tác động của tai nạn đến môi trường.

Ngoài ra, Hệ thống quản lý an toàn có thể giúp cho doanh nghiệp chứng minh một cách rõ ràng và chắc chắn cam kết của họ về an toàn với người lao động, khách hàng và xã hội, và giúp cho doanh nghiệp đường sắt đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật.

Hệ thống quản lý vận tải hàng hóa đường sắt năm 2024

Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị được xây dựng nhằm mục đích gì? Có những thành phần cơ bản nào? (hình từ internet)

Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị có các thành phần cơ bản nào?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12698:2019 về Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng quy định Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị có các thành phần cơ bản sau:

(1) Cam kết về chính sách an toàn được lãnh đạo cao nhất phê duyệt và được truyền đạt tới tất cả mọi người thực hiện công việc liên quan trực tiếp tới vận hành;

(2) Các mục tiêu định tính và định lượng khi duy trì và tăng cường an toàn, các kế hoạch và quy trình để đạt được những mục tiêu này;

(3) Các quá trình để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan hoặc các yêu cầu khác như:

- Các yêu cầu trong quy định kỹ thuật của hệ thống;

- Các yêu cầu trong các quy định an toàn quốc gia;

- Các yêu cầu an toàn liên quan khác; và

- Các quyết định của cơ quan quản lý an toàn liên quan đề cập tới doanh nghiệp vận hành và các quá trình đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu được liệt kê trong tiêu chuẩn này thông qua vòng đời và thiết bị liên quan hoặc quá trình vận hành theo các yêu cầu.

(4) Các quá trình và phương pháp để thực hiện việc đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro khi

- Có thay đổi trong quá trình vận hành; hoặc

- Sử dụng sản phẩm mới chưa rõ ràng trong quá trình vận hành, việc này làm xuất hiện các rủi ro mới liên quan tới mọi kết cấu hạ tầng hoặc quá trình vận hành đang diễn ra;

(5) Quy định về chương trình đào tạo nhân lực thực hiện công việc liên quan trực tiếp tới vận hành và các hệ thống để đảm bảo năng lực của những người này và để họ thực hiện các nhiệm vụ tương ứng;

(6) Các quá trình cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới an toàn:

- Trong phạm vi vận hành được xem xét; và

- Giữa doanh nghiệp vận hành được xem xét và các đơn vị vận tải khác

- Dự định sẽ vận hành trên cùng hạ tầng đường sắt;

(7) Các quá trình và phương thức lưu trữ thông tin an toàn;

(8) Các quá trình kiểm soát kế hoạch và các thay đổi về thông tin an toàn quan trọng;

(9) Các quá trình đảm bảo các tai nạn, sự cố, các vụ thoát hiểm và các tình huống nguy hiểm được báo cáo lại, được điều tra và phân tích và các biện pháp phòng vệ cần thiết được thực hiện;

(10) Các quy định về lập kế hoạch hành động, cảnh báo và thông tin trong trường hợp khẩn cấp được thỏa thuận với mọi tổ chức chính phủ, bao gồm các dịch vụ khẩn cấp;

(11) Các quy định về đánh giá nội bộ định kỳ hệ thống quản lý an toàn.

Quy trình quản lý rủi ro Hệ thống quản lý an toàn trong doanh nghiệp vận hành đường sắt đô thị được thực hiện thông qua phương pháp gì?

Tại tiểu mục 11.6 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12698:2019 về Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng quy định như sau:

11.6 Phương pháp đánh giá rủi ro
11.6.1 Doanh nghiệp vận hành nên sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp và tương xứng với rủi ro được xem xét. Các phương pháp phân tích nên thể hiện mức độ phức tạp của hệ thống.
11.6.2 Phương pháp phân tích định tính
11.6.2.1 Khi rủi ro được hiểu rõ và chắc chắn không thể tạo ra các hệ quả thảm họa, thì phương pháp định tính có thể phù hợp. Phân tích định tính nên được thực hiện thông qua việc sử dụng tốt nhất có thể các thông tin, bao gồm dữ liệu định lượng nếu có thể. Chú ý rằng có một số hạn chế trong các phân tích định tính là có rất ít chỉ số về mức độ tuyệt đối về sự nghiêm trọng của rủi ro, đặc biệt khi so sánh với các nguồn rủi ro khác
11.6.3 Phương pháp phân tích bán định lượng
11.6.3.1 Phương pháp này có thể sử dụng khi nắm rõ được bản chất của rủi ro và nguyên nhân, ví dụ: các vụ cháy ga, sự cố xung quanh khu vực sân ga - đoàn tàu. Phương pháp phân tích bán định lượng có thể sử dụng mẫu ma trận rủi ro áp dụng công thức toán học khi tính toán giá trị hệ quả và khả năng. Ví dụ về ma trận rủi ro có thể xem trong TCVN 10935-1 (EN 50126-1). Rủi ro sẽ tăng tỷ lệ thuận trong ma trận, và các phạm vi mức độ rủi ro có thể được thiết lập trong ma trận để thể hiện các khu vực rủi ro nào có thể chấp nhận, và rủi ro nào được chấp nhận phụ thuộc vào tất cả các biện pháp có thể thực hiện và việc cải tiến liên tục.
11.6.4 Tuy nhiên, doanh nghiệp vận hành phải chú ý rằng, cho dù cách tiếp cận theo ma trận rủi ro có thể hữu dụng khi xếp hạng các rủi ro và hỗ trợ cho việc chứng minh tính phù hợp, nhưng vẫn không thể đủ để làm công cụ đánh giá duy nhất của đơn vị mình. Ví dụ: việc phân tích bổ sung các tác động của các biện pháp kiểm soát thay thế có thể là cần thiết khi ma trận rủi ro phân tích quá sơ lược (thô) để phân biệt giữa các lựa chọn. Đồng thời sẽ khó có thể đề cập một cách đầy đủ đến yêu cầu xem xét tổng hợp các mối nguy chỉ sử dụng mỗi ma trận rủi ro.
11.6.5 Phương pháp phân tích định lượng
11.6.5.1 Phân tích định lượng sẽ nhằm áp dụng cho các sự cố có thể dẫn tới các hệ quả thảm họa, hoặc cho các nguyên nhân của hệ quả là không rõ ràng hoặc không được hiểu rõ.
...

Như vậy, quy trình quản lý rủi ro hệ thống quản lý an toàn trong doanh nghiệp vận hành đường sắt đô thị được thực hiện thông qua phương pháp sau: