Thần kinh khu trú là gì năm 2024

, việc lượng đường trong máu tăng cao kéo dài kết hợp với nồng độ chất béo trong máu cao sẽ làm “hỏng” các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, từ đó dẫn đến bệnh thần kinh khu trú. Chất béo trong trường hợp này bao gồm cholesterol và triglyceride, thường được gọi là lipid máu hay “mỡ máu”.

Ngoài ra, bệnh này còn có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm chấn thương, chèn ép và tình trạng viêm. Tình trạng này cũng có khả năng ngăn chặn các dẫn truyền thần kinh và gây ra bệnh thần kinh khu trú.

1.3 Biến chứng thần kinh khu trú nguy hiểm như thế nào?

Bệnh có thể ảnh hưởng đến những dây thần kinh nào?

Trên lý thuyết, bất kỳ dây thần kinh riêng lẻ nào trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh đơn dây thần kinh. Tuy nhiên, các dây thần kinh ở vị trí gần da hoặc gần xương có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất, cụ thể như sau:

  • Dây thần kinh giữa ở cổ tay: Tổn thương này gây ra loại bệnh thần kinh khu trú phổ biến nhất – Hội chứng ống cổ tay.
  • Dây thần kinh trụ ở khuỷu tay
  • Dây thần kinh quay ở cánh tay trên
  • Dây thần kinh mác ngay dưới đầu gối
  • Dây thần kinh bì – đùi ngoài

Xem thêm: Hiểu về các loại dây thần kinh có trong cơ thể bạn

Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Cơ bị yếu không hồi phục
  • Mất khả năng hoạt động một cách linh hoạt
  • Khuyết tật vĩnh viễn
  • Mất cảm giác
  • Đau đớn

Thần kinh khu trú là gì năm 2024

1.4 Làm thế nào để nhận biết bệnh thần kinh khu trú do tiểu đường?

Mặc dù biến chứng thần kinh khu trú có thể gây đau dữ dội, nhưng nó sẽ không kéo dài. Các triệu chứng của bệnh thường giảm thiểu và tự biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng.

Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh nào bị tổn thương mà người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng sau:

Nhận biết biến chứng thần kinh khu trú do tiểu đường

  • Nhìn đôi hoặc mắt khó tập trung vào một điểm
  • Tê liệt một bên mặt
  • Đau ở cẳng chân hoặc bàn chân
  • Đau ở phía trước đùi
  • Hội chứng ống cổ tay: xảy ra khi người bệnh có một dây thần kinh bị chèn ép. Đây cũng là loại bệnh thần kinh do chèn ép phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay hoặc bàn tay, đặc biệt là ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn
  • Mất sức, cảm giác yếu ở tay, có thể làm rơi khi cầm nắm đồ vật

Thần kinh khu trú là gì năm 2024

Hãy tầm soát định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này. Nếu bạn bắt đầu điều trị càng sớm thì cơ hội giảm thiểu các biến chứng càng cao!

2. Bệnh thần kinh khu trú được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

2.1 Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thường chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải và thực hiện các kiểm tra để đánh giá. Các thử nghiệm có thể được chỉ định gồm:

  • Đo điện cơ (Electromyography – EMG):
  • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (Nerve conduction velocity – NCV).

Các xét nghiệm này thường được thực hiện cùng nhau để đánh giá khả năng dẫn điện giữa cơ và các dây thần kinh chi phối cơ. Điều này giúp chẩn đoán các rối loạn chức năng cơ, chức năng của hệ thần kinh hoặc các vấn đề về dẫn truyền thần kinh đến cơ.

Ngoài ra, các kiểm tra khác cũng có thể được thực hiện bao gồm:

  • Siêu âm thần kinh cơ
  • Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging – MRI)
    Thần kinh khu trú là gì năm 2024
    Ành minh họa chụp cộng hưởng từ

2.2 Phương pháp điều trị

Việc điều trị bệnh thần kinh khu trú sẽ phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Để điều trị bệnh thần kinh khu trú liên quan đến dây thần kinh bị mắc kẹt, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc điều trị tình trạng đái tháo đường là vô cùng quan trọng để biến chứng thần kinh khu trú không trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, một số biện pháp khác cũng có thể thực hiện để điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh, bao gồm:

  • Đeo nẹp để giảm áp lực lên dây thần kinh
  • Dùng thuốc kháng viêm (như corticoid)
  • Phẫu thuật, nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả

Đối với bệnh thần kinh khu trú không liên quan đến dây thần kinh bị mắc kẹt, hầu hết bệnh nhân sẽ tự hồi phục trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí không cần điều trị.

3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thần khu trú ở người tiểu đường?

Việc giữ lượng đường trong máu của bạn gần mục tiêu là cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương thần kinh nói chung cũng như tổn thương thần kinh khu trú nói riêng. Ngoài ra, một số biện pháp khác bạn có thể làm là:

  • Kiểm soát huyết áp (Giữ huyết áp dưới mức 140/90 mm Hg hoặc mục tiêu mà bác sĩ đặt ra cho bạn).
  • Hoạt động thể chất thường xuyên
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân, đồng thời duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu, nói “không” với thuốc lá
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện tầm soát định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA, các thời điểm bạn nên thực hiện sàng lọc là: