1 đơn vị toàn phần máu là bao nhiêu

Máu toàn phần được thu gom từ người cho máu và chứa trong túi chất dẻo vô trùng có dung dịch chống đông và các chất bảo quản. Máu toàn phần có chứa hemoglobin với chức năng vận chuyển ô xy đến các tổ chức.

Máu toàn phần có gần như đầy đủ các thành phần của máu, gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần của huyết tương. Tuy nhiên, không có yếu tố đông máu V và yếu tố VIII và không có tiểu cầu còn chức năng hoạt động, vì tiểu cầu sẽ không còn tồn tại sau một thời gian ngắn lưu trữ.

1 đơn vị toàn phần máu là bao nhiêu

Một đơn vị máu hiện nay ở Việt Nam là 250 ml, 350 ml, có thể lên đến 450 ml. Dung dịch chống đông hiện nay là CPD-A1, 49 ml cho đơn vị 350 ml, 35 ml cho đơn vị 250 ml. Tỉ lệ máu/chống đông là 7/1. Lượng Hb không được dưới 10g/100ml.

Máu toàn phần giúp làm tăng khả năng vận chuyển ôxy, đồng thời góp phần tăng thể tích tuần hoàn. Vì vậy máu toàn phần được chỉ định điều trị tình trạng suy giảm khả năng vận chuyển ô xy kèm với các triệu chứng giảm thể tích tuần hoàn hoặc sốc giảm thể tích máu, mà hay gặp nhất là tình trạng mất máu cấp trong ngoại khoa và sản khoa.

Máu toàn phần được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ trong khoảng 2-6 độ C trong tủ lạnh chuyên dùng cho ngân hàng máu. Thời hạn bảo quản tối đa là 42 ngày trong dung dịch chống đông phù hợp như citrate phosphate dextrose có bổ sung adenine (CPD A-1). Máu toàn phần phải được truyền trong vòng 30 phút sau khi đưa khỏi tủ bảo quản ở 2-6 độ C và truyền xong trong vòng 4 giờ.

Ở những nước có điều kiện kinh tế, máu toàn phần được sử dụng hạn chế trong trường hợp cấp cứu hoặc mất máu với khối lượng lớn. Tuy nhiên, ở những nơi không có đủ điều kiện để sản xuất đủ các thành phần của máu, máu toàn phần được chỉ định rộng rãi, đặc biệt truyền trong những trường hợp cần phục hồi thể tích máu sau một tình trạng xuất huyết cấp tính như trong các trường hợp chảy máu đường tiêu hóa, chấn thương, những phẫu thuật lớn của ngoại khoa và sản khoa, mất máu nhiều trong thời gian ngắn như: xuất huyết cấp tính; Thiếu máu kèm theo suy giảm lượng máu; Thay thế hồng cầu trong mất máu cấp kèm theo giảm thể tích tuần hoàn (mất máu khối lượng lớn trên 30% thể tích máu, tương ứng với trên 1500 ml máu ở người có khối lượng khoảng 50 kg); Truyền thay máu; Khi bệnh nhân cần truyền hồng cầu nhưng không có sẵn khối hồng cầu…

2. Những điểm cần chú ý khi truyền máu toàn phần

Máu toàn phần truyền cho bệnh nhân phải phù hợp nhóm ABO và RhD giữa người cho và người nhận, không được thêm bất cứ thuốc gì vào đơn vị máu đang truyền. Hoàn thành cuộc truyền trong 4 giờ.

Không khi nào được truyền chung một đường truyền tĩnh mạch các dược phẩm và dịch truyền cùng với máu, trừ dung dịch nước muối sinh lý. Vì các thuốc và dịch truyền có thể chứa các chất gây đông máu hay gây tan hồng cầu. Ngoài ra nếu có tai biến xảy ra trong quá trình truyền máu thì sẽ khó xác định nguyên nhân do máu hay dược phẩm hoặc do tác động tương tác của chúng.

1 đơn vị toàn phần máu là bao nhiêu

Chống chỉ định

Chống chỉ định với bệnh nhân thiếu máu mạn tính, bệnh nhân suy tim

Không nên truyền máu toàn phần khi chỉ định truyền máu chỉ với một mục đích chống thiếu máu, nhất là khi có thể sử dụng các phương pháp điều trị thiếu máu khác như thuốc vitamin B12, sắt hoặc erythropoietin, đồng thời tình trạng lâm sàng bệnh nhân cho phép chờ đợi các phương pháp này phát huy tác dụng.

Truyền máu toàn phần cũng không nên chỉ định chỉ với mục đích làm tăng thể tích tuần hoàn hoặc làm tăng áp lực thẩm thấu tuần hoàn. Máu toàn phần cũng không có giá trị khi mục địch điều trị là điều chỉnh các rối loạn đông máu.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả và chi phí phục vụ cho việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

1 đơn vị toàn phần máu là bao nhiêu

Thông tư nêu rõ, đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định.

Theo Thông tư, máu toàn phần 30 ml có giá tối đa là 109.000 đồng; mức giá tối đa 858.000 đồng được áp dụng đối với máu toàn phần 450 ml.

Chế phẩm hồng cầu được quy định giá tối đa 114.000 đồng cho khối hồng cầu từ 30 ml máu toàn phần; 838.000 đồng cho khối hồng cầu từ 450 ml máu toàn phần.

Chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh 30 ml có giá tối đa 64.000 đồng; huyết tương tươi đông lạnh 250 ml có giá tối đa 343.000 đồng. Chế phẩm huyết tương đông lạnh 30 ml có giá tối đa 54.000 đồng; huyết tương đông lạnh 250 ml có giá tối đa 262.000 đồng.

Chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu 100 ml từ 250 ml máu toàn phần có giá tối đa 209.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 150 ml từ 350 ml máu toàn phần có giá tối đa 228.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 200 ml từ 450 ml máu toàn phần có giá tối đa 248.000 đồng.

Chế phẩm khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần) có giá tối đa 140.000 đồng; khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần) có giá tối đa 558.000 đồng…

Cũng theo Thông tư, chi phí quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên, khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện một đơn vị máu thể tích 250 ml là 100.000 đồng; một đơn vị máu thể tích 350 ml là 150.000 đồng; một đơn vị máu thể tích 450ml là 180.000 đồng.

Chi phí quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu (khối tiểu cầu, khối bạch cầu hạt, tế bào gốc máu ngoại vi…) với một chế phẩm có thể tích từ 250 – 400 ml là 150.000 đồng; thể tích từ 400 – 500 ml là 200.000 đồng; thể tích từ 500 – 650 ml là 250.000 đồng.

Chi phí hỗ trợ đi lại đối với người hiến máu tình nguyện bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

Theo Thông tư, chi phí bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp đối với người hiến máu toàn phần là từ 195.000 đồng – 430.000 đồng; đối với người hiến gạn tách các thành phần máu từ 400.000 đồng – 700.000 đồng.

1 đơn vị máu là bao nhiêu?

Một đơn vị máu hiện nay ở Việt Nam là 250 ml, 350 ml, có thể lên đến 450 ml. Dung dịch chống đông hiện nay là CPD-A1, 49 ml cho đơn vị 350 ml, 35 ml cho đơn vị 250 ml. Tỉ lệ máu/chống đông là 7/1.

2 đơn vị máu bao nhiêu tiền?

STT Chế phẩm Khối tiểu cầu theo thể tích Giá tối đa (đồng)
1 Khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần) 144.000
2 Khối tiểu cầu 2 đơn vị (từ 500 ml máu toàn phần) 298.000
3 Khối tiểu cầu 3 đơn vị (từ 750 ml máu toàn phần) 458.000
4 Khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần) 574.000

Điều 3. Quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và ...moh.gov.vn › documentsnull

4 đơn vị máu là bao nhiêu ml?

Chế phẩm khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần) có giá tối đa 140.000 đồng; khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần) có giá tối đa 558.000 đồng….

1 đơn vị máu truyền trong bao lâu?

Máu được lưu trữ trong một túi nhựa và máu được truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Việc truyền máu không gây đau nhưng bệnh nhân có thể hơi khó chịu vì kim được gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Mỗi đơn vị máu thường được truyền hơn 2 đến 4 giờ.