10 quốc gia hàng đầu về công nghệ vũ trụ 2022 năm 2022

  • Khoa học
  • Tin tức

Thứ tư, 7/9/2022, 11:21 (GMT+7)

Vệ tinh Asgardia-1 của dự án quốc gia vũ trụ Asgardia đang giảm dần độ cao, có thể rơi xuống khí quyển và cháy rụi khoảng giữa tháng 9.

10 quốc gia hàng đầu về công nghệ vũ trụ 2022 năm 2022
Tên lửa Trường Chinh 7 phóng từ bãi phóng Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc năm 2016. Ảnh chụp màn hình

Những thành tựu lớn

Vũ trụ hiện là lĩnh vực cạnh tranh mới của Trung Quốc. “Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng "Giấc mơ vũ trụ" của Trung Quốc sẽ vượt qua tất cả các quốc gia và trở thành cường quốc không gian hàng đầu vào năm 2045. Tất cả điều này thúc đẩy tham vọng của Trung Quốc trở thành siêu cường khoa học và công nghệ duy nhất của thế giới” - Christopher Newman, giáo sư về luật và chính sách không gian tại Đại học Northumbria của Anh, nhận định.

Vào tháng 3, Trung Quốc nhấn mạnh vũ trụ là lĩnh vực "công nghệ tiên phong" mà nước này sẽ tập trung vào đồng thời nghiên cứu về “nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ”.

Theo Sa'id Mosteshar, Giám đốc Viện Luật và Chính sách Không gian London, nhận định, đều này rất quan trọng với Trung Quốc khi có thể thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong các lĩnh vực như an ninh quốc gia và cả phát triển kinh tế xã hội. 

Thành tựu vũ trụ cũng mang giá trị khác về vị thế của đất nước. Thông qua khám phá vũ trụ, từ lên Mặt trăng đến sao Hỏa, Trung Quốc thể hiện sự tinh vi về công nghệ trước công chúng trong nước và thế giới, tăng uy tín trong nước và quốc tế, tính hợp pháp trong nước và ảnh hưởng quốc tế, theo chuyên gia Mosteshar.

Chương trình không gian của Trung Quốc bắt đầu vào cuối những năm 1950 nhưng chỉ gần đây nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mới bắt đầu nghênh đón những thành công lớn.

Vào tháng 6 năm ngoái, Trung Quốc đã hoàn thành hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu của riêng nước này mang tên Beidou (Bắc Đẩu), đối thủ của Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) do chính phủ Mỹ sở hữu. 

Vào tháng 12, một tàu vũ trụ của Trung Quốc quay trở lại Trái đất mang theo các mẫu đá từ Mặt trăng - mẫu vật Mặt trăng đầu tiên được đưa về Trung Quốc. 

Năm 2021, Trung Quốc đã bắt đầu cử phi hành đoàn tới trạm vũ trụ đang xây dựng của nước này. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa con người lên vũ trụ kể từ năm 2016.

Bắc Kinh hiện quan tâm đến sao Hỏa. Trung Quốc hy vọng sẽ gửi sứ mệnh phi hành đoàn đầu tiên của nước này lên hành tinh đỏ vào năm 2033 sau khi cho một tàu vũ trụ đáp xuống sao Hỏa vào tháng 5 năm ngoái. 

Thu hẹp cách biệt với quốc gia số 1

Theo CNBC, trong những năm gần đây, Trung Quốc tích cực hơn rất nhiều trong việc nộp đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến công nghệ vũ trụ khi thiết lập một số sứ mệnh trong tương lai.

Từ tháng 1.2000 đến tháng 6.2021, các thực thể Trung Quốc đã nộp 6.634 bằng sáng chế liên quan đến du hành vũ trụ, bao gồm cả phương tiện và thiết bị, theo dữ liệu do GreyB, một công ty nghiên cứu bằng sáng chế. Nhưng gần 90% yêu cầu cấp bằng sáng chế đã được đệ trình trong 5 năm rưỡi qua.

10 quốc gia hàng đầu về công nghệ vũ trụ 2022 năm 2022
Tên lửa Trường Chinh 7. Ảnh chụp màn hình

Riêng từ tháng 1.2016 đến tháng 6.2021, 3 yêu cầu cấp bằng sáng chế hàng đầu đến từ các thực thể Trung Quốc, tiếp theo là hãng máy bay Boeing của Mỹ.

Điều này cho thấy Trung Quốc đang hy vọng phát triển các công nghệ cần thiết cho chuyến bay vũ trụ tiên tiến nhanh chóng như thế nào.

Bằng sáng chế được coi là một cách giúp xác định và kiểm soát các tiêu chuẩn cho những công nghệ thế hệ tiếp theo - một mục tiêu của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm từ viễn thông đến trí tuệ nhân tạo.

“Những bằng sáng chế này không chỉ biểu thị mức độ đổi mới sáng tạo ở Trung Quốc liên quan đến vũ trụ, mà còn là một ý tưởng chiến lược tốt để bảo vệ những đổi mới sáng tạo này nhằm đạt được lợi thế kinh tế với những công nghệ liên quan đến vũ trụ của nước này" - Vikas Jha, trợ lý phó chủ tịch phụ trách các giải pháp sở hữu trí tuệ tại GreyB, cho biết. 

“Trong tương lai gần, hầu hết bằng sáng chế trong lĩnh vực du hành vũ trụ sẽ thuộc sở hữu của Trung Quốc (trừ khi những bên khác làm theo), có nghĩa là Trung Quốc có thể trở thành người gác cổng cho việc sử dụng công nghệ vũ trụ cho cả tư nhân và chính phủ. Điều này phù hợp với chiến lược của Trung Quốc là trở thành siêu cường không chỉ trên Trái đất, mà còn cả trong vũ trụ" - ông nói thêm.

Scott Pace, Giám đốc Viện Chính sách Không gian tại trường Quan hệ Quốc tế Elliott của Đại học George Washington, nhận định: "Mỹ vẫn dẫn đầu trong tất cả các lĩnh vực năng lực vũ trụ, nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp sự dẫn trước đó".