Ai là người thống nhất nhà nước ai cập cổ đại

Nhà nước Ai Cập cổ đại đã được hình thành từ thời Tảo kỳ vương quốc trong quá trình thống nhất hai miền Thượng và Hạ thành một quốc gia Ai Cập thống nhất. Mặc dù ngay từ thời đó, nhà nước Ai Cập đã mang tính chất tập trung chuyên chế, nhưng bộ máy mới được thiết lập, chưa được hoàn chỉnh và củng cố.

Đến thời Cổ vương quốc, chính quyền trung ương tập quyền được củng cố, quân đội được tăng cường để đáp ứng nhu cầu của các cuộc chiến tranh xâm lược nước ngoài và đàn áp, bóc lột nhân dân ở trong nước. Nhờ thế, bộ máy nhà nước đã dần được hoàn chỉnh và phát huy quyền lực của nó.

Tầng lớp thống trị

Pharaông đứng đầu nhà nước và có quyền tối cao

Đứng đầu bỏ máy nhà nước đó là Pharaông – “Ngài ngự trong cung điện”. Pharaông có quyền sở hữu lối cao toàn bộ đất đai trong cả nước và dùng ruộng đất đó cùng với của cải và nô lệ để ban tặng cho bà con thân thích, cho quan lại và tăng lữ cấp cao. Pharaông được coi như một vị thần sống. Mọi mệnh lệnh của vua đều trở thành pháp luật. Bằng nhiều biện pháp, vua quản lí chặt chẽ hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương. Vua có quyền bãi nhiệm, bãi miễn hoặc trừng phạt bất cứ người nào. Ngoài chức năng cai trị thần dân, Pharaông còn kiêm chức năng thẩm phán tối cao, thống lĩnh quân đội và đứng đầu tăng lữ.

Pharaông còn được coi là con của thần Ra – thần Mặt trời. Sau khi vua chết, xác ướp được giữ lại trong các lăng mộ, tức là trong lòng các ngọn Kim tự tháp hùng vĩ. Dưới chân tường Kim tự tháp, người ta tạc tượng Xphanh [Sphinx – nhân sư] khổng Iồ lừ một khối đá nguyên cao tới 20m, đầu người, mình sư tử, tượng trưng cho Pharaông có sức mạnh của sư tử và trí thông minh của con người.

Các quan lại và quý tộc

Dưới vua và để giúp việc cho vua là cả một hệ thống quan lại từ trung ương tới địa phương do một Vidia [Vizir] như Tể tướng điều hành công việc hành chính. Vidia nắm giữ hầu hết các chức năng quan trọng của nhà nước như tư pháp, thu thuế, xây dựng các công trình công cộng và thủy lợi.

Dưới Vidia là một hộ máy quan liêu cồng kềnh gồm các quan lại cao cấp và đông đảo các thư lại gọi là Scơribơ [Scribes] là tầng lớp người có học vấn thời bấy giờ. Đơn vị hành chính quan trọng nhất là các “nôm” hay châu do các nômmacơ tức là các chúa châu cai quản. Chúa châu cũng là tăng lữ, thẩm phán và người chỉ huy quân sự cao nhất của địa phương. Cuối cùng, ở các công xã nông thôn cũng có người trưởng thôn cai quản.

Hệ thống chính quyền nhiều cấp, cồng kềnh và quan liêu này đã tạo nên một tầng lớp quý tộc quan lại hết sức đông đảo.

Tăng lữ

Cùng với quý lộc quan lại, tầng lớp quý tộc tăng lữ cũng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Tầng lớp tăng lữ là chỗ dựa về mặt tinh thần của quý tộc quan lại: chúng tìm mọi cách thần thánh hóa nhà vua và chính quyền nhà nước. Vì thế tăng lữ cũng có quyền hành rất lớn và được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt.

Tầng lớp bị trị

Nông dân công xã

Đại bộ phận cư dân Ai Cập lúc đó là nông dân công xã. Nghề chính của họ là làm ruộng và chăn nuôi gia súc. Họ được tự do sản xuất và phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua các công xã. Ngoài ra, họ còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình thủy nông và các công trình kiến trúc như đền miếu, lăng mộ.

Thời Cổ vương quốc, nhà nước thường lệnh cho các địa phương thống kê ruộng đất, số người, súc vật… trong cả nước sau một kì hạn nhất định, có lẽ là để đánh thuế và bắt phu.

Nộ lệ

Tầng lớp đông đảo thứ hai sau nông dân công xã là nô lệ. Người Ai Cập cổ đại gọi nô lệ là Jets có nghĩa là con vật. Phần đông những nô lệ này là tù binh bắt được trong chiến tranh. Nô lệ được coi là một phần tài sản của nhà vua và của các gia đình quý tộc. Họ chủ yếu sinh sống, lao động và phục vụ trong các cung điện và các gia đình quý tộc, giàu có. Tuy nhiên, trên tường đá của các cung điện hay lăng mộ, người ta cũng thấy những bức phù điêu miêu tả cảnh nô lệ cày cuốc, trồng trọt, gặt hái, hoặc làm các nghề thủ công khác nhau. Cảnh nô lệ bị hành hạ, đánh đập và cả cảnh mua bán nô lệ nữa.

Tầng lớp trung gian

Ngoài ra, trong xã hội Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân với số lượng không nhiều. Họ là tầng lớp trung gian, nên thân phận và địa vị của họ cũng không có gì nổi bật.

Kết luận

Như vậy, trong xã hội Ai Cập thời Cổ vương quốc, kết cấu giai cấp đã khá hoàn chỉnh. Giai cấp thống trị tìm mọi cách để bóc lột được nhiều nhất sức người, sức của của nhân dân lao động, phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược và cho nhu cầu hết sức tốn kém của chúng.

Mâu thuẫn giai cấp ngày một gay gắt. Có thể nô lệ và dân nghèo đã vùng dậy khởi nghĩa trong đó có cuộc nổi dậy vào thời kì cuối vương triều IV mà Điođor đã kể lại trong tác phẩm của mình.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,

Đề bài

Hướng dẫn giải

Qua họa tiết được khắc trên phiến đá Na-mơ ta có thể thấy được quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh. Cụ thể:

-     Thời gian diễn ra cuộc chiến trùng với thời gian khắc ra phiến đá: Niên đại 3200- 3000 TCN.

-     Trận chiến của Vua Na-mơ, được sự ủng hộ của thần Hô- rút [Horus]- đây là vị thần bảo hộ các Pha-ra-ông.

-     Sau khi chiến thắng bằng chiến tranh, vua Na-mơ đã đội cả hai vương niệm. Điều này thể hiện sự thống nhất của Hạ Ai Cập và Thượng Ai Cập.

Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở liên kết và chinh phục tất cả các nôm [châu], đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mạnh hơn trước.

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

1. Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Những di tích văn hóa vật chất thời cổ có thể giúp chúng ta hiểu đại khái quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước sớm nhất ở Ai Cập. Chế độ thị tộc tan rã và xã hội có giai cấp ra đời ở Ai Cập là vào khoảng bốn, năm nghìn năm trước công nguyên. Lúc đó, dân cư ở lưu vực sông Nile đã sống theo từng công xã nhỏ. Nông nghiệp đã chiếm địa vị hàng đầu trong kinh tế của công xã nông thôn.

Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại. Nông nghiệp lúc này đang còn ở trình độ canh tác nguyên thủy: công cụ sản xuất đều làm bằng đá, bằng gỗ, phương pháp canh tác còn rất lạc hậu, người ta chỉ biết xới đất lên rồi gieo hạt giống; tuy vậy nhờ chất đất ở đây màu mỡ, nên thu hoạch cũng tạm đủ sống. Nhưng để đảm bảo thu hoạch đều đặn, chống mọi thiên tai như hạn hán và lụt lội thường xảy ra ở Ai Cập, công tác thủy lợi đã trở thành công tác trọng yếu nhất của các công xã nông thôn. Nông nghiệp phát triển lên môt bước càng đòi hỏi bức thiết các công xã phải liên hiệp lại để cùng hợp sức làm thủy lợi. Công tác thủy lợi phát triển thì công xã nguyên thủy sống phân tán, không còn là một tổ chức thích hợp với yêu cầu phát triển sản xuất nữa. Do đó nhiều công xã nguyên thủy hợp lại thành một liên minh công xã rộng lớn hơn, gọi là “nôm” để có khả năng huy động nhiều nhân công làm công tác thủy lợi. “Nôm” có thể coi như là châu, quận ở Việt Nam ta thời cổ. Về sau các “nôm” đó hợp nhất lại, phát triển thành quốc gia Ai Cập.

Có tất cả chừng 40 “nôm” hay châu, nằm ở dọc hai bên bờ sông Nile, mỗi “nôm” đều có thành thị và hương thôn. Ở thành thị hay nông thôn, nô lệ đa số là chiến tù, thuộc sở hữu chung của công xã, và được sử dụng một cách rộng rãi trong các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu trong các công trình thủy lợi. lao động trên đồng ruộng thì chủ yếu là do nông dân tự do của công xã làm.

Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở liên kết và chinh phục tất cả các nôm

2. Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở liên kết và chinh phục tất cả các nôm [châu]

Đầu thiên niên kỷ IV trước công nguyên, xã hội Ai Cập đã phân chia thành hai giai cấp đối kháng rõ rệt: chủ nô và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu là chiến tù. Chủ nô ngoài việc bóc lột nô lệ, còn bóc lột cả quần chúng nông dân công xã. Họ là tầng lớp quý tộc thị tộc đã tách ra khỏi đám dân tự do, trở thành giai cấp thống trị. Để đàn áp nô lệ và nông dân công xã, giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã tổ chức ra bộ máy nhà nước.

Châu ở Ai Cập chính là hình thức phôi thai của nhà nước Ai Cập cổ đại. Đứng đầu mỗi châu, là một Nomarch – tức chúa châu. Chúa đồng thời cũng là thủ lĩnh quân sự, thẩm phán và tăng lữ tối cao của châu. Chức tăng lữ tối cao đó đã đem lại cho họ thêm một quyền lực rất lớn: thần quyền. Chúa được coi như một vị thần sống. Mỗi châu có một tín ngưỡng tôn giáo riêng, thờ một vị thần riêng, thường thường là một động vật thờ làm tô tem. Giữa các châu, chiến tranh thôn tính đất đai, cướp bóc của cải và nô lệ thường xuyên xẩy ra. Chiến tranh cũng thường xảy ra vì xúc phạm đến tín ngưỡng tôn giáo của nhau. Ví dụ: châu thờ thần cá đã từng đánh nhau với châu bên cạnh, vì người ở châu bên cạnh này thường ăn loại cá châu bên kia thờ làm tô tem.

Sự thành lập của nhà nước Ai Cập cổ đại thống nhất

3. Sự thành lập của nhà nước Ai Cập cổ đại thống nhất

Do yêu cầu thống nhất quản lý công tác thủy lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn, lại cũng do những cuộc tranh chấp lâu dài và tàn khốc nhằm thôn tính đất đai của nhau, dần dần các châu hợp nhất lại thành quốc gia thống nhất tương đối rộng lớn. Giữa thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, các châu miền Bắc Ai Cập thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập; các châu miền Nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập. Mỗi vương quốc có tới chừng 20 châu.

Trong một thời kỳ rất lâu, giữa Thượng và Hạ Ai Cập đã xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc để tranh giành địa vị bá chủ lưu vực sông Nile. Cuối thiên niên kỷ IV trước công nguyên, trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài và tàn khốc, Thượng và Hạ Ai Cập đã hợp nhất lại thành một quốc gia thống nhất.

Trong cuộc đấu tranh giành bá quyền đó, miền Nam cuối cùng giành được thắng lợi vì các châu Nam đoàn kết chặt chẽ hơn. Nhưng sự hợp nhất giữa hai miền Bắc, Nam thành quốc gia Ai Cập thống nhất, chính là do yêu cầu phải thống nhất quản lý công tác thủy lợi trên toàn bộ lưu vực sông Nile. Sự thống nhất hai miền Nam, Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế ở hai miền bổ sung lẫn nhau để phát triển mạnh hơn.

Các sử gia Hy Lạp thường nói tới một ông vua tên là Menes mà họ coi là người đầu tiên có công thống nhất nhà nước Ai Cập cổ đại [khoảng năm 3.200 trước công nguyên]. Tại một địa điểm quan trọng về mặt chiến lược, nằm trên đường giao thông thủy, bộ, ở giữa vùng tam giác châu và thung lũng sông Nile, ông đã dựng lên một thành trì kiên cố. Thành này về sau là thủ đô Ai Cập trong suốt cả thời kỳ cổ vương quốc – thủ đô Memphis.

Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn đã cho phép vua Menes tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi quy mô to lớn. Sau Menes, các vua thuộc hai vương triều đầu tiên [vương triều I và II] đã nhiều lần gây chiến với các bộ lạc ở phía đông Ai Cập sống ở miền Sinai, đánh chiếm vùng mỏ đồng ở đây và lấy rất nhiều đồng đem về Ai Cập chế tạo thành vũ khí và công cụ lao động, khiến cho nền kinh tế Ai Cập có điều kiện phát triển nhanh chóng hơn. Vì hai vương triều đầu tiên chọn thành Thinis ở miền Bắc làm thủ đô, nên thời kỳ thống trị của hai vương triều này gọi là thời kỳ Thinis [năm 3.200 – 3.000 trước công nguyên], tức thời Tảo kỳ Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề