Amidan khẩu cái nằm ở đâu

Amidan là cơ quan nhỏ nằm ở ngay phía sau cổ họng có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người. Những thông tin mà bài viết cung cấp về cấu tạo và chức năng của amidan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ quan này.

Amidan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch

Amidan là thuật ngữ để chỉ một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm tập trung ở phía dưới niêm mạc hầu, ngay 2 bên thành họng. Chúng chính là một phần của hệ bạch huyết, đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe tổng thể của con người.

Mỗi amidan bao gồm các mô tương tự giống với hạch bạch huyết và được bao phủ bởi một lớp niêm mạc màu hồng. Chạy qua lớp niêm mạc này là các hố, còn được gọi là crypts.

Bạn có thể nhìn thấy một phần của cơ quan này bằng cách mở rộng miệng ra và nhìn vào trong gương. Chúng chính là mô mềm hiện diện ở hai bên thành họng, ngay sau miệng.

Cấu tạo của amidan bao gồm 4 khối chính nằm ở xung quanh cửa hầu, đồng thời xếp thành một vòng bạch huyết kín gọi là vòng Waldayer. Các khối ấy là amidan vòm, amidan vòi, amidan lưỡi và amidan khẩu cái.

Các amidan có cấu tạo bao gồm 3 lớp từ ngoài vào bên trong, cụ thể như sau:

  • Biểu mô phủ: Là lớp biểu mô nằm ngay phía trên bề mặt của cơ quan này. Biểu mô phủ có chức năng che chắn cũng như bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây hại bám ở trên bề mặt amidan.
  • Mô liên kết: Nằm liền kề phía bên dưới của lớp biểu mô phủ. Lớp mô liên kết mỏng này có rất nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng amidan.
  • Hạch bạch huyết: Đây là lớp bên trong cùng, cũng được cho là phần quan trọng nhất. Hạch bạch huyết sẽ giúp tiết ra các Immunoglobulin. Immunoglobulin là các kháng thể tự nhiên có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Amidan gồm 4 khối chính trong đó amidan khẩu cái là có thể quan sát thấy khi soi gương

Đây chỉ là một khối có hình tam giác nằm tại vòm họng, có thể phát triển theo thành sau của họng mũi. Amidan vòm cũng chính là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể.

Nó nằm ở vị trí cửa ngõ ra vào của hầu họng và không được bảo phủ bởi một lớp biểu mô phía trên. Chính vì thế mà khối amidan này rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công.

Đây là khối amidan có ít tổ chức lympho nhất và rất khi được chú ý tới khi nhắc đến amidan. Nó gồm 2 phần chia đều cho 2 bên trái – phải ở quanh lỗ vòi tai và ngay dưới vòi Eustache.

Bao gồm 2 khối hình ô van có màu hồng với kích thước to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Đây cũng chính là amidan lớn nhất ở trong vòng bạch huyết Waldayer. Đồng thời cũng chính là phần duy nhất của amidan mà bạn có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường khi dùng đèn soi.

Amidan khẩu cáu bao gồm 2 trụ chính là trụ trước và trụ sau. Bề mặt của nó gồm nhiều hốc sâu, được bao phủ bởi 1 lớp biểu mô ở phía trên.

Nó chỉ có 1 khối duy nhất, nằm ngay đáy lưỡi. Tương tự như amidan vòi, đây cũng là noi tập trung rất ít các tế bào lympho nên thường ít được chú ý trong vòng bạch huyết Waldayer.

Amidan mặc dù là cơ quan nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch. Chức năng chính của amidan là tiết ra các lympho bào và kháng thể giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Amidan có chứa tế bào B – đây là một loại tế bào bạch cầu có chức năng chống lại nhiễm trùng. Nó cũng giúp sản xuất ra các kháng thể để chống lại bệnh cúm, viêm phổi do liên cầu khuẩn, bại liệt và các bệnh nhiễm trùng khác. Kháng thể là protein sẽ giúp cơ thể có thể xác định, đồng thời tấn công các tác nhân gây hại.

Ngoài ra, amidan cũng chứa một số loại tế bào T. Đây là các loại tế bào bạch cầu có khả năng tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus. Từ đó sẽ giúp cơ thể xây dựng được khả năng miễn dịch với một số tác nhân truyền nhiễm.

Khối amidan vòm được cho là có chức năng chính trong việc nhận diện vi khuẩn, đồng thời tạo kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn trong trường hợp chúng tái xâm nhập.

Khi bạn hít vào, trước khi đi vào phổi thì không khí sẽ tiếp xúc với amidan vòm. Vi khuẩn tồn tại trong không khí sẽ bám vào bề mặt tiếp xúc tương đối rộng của cơ quan này. Các tế bào bạch cầu tại đây sẽ bắt giữ, đồng thời nhận diện vi khuẩn nhằm tạo ra kháng thể.

Kháng thể được tạo ra tại amidan vòm sẽ được nhân lê và đưa đi khắp nơi, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Điều này giúp tạo miễn dịch tại chỗ để chống lại sự tái nhiễm của vi khuẩn.

Có thể thấy rằng, amidan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.

Sau đây là thông tin về một số vấn đề rất dễ gặp ở amidan, bạn cần nắm rõ để luôn chủ động trong ngăn ngừa cũng như điều trị:

Viêm amidan là tình trạng các khối amidan bị phản ứng viêm tấn công gây sưng, phì đại, thường là do nhiễm trùng gây ra. Đau họng là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này.

Viêm amidan là vấn đề phổ biến có thể phát sinh biến chứng nếu không khắc phục kịp thời

Ngoài ra, bạn còn có thể gặp các biểu hiện khác đi kèm như:

  • Ho
  • Sốt cao trên 39°C
  • Đau đầu
  • Đau khi nuốt
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn

Bên cạnh đó, mủ có thể xuất hiện dưới dạng các đốm trắng ở phía trên amidan mở rộng. Các triệu chứng thường sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khoảng 2 – 3 ngày và sau đó sẽ từ từ biến mất, thường trong vòng 1 tuần. Bệnh viêm amidan nếu không can thiệp sớm cũng có thể sẽ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Hay còn được gọi với tên khác là Quinsy. Đây là một tình trạng không phổ biến xuất hiện khi có khối áp xe phát triển bên cạnh amidan, thường là do nhiễm khuẩn.

Tình trạng này thường chỉ phát triển một bên, có thể theo sau một đợt viêm nhưng trong nhiều trường hợp có thể tự phát sinh. Amidan ở bên bị ảnh hưởng thường sẽ sưng to lên và có nhiều bất thường.

Quinsy thường sẽ bị đẩy về đường giữa khi khối áp xe bên cạnh amidan ngày càng lớn kên và có mủ hình thành. Tình trạng này thường rất đau đớn và gây mệt mỏi toàn thân. Thông thường, Quinsy sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên cần kết hợp dẫn lưu mủ ra ngoài bằng các thủ thuật y tế khác.

Mặc dù không phải là một loại ung thư thường gặp nhưng bạn hãy cẩn trọng với tình trạng này. Bởi nó có thể đe dọa đến cả tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Ung thư amidan thường phổ biến hơn ở những người uống nhiều rượu hay thường xuyên hút thuốc.

Để tránh những bệnh về amidan khởi phát, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích. Đồng thời giảm ăn các loại đồ ăn cay nóng, dễ kích ứng niêm mạc amidan.
  • Chú ý đeo khẩu trang, che chắn và bảo vệ cổ họng cẩn thận khi ra đường.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên dùng nước muối loãng để súc miệng hằng ngày. Điều này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại trú ngụ trong vòm họng hiệu quả.
  • Tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng. Nên chú trọng đến việc bổ sung nhiều vitamin C từ các nhóm thực phẩm lành mạnh.
  • Thăm khám, kiểm tra răng miệng và tai mũi họng định kỳ.

Amidan là cơ quan nằm trong vòm họng có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Cần chú ý chăm sóc tốt để tránh các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh ở amidan.

Amidan bị sưng là tình trạng không hiếm gặp trong cộng đồng. Nó có thể bị sưng một bên hoặc hai bên. Đây là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nhiễm khuẩn tại tổ chức này. Thế nhưng một số người vẫn không biết amidan là gì? Tại sao lại sưng amidan? Vậy hãy cùng iSofHcare tìm hiểu sưng amidan là biểu hiện của bệnh lý nào và những nguyên nhân nào dẫn đến sưng amidan qua bài viết dưới đây.

ISOFHCARE | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022

26/04/2016

VA là 2 chữ viết tắt của cụm từ tiếng pháp “Végétations Adénoides’’, y văn quốc tế ngày nay gọi là amidan vòm [tiếng Anh là adenotonsillar hay adenoid]. VA và amidan [nói chính xác là amidan khẩu cái] đều là các thành phần cấu trúc của vòng bạch huyết Waldeyer của ngã tư hầu họng.

VA và amidan là các tổ chức bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng. VA nằm ở vòm mũi họng, còn 2 amidan nằm ở các hố amidan của thành bên họng. VA và amidan đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.

VA là 2 chữ viết tắt của cụm từ tiếng pháp “Végétations Adénoides’’, y văn quốc tế ngày nay gọi là amidan vòm [tiếng Anh là adenotonsillar hay adenoid]. VA và amidan [nói chính xác là amidan khẩu cái] đều là các thành phần cấu trúc của vòng bạch huyết Waldeyer của ngã tư hầu họng.

Vòng bạch huyết Waldeyer 

Vòng bạch huyết Waldayer.

Phía dưới niêm mạc hầu rải rác có rất nhiều tổ chức bạch huyết, tại một số nơi tổ chức này tập trung thành từng đám lớn gọi là tuyến hạnh nhân [amidan]. Các amidan nằm vây quanh cửa hầu và xếp thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu [vòng Waldayer]. Vòng này gồm 6 khối amidan:

  • Amidan vòm [VA]: chỉ có 1 khối nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi.
  • Amidan vòi: gồm 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, quanh lỗ vòi tai.
  • Amidan khẩu cái [amidan]: gồm 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, trong hố amidan của thành bên họng.
  • Amidan lưỡi: chỉ có 1 khối, nằm ở đáy lưỡi.

Vòng Waldeyer  được hình thành trong thai kỳ và phát triển đầy đủ khi trẻ chào đời. Các khối amidan phát triển nhanh về khối lượng từ lúc 1 – 2 tuổi và đạt đỉnh cao lúc 3 – 7 tuổi, sau đó teo dần.

Vòng bạch huyết Waldeyer bao quanh đường thở và đường ăn, có tác dụng như hàng rào bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài. Tất cả vi trùng từ mũi, miệng vào cơ thể đều phải thông qua vòng này. Tuy nhiên, khi bị viêm và không được điều trị tốt, vòng này sẽ trở thành ổ lưu trú của vi trùng, nguồn gây bệnh cho các bộ phận khác của cơ thể như phổi, tai, ruột, khớp …

Amidan [amidan khẩu cái]

Amidan là những khối mô màu hồng hình ô van ở cả hai phía của họng. Amidan có thể lớn nhỏ khác nhau tùy theo trẻ, không có kích thước chuẩn cho tất cả các bé. Khi dùng đèn chiếu, ta có thể nhìn thấy 2 amidan khẩu cái ở phía sau họng. Đè lưỡi có thể giúp nhìn thấy amidan rõ hơn nhưng động tác này khiến nhiều trẻ nôn ọe.


VA [Amidan vòm]

VA là khối tổ chức bạch huyết hình tam giác nằm trong lớp dưới niêm mạc của nóc vòm và thành sau của vòm mũi họng, phía trên lưỡi gà và sau mũi. Chỉ có thể nhìn thấy VA bằng gương đặc biệt hay các dụng cụ được đưa qua mũi. VA gồm các tế bào lymphô tập trung lại và có chức năng tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua ngã mũi hầu.

VA được hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 của thai kì và phát triển đầy đủ ở trẻ sơ sinh. VA trở thành nơi cư trú của vi khuẩn ngay từ tuần lễ đầu tiên sau khi sinh. VA to lên trong thời kì phát triển của trẻ cho đến 6 – 7 tuổi, nhằm tạo miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, dị nguyên và các chất kích thích trong thức ăn và không khí. Sau đó VA thường thoái triển dần và trước dậy thì teo nhỏ lại.

Bình thường VA dày khoảng 2 mm, không cản trở đường thở. VA tuy mỏng nhưng xếp thành nhiều nếp nên diện tiếp xúc rất rộng. Nhiệm vụ của nó là nhận diện vi khuẩn, tạo kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập.

Khi ta hít vào qua mũi, không khí sẽ tiếp xúc với VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn trong không khí bám vào bề mặt tiếp xúc rất rộng của VA. Các tế bào bạch cầu đang chờ sẵn ở đây sẽ bắt giữ và nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Kháng thể này được nhân lên và đưa đi khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng, tạo miễn dịch tại chỗ chống lại vi khuẩn khi chúng tái nhiễm.

VA đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Phì đại VA ở trẻ em có thể gây bít tắc cửa mũi sau, dẫn tới các biểu hiện: thở mũi, chảy nước mũi, ngừng thở khi ngủ, nói kém, khó ăn, viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa mủ hoặc viêm tai giữa thanh dịch cũng như sự phát triển bất thường của xương mặt.

BS Trần  Thu Thủy 

Video liên quan

Chủ Đề