Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế

PGS. TS. ĐÀO THỊ THANH BÌNH - NGUYỄN THỊ VÂN ANH [Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch, Trường Đại học Hà Nội]

TÓM TẮT:

Nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và các chỉ số kinh tế khi mà tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, mà ảnh hưởng tới giá trị danh mục đầu tư và lợi nhuận. Kết quả cho thấy, có sự tồn tại mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô và 5 loại tỷ giá hối đoái. Cụ thể, tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi cán cân thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu, giá vàng và chỉ số VN Index. Tỷ giá và sự ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô được phân tích trong nội dung bài viết dưới đây.

Từ khóa: tăng trưởng tiền tệ, lạm phát, tỷ giá, đầu tư nước ngoài, biến số kinh tế vĩ mô.

Nghiên cứu tại Nigeria, Danmola [2013] thu thập dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1980 đến năm 2010, tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị bằng kiểm định Augmented Dickey Fuller [ADF] và PhillipPheron [PP], sau đó chạy hồi quy OLS và kiểm định nhân quả [Granger] để kiểm tra tác động ngắn hạn giữa mối quan hệ của biến động tỷ giá và dòng vốn vào, độ mở thương mại. Kết quả là những ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, tác giả đề xuất, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng sản phẩm quốc nội [GDP] và độ mở thương mại cần được Chính phủ củng cố thông qua việc cải thiện xuất khẩu của quốc gia, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô trong lĩnh vực sản xuất. Bằng cách này, Nigeria có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ sự biến động tỷ giá hối đoái, xét trên cán cân thương mại.

Trái ngược với kết quả của Danmola [2013], một nghiên cứu của Trung Quốc đưa ra kết luận rằng mức độ mở cửa có ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị đồng nội tệ. Chi [2012], đề xuất dựa trên tập dữ liệu hàng quý từ năm 1994 đến năm 2010 tại Trung Quốc nhằm khám phá mối liên hệ giữa tỷ giá và các biến số vĩ mô [bao gồm mức độ mở, chi tiêu Chính phủ, cung tiền và tăng trưởng kinh tế]. Sau khi tiến hành kiểm định đồng liên kết, kiểm tra xếp hạng và mô hình hiệu chỉnh sai số [ECMs], ông nhận thấy rằng, những biến vĩ mô trên có ý nghĩa tiêu cực với trạng thái cân bằng dài hạn của tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ [RMB].

Due & Sen [2006] đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái của đồng Rupee Ấn độ so với tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng [REER của 36 quốc gia khác], và mức độ dòng vốn, các chỉ số chính sách tài khóa và tiền tệ, thặng dư tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1993-2004 [theo quý]. Trước tiên, họ kiểm định nghiệm đơn vị [Unit root], sau đó áp dụng mô hình VAR để kiểm tra  mối quan hệ giữa các biến. Cuối cùng, họ sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số [VECM] để kiểm tra xem từng biến riêng lẻ có gây ra nhân quả Granger với REER hay không. Due & Sen nhận thấy rằng REER đồng liên kết với mức độ luân chuyển vốn, chi tiêu chính phủ, thặng dư tài khoản vãng lai và cung tiền. Ngoại trừ Cung tiền có quan hệ ngược chiều với tỷ giá hối đoái, những biến còn lại đều thể hiện mối quan hệ cùng chiều. Một điều lưu ý rằng tất cả những biến được xem xét có tác động lâu dài đến tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng.

Quan tâm đến xu hướng về giá vàng, Tsen [2004] thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và giá vàng ở Malaysia. Dữ liệu được thu thập hàng quý từ năm 1976 đến năm 2012, áp dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy [ARDL]. Kết quả cho thấy có mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và giá vàng. Ngoài ra, trong ngắn hạn, giá vàng có tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái. Vàng là một lựa chọn thay thế cho việc nắm giữ tiền tệ, đặng biệt trong thời kỳ khủng hoảng tài chính khi mà tiền bị mất giá lớn.

Dựa trên lý thuyết cơ sở, giả thuyết được đưa ra:

Ha: Các chỉ số kinh tế vĩ mô có tác động đến tỷ giá hối đoái

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Mẫu và thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào phân tích dữ liệu chuỗi thời gian của 11 nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, đó là: Biến độc lập là tổng sản phẩm quốc nội [GDP], đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI], chỉ số giá tiêu dùng [CPI], thu & chi ngân sách nhà nước [GREVENUE & GEXPENSE], xuất khẩu [EXPORT], nhập khẩu [IMPORT], cán cân thương mại [BOT], tăng trưởng tiền tệ [MSGROWTH], giá vàng [GOLD] và chỉ số VN Index. Những biến trên được cho là có tác động đến sự thay đổi giá trị tỷ giá hối đoái đồng nội tệ  [VND] so với 5 loại đồng ngoại tệ là Đô la Mỹ [USD] , Euro [EUR], Yên Trung Quốc [CNY], Yên Nhật [JPY] và Đô la Singapore [SGD].

Dữ liệu là dữ liệu thứ cấp hàng tháng trong 10 năm, từ năm 2009 đến năm 2018.

2.2. Ma trận tương quan

Nghiên cứu này kiểm tra mối tương quan giữa các biến ở mức ý nghĩa 5%.  Nhìn chung, hầu hết các biến số kinh tế có mối tương quan với tỷ giá hối đoái ở các mức độ khác nhau [thấp hoặc cao, cùng chiều hoặc ngược chiều]. Tỷ giá USD/VND có hệ số tương quan 0.686 và 0.6198 với chỉ số VN index và BOT_USD với Sig.value < 1%. Những biến vĩ mô khác cũng thể hiện mối tương quan thuận với tỷ giá USD/VND ở hệ số lần lượt là 0.53, 0.52, 0.6, 0.57 cùng biến chi tiêu Chính phủ GREVENUE GEXPENSE, xuất nhập khẩu EXPORT IMPORT.

Về đồng EUR, tỷ giá EUR/VND có mối tương quan với biến giá vàng GOLD và CPI. Giá vàng có mối tương quan ở mức trung bình là 0.58 với Sig.value

Chủ Đề