Tình huống định giá phần vốn góp vào công ty

BÀI TẬP NHÓM THƯƠNG MẠIĐặt vấn đềĐể thành lập được một doanh nghiệp, vốn điều lệ là yếu tố bắt buộc phảicó. Vậy vốn điều lệ được hình thành như nào? Trong công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên việc góp vốn điều lệ được pháp luật quy định ra sao? Để làmrõ vấn đề này nhóm chúng em xin chọn Tình huống 2 làm đề bài của bài tập nhóm.Trong lúc làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong thầy cô nhậnxét và bổ sung để bài làm của chúng em hoàn chỉnh hơn. Nhóm xin chân thànhcảm ơn thầy cô!Tình huống số 2Tuấn, Thắng, Minh, Đạt là những người không thuộc đối tượng bị cấmthành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Họ rủ nhau thành lập CTTNHHSao Sáng chuyên sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Các sáng lập viên dự địnhgóp vốn như sau:- Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài [Hà Nội] làm trụsở giao dịch trong 06 năm- Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh củacông ty- Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND.- Đạt góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt.Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viêntiến hành góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật. Để định giá tài sản gópvốn của Tuấn và Thắng, 4 thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí:- Định giá số tiền thuê nhà tại phố Hàng Bài [Hà Nội] của Tuấn để công tysử dụng trong vòng 06 năm là 3 tỷ đồng [giá thuê nhà là 500 triệu đồng/năm]- Định giá tài sản góp vốn của Thắng là 800 triệu đồng, trong khi giá thịtrường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệu đồng. Thắng đã làm thủ tụcchuyển quyền sở hữu sang cho công ty.- Minh cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND, nhưngtrên thực tế mới góp được 500 triệu đồng; số vốn còn lại [tương đương 200 triệuđồng] các thành viên nhất trí để Minh góp trong vòng 1 năm kể từ ngày công tyđược cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết:a. Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài sản như trên cóhợp pháp không? Tại sao?b. Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trịtài sản góp vốn của Thắng? Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắngđã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào?c. Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại [200triệu đồng] có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúngthời hạn đã cam kết thì xử lý như thế nào?d. Xác định vốn điều lệ của CTTNHH Sao Sáng và tỷ lệ phần vốn góp củacác thành viên.Giải quyết vấn đềa. Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài sản như trêncó hợp pháp không? Tại sao?Việc các thành viên của công ty gốp vốn bằng những loại tài sản trên làhoàn toàn hợp pháp.Căn cứ tại Khoản 14 Điều 4 Luật doanh nghiệp có quy định: “ Góp vốn làviệc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn đểthành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã đượcthành lập.”Vậy, tài sản ở đây bao gồm những gì? Theo quy định tại Điều 163, Bộluật dân sự 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản .”.Như vậy, có thể thấy, các cá nhân, tổ chức có thể dùng tài sản là vật, tiền, giấy tờcó giá hoặc các quyền về tài sản của mình để thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp.Cụ thể hơn, tại Điều 35, Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định chi tiết tài sản gốpvốn bao gồm những tài sản như sau:1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹthuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả,quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giốngcây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữutrí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trênmới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.Trong tình huống trên, ta thấy:- Minh góp vốn bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tương đương 700 triệuđồng. Ngoại tệ mà Minh góp vốn là Đô la Mỹ.- Đạt góp vốn bằng Đồng Việt Nam, giá trị vốn góp của Đạt là 200 triệuViệt Nam đồng.- Thắng góp vốn bằng công nghệ, cụ thể ở đây là máy móc, thiết bị để phụcvụ hoạt động kinh doanh, định giá là 800 triệu đồng.- Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài [Hà Nội] làm trụsở giao dịch trong 06 năm tổng tiền thuê định giá được là 3 tỷ đồng, giá thuê mộtnăm là 500 triệu một tháng.b. Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giátrị tài sản góp vốn của Thắng? Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốncủa Thắng đã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào?Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc Định giá tài sảngóp vốn như sau:1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyểnđổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giáchuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên,cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm địnhgiá chuyên nghiệp định giá. Trường hạp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp địnhgiá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lậpchấp thuận.Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tạithời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêmbằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốntại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệthại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.Theo đề bài Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt độngkinh doanh của công ty để định giá tài sản góp vốn của Tuấn và Thắng, 4 thànhviên đã lập hội đồng định giá và nhất trí: Định giá tài sản góp vốn của Thắng là800 triệu đồng, trong khi giá thị trường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệuđồng. Thắng đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang cho công ty.Như vậy trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xácgiá trị tài sản góp vốn của Thắng [ các thành viên đã định giá toàn bộ số thiết bịmáy móc của Thắng đã góp cao hơn giá trị thực tế của tài sản ] là cùng nhau liênđới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trịthực tế. Và phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được địnhgiá và giá thị trường là 400 triệu .Số chênh lệch này sẽ được các thành viên sánglập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trịthực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.Tức là Tuấn và 3 thànhviên còn lại sẽ cùng nhau góp thêm 400 triệu đồng để bù lại số chênh lệch đó.Nếu trường hợp 4 thành viên còn lại chưa góp hoặc chưa góp đủ số tiền400 triệu, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của cácthành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phảigóp vốn đủ phần vốn góp[ theo quy định là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấychứng nhận đăng kí doanh nghiệp]. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủphải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụtài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổivốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên [ Khoản 4 – Điều 48 Luật Doanhnghiệp 2014 ].Khoản 4 – Điều 48 quy định như sau: “4. Trường hợp có thành viênchưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh,vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thờihạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phảichịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tàichính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổivốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên."c. Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại [200triệu đồng] có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theođúng thời hạn đã cam kết thì xử lý như thế nào?Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại [200triệu đồng] trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệplà không hợp pháp.Trong Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên có thể thực hiện nhiều lầngóp vốn theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, trong trường hợp của Minh, khoản2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định : “Thành viên phải góp vốn phầnvốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lậpdoanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệp...”Theo đó, Minh phải góp đủ số vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngàyđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.Thời hạn một năm nhưcác thành viên đã thỏa thuận là không hợp pháp. Việc góp vốn đúng thời hạn có ýnghĩa trong việc xác định vốn điều lệ của công ty cũng như đảm bảo hoạt độngkinh doanh của công ty, tránh tình trạng vốn ảo. Số vốn góp cũng có ảnh hưởngđến quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty nên các thành viên phải thực hiệngóp vốn theo đúng quy định của pháp luật.Như vậy, sau thời hạn quy định, nếu Minh không góp đủ số vốn này theođúng thời hạn đã cam kết thì xử lý theo các điểm b,c khoản 3Điều 48 Luật Doanhnghiệp 2014 như sau:“b] Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có cácquyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;c] Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyếtđịnh của Hội đồng thành viên”.Thứ nhất, Minh có các quyền tương ứng với số vốn đã góp trước đó[ 500 triệu]. Quyền của thành viên công ty được quy định tại Điều 50 Luật doanhnghiệp 2014 như: Tham dự họp hội đồng thành viên, thảo luận kiến nghị, biểuquyết các vẫn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên; có số cổ phiếu tươngứng với phần vốn góp; được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp...Thứ hai phần vốn chưa góp của Minh [200 triệu] sẽ được công ty chàobán theo quy định của Hội đồng thành viên.d. Xác định vốn điều lệ của CTTNHH Sao Sáng và tỷ lệ phần vốn gópcủa các thành viên.Theo khoản 1 Điều 48.Thực hện góp vốn thành lập công ty và cấp giấychứng nhận vào phần vốn góp : Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thànhviên cam kết góp vào công ty.Theo đề bài “Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,các thành viên tiến hành góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật .Để địnhgiá tài sản góp vốn của Tuấn và Thắng, 4 thành viên đã lập hội đồng định giá.” Tứclà các thành viên đã cam kết phần vốn góp khi thành lập doanh nghiệp.- Định giá số tiền thuê nhà tại phố Hàng Bài [Hà Nội] của Tuấn để côngty sử dụng trong vòng 06 năm là 3 tỷ đồng [giá thuê nhà là 500 triệu đồng/năm].Dođó, vốn Tuấn cam kết góp là 3tỷ.- Định giá tài sản góp vốn của Thắng là 800 triệu đồng, trong khi giá thịtrường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệu đồng. Thắng đã làm thủ tụcchuyển quyền sở hữu sang cho công ty.Theo khoản 2 Điều 37. Định giá tài sản góp vốnTài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên ,cổ đông sang lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm địnhgiá chuyên nghiệp định giá.Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp địnhgiá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sang lậpchấp thuận.Trong trường hợp tài sản góp vốn định giá cao hơn so với giá trị thực tếtại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sang lập cùng liên đới góp thêmbằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốntại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời lien đới chịu trách nhiệm với thiệt hại docố ý định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế.Do đó coi số vốn góp cam kết của Thắng là 800 triệu đồng.- Minh cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND, nhưngtrên thực tế mới góp được 500 triệu đồng; số vốn còn lại [tương đương 200 triệuđồng] các thành viên nhất trí để Minh góp trong vòng 1 năm kể từ ngày công tyđược cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Như đã phân tích ở câu c, thời hạn góp một năm là không hợp phápDo đó, số vốn Minh góp vào công ty làm vốn điều lệ là 500 triệu đồng- Đạt góp 200 triệu tiền mặt.Vậy vốn điều lệ của công ty TNHH Sao Sáng là 4tỷ 500 triệu VNĐ, cụthể: Thắng 800 triệu đồng + Minh 500 triệu đồng + Tuấn 3 tỷ đồng + Đạt 200 triệuđồng = 4 tỷ 500 triệu đồng.Tỷ lệ phần vốn góp các thành viên là:Tuấn : 66,67%Thắng: 17,78%Minh: 11,11%Đạt: 4,44%

Video liên quan

Chủ Đề