Asmr là viết tắt của từ gì năm 2024

Các âm thanh bình thường vốn chẳng ai quan tâm, khi được thu và phát với âm lượng lớn hơn một chút lại trở thành một hiện tượng vô cùng đặc biệt. Người ta còn có cả tên cho nó, là ASMR (viết tắt của Autonomous sensory meridian response, tạm dịch là "Phản ứng kích thích cảm giác tự động).

Và những năm gần đây trên Youtube, người ta đã lan truyền các video như vậy đấy. Đó có thể là tiếng thì thầm, hoặc âm gõ nhịp các vật dụng. Chỉ có điều, người xem có cảm rác râm ran dễ chịu, từ gáy lan tỏa xuống lưng - chính là hiện tượng ASMR.

Xem vieo ASMR về tiếng gió khiến bạn mê không dứt

Tại sao ASMR lại gây sốt đến vậy? Có gì đặc biệt ở những tiếng động này?

Mặc dù chẳng có nhịp điệu hay cung bậc du dương như âm nhạc, chúng lại có thể tạo cho người nghe cảm giác râm ran vô cùng dễ chịu lan trên khắp cơ thể. Hơn cả thế, ASMR cũng đã được sử dụng như một liệu pháp trị chứng mất ngủ bởi sự thư giãn mà nó mang lại.

Asmr là viết tắt của từ gì năm 2024

Rất nhiều người bị mất ngủ lâu năm do bệnh tật, stress hay thậm chí trầm cảm - đã chia sẻ rằng họ bỗng nhiên có cảm giác buồn ngủ trở lại sau khi xem các video kiểu này.

Để tạo ra ASMR có phức tạp lắm không?

Câu trả lời là: không quá khó cũng không quá dễ, vì kích thích gây ASMR ở mỗi người là khác nhau và một số âm thanh có khả năng tạo cảm giác tốt hơn các âm thanh khác. Người làm video cần phải thử nghiệm nhiều lần để chọn ra loại tiếng động có ảnh hưởng nhất đến người xem.

Sau công đoạn này thì mọi thứ rất đơn giản. Bạn chỉ cần một chiếc máy quay, vài vật dụng tạo âm và quan trọng nhất là một máy thu âm tốt. Độ chân thực của tiếng động càng cao thì video càng cuốn hút và hiệu quả.

Asmr là viết tắt của từ gì năm 2024

Các máy thu ASMR thường là máy thu 3D

Ngoài ra chỉ cần đảm bảo video có âm lượng ổn định, không quá to là bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra cho mình một video ASMR "chuẩn xịn" mà không phải qua bất kì khâu xử lí nào khác.

Asmr là viết tắt của từ gì năm 2024

Tuy nhiêm, do các video ASMR thường có âm thanh được phóng đại để nghe rõ những tiếng động nhỏ nhất, nên chỉ cần nói hơi to hoặc... ho một cái là cũng có thể gây ra "đại họa" cho người nghe rồi.

Chế tác đơn giản mà hiệu quả đến bất ngờ, khoa học nói gì về hiện tượng này?

Ứng dụng dễ thấy nhất của ASMR chính là để điều trị mất ngủ, và thực tế thì rất nhiều người đã áp dụng rồi. Tuy nhiên, chưa ai có thể chứng minh và khẳng định được cách lí giải nào là đúng.

Giống như rất nhiều hiện tượng tâm lí và kích thích thần kinh khác, cơ chế đằng sau ASMR cũng chỉ được giải thích bằng các giả thuyết ,vì đây là lĩnh vực rất khó khẳng định chính xác.

Asmr là viết tắt của từ gì năm 2024

Tuy vậy, lí do được khá nhiều nhà khoa học ủng hộ đó là những âm thanh này đã chạm đến phần sâu kín nhất của chúng ta trong tiềm thức. Đó là các kí ức về sự gắn bó với cha mẹ trong giai đoạn sơ sinh.

Những tiếng động tạo ra ASMR gây buồn ngủ, bởi nó là loại âm thanh nhẹ nhàng và gần gũi mà chúng ta từng nghe thấy khi còn rất bé.

Chúng gợi nhớ đến sự kết nối, chăm sóc ân cần của cha mẹ nên tạo cho chúng ta cảm giác an toàn tuyệt đối. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra các hormones thư giãn và gây buồn ngủ như dopamine, endorphins, oxytoxin, serotonin…

Có thể bạn đã từng trải nghiệm ASMR khi thích thú lắng nghe âm thanh của tiếng sóng rì rào, tiếng mưa rơi, hay đơn giản là tiếng lật sách. Nhưng bạn có biết những âm thanh cuộc sống quen thuộc này chính là cái đã mang đến những khoái cảm được ví von như cơn khoái cảm tình dục khi bạn chạm đỉnh?

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/asmr_la_gi_va_no_giup_ban_thu_gian_bang_cach_nao_1_086d77a798.jpg)ASMR là những phản ứng cực khoái của cơ thể khi tiếp nhận một số kích thích.

ASMR là gì?

ASMR là từ viết tắt của Autonomous Sensory Meridian Response, tạm dịch là Phản ứng cực khoái độc lập. Nó được dùng để chỉ phản ứng rùng mình, tê tái xuất hiện ở đầu hay cổ sau khi tiếp nhận một số kích thích, tác động gây hưng phấn cực độ từ những âm thanh êm ái hay những đụng chạm được lặp đi lặp lại.

Nhiều người nhận xét rằng cảm giác rùng mình này rất thư giãn và tạo cảm giác đê mê. Đôi khi được so sánh với một cơn cực khoái tình dục.

Cảm giác râm ran mà ASMR tạo ra cho cơ thể không giống với cảm giác sảng khoái, rùng mình trải khắp cơ thể khi nghe một bản nhạc hay mà nó lại thường bắt đầu ở phần đầu và cổ, đôi khi có thể truyền đến tay và chân. Nó thường xảy ra từng đợt chứ không cùng một lúc.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/asmr_la_gi_va_no_giup_ban_thu_gian_bang_cach_nao_2_2b227ce116.jpg)Các video về ASMR làm cho người xem cảm thấy rất thư giãn.

Những gì có thể tạo ra ASMR?

ASMR được tạo ra bằng những hiệu ứng âm thanh rất đa dạng, có thể từ những thứ hữu hình tới những thứ mơ hồ. Mỗi người sẽ có sở thích từ các ASMR khác nhau. Bạn có thể có cảm giác khoái cảm ASMR chỉ với một kích thích, hoặc từ nhiều loại kích thích khác nhau. Nhìn chung thì có thể liệt kê một số tác nhân như:

  • Âm thanh
  • Hình ảnh
  • Mùi hương
  • Chất liệu
  • Đụng chạm

Hiện nay, ASMR ngày càng phổ biến và có nhiều người tìm đến nó. Vì thế mà rất nhiều video về ASMR đã được ra đời. Trong đó có một số âm thanh phổ biến tạo ASMR đang được thịnh hành trên Youtube như:

  • Tiếng thì thầm: Tiếng nói thì thầm của người làm ASMR có thể gây hiệu ứng rõ ràng nhất, đặc biệt nếu đó là giọng nữ.
  • Tiếng gõ hoặc cào nhẹ: Dùng tay gõ nhẹ lên các vật dụng như bàn, sách, ly nước để tạo ra âm thanh hay dùng tay, dùng cọ trang điểm cào nhẹ lên mic thu âm.
  • Tiếng lật sách: Đây là một âm thanh có thể tạo ASMR khá tốt nhưng không phải ai cũng thích nghe.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/asmr_la_gi_va_no_giup_ban_thu_gian_bang_cach_nao_3_e3ccfafa27.jpg)ASMR có thể được tạo ra từ những âm thanh của các vật dụng quen thuộc xung quanh.

Ngoài những âm thanh phổ biến trên, một số âm thanh cũng tạo được ASMR như:

  • Tiếng mưa
  • Tiếng rót nước
  • Tiếng gấp khăn
  • Tiếng nhai thức ăn
  • Tiếng lá khô hoặc tiếng cắn vào quả táo

Để cảm nhận ASMR tốt nhất, bạn nên chọn không gian yên tĩnh, đeo tai nghe để nghe rõ ràng âm thanh phát ra từ video.

Bên cạnh âm thanh, một số tác nhân khác cũng tạo ra hiệu ứng ASMR như nghịch tóc, được chạm vào tay, xem người khác vẽ…

Mặc dù sở thích về tác nhân ASMR khác nhau. Một âm thanh, hình ảnh có thể gây kích thích với người này nhưng với người khác lại không. Tuy nhiên, những tác nhân kích thích thường là những thứ nhẹ nhàng và lặp đi lặp lại.

Lợi ích của ASMR mang lại

ASMR hiện vẫn còn khá mới mẻ và các nhà khoa học chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về nó, vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh loại cảm giác này. Tuy nhiên, ASMR có thể tác động tích cực với sức khỏe qua một số phản ứng cơ thể, dễ thấy như:

  • Thư giãn thần kinh: Đây là mục tiêu lớn nhất mà hầu hết các video về ASMR hướng tới. Khi thư giãn thần kinh, bạn sẽ sáng suốt và dễ chịu hơn rất nhiều, từ đó giải quyết được những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Hay chỉ đơn giản là giúp bạn tạm thời dẹp bỏ những căng thẳng, lo toan để tận hưởng âm thanh hiện tại. Tuy nhiên, ASMR chỉ tạo sự thư giãn tạm thời, không có khả năng kéo dài vì hiệu ứng này sẽ phai dần sau vài giờ.
  • Cải thiện sức khỏe: Không chỉ cải thiện tâm lý, ASMR còn hỗ trợ bạn rất tốt trong những vấn đề thể chất, ví dụ như chúng có thể cải thiện lưu thông máu, hệ tiêu hóa và có thể giúp bạn giảm cân.
  • Giúp dễ ngủ: ASMR có thể xem như một liệu pháp tốt cho những người thường xuyên mất ngủ. Bằng cách xoa dịu tinh thần, giảm căng thẳng thần kinh, những âm thanh nhẹ nhàng lặp đi lại lại của chúng sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra hầu hết mọi người thường thích xem video ASMR trước khi đi ngủ.
  • Cải thiện trầm cảm: Trong một nghiên cứu tìm hiểu về lợi ích thay đổi tâm trạng của ASMR, các nhà khoa học đã chỉ ra những người trải nghiệm ASMR đã cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Thậm chí, một số người đã kết hợp âm thanh của ASMR với thiền để điều trị trầm cảm tốt hơn.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/asmr_la_gi_va_no_giup_ban_thu_gian_bang_cach_nao_4_1811e08098.jpg)ASMR giúp dễ ngủ và cải thiện triệu chứng trầm cảm.

Những âm thanh, đụng chạm nhẹ nhàng đôi khi có thể tạo những hiệu ứng khiến bạn “sung sướng” tới không ngờ. Nếu chưa từng gọi tên được loại cảm giác khó tả này là gì thì qua bài viết này, hy vọng bạn đã khám phá nhiều điều bất ngờ về nó, với tên gọi ASMR. Trong một xã hội hiện đại có quá nhiều căng thẳng và áp lực như hiện nay, chắc hẳn sẽ có lúc bạn muốn tìm đến một không gian tĩnh lặng của riêng mình và tận hưởng khoái cảm từ thứ âm thanh mình yêu thích. Vậy thì hãy bật ASMR lên, chọn những gì bạn thích và cảm nhận nó.

Tại sao xem ASMR lại buồn ngủ?

- Những âm thanh tạo ra ASMR rất nhẹ nhàng, gần gũi và giống như những gì chúng ta nghe được lúc còn nhỏ. Nó gợi nhớ đến sự gắn kết, chăm sóc dịu dàng, ân cần của cha mẹ và điều này khiến chúng ta có cảm giác an toàn tuyệt đối. Cảm giác an toàn sẽ khiến cơ thể chúng ta sản sinh các hormones thư giãn và gây buồn ngủ.

ASMR có từ bao giờ?

Chỉ từ năm 2008, các nhóm trên mạng Internet như “Hội những người duy cảm” hay blog “Cảm giác không tên” bắt đầu được thành lập để thảo luận và chia sẻ trải nghiệm về cảm giác này. Tác giả Jenn Allen, người sáng lập trang web asmr-research.org, đã đưa ra cái tên ASMR.

ASMR là cái gì?

ASMR là từ dùng để miêu tả những cảm giác rùng mình ở đầu hay cổ khi nhận được những âm thanh gây kích thích hay sự êm ái, đê mê. Nhiều người đánh giá rằng ASMR có thể được so sánh với một cơn cực khoái do tình dục mang lại. ASMR không chỉ là cảm giác về âm thanh mà còn về hình ảnh.

Chủ đề ASMR là gì?

ASMR là viết tắt của từ Autonomous Sensory Meridian Response, có thể tạm dịch là “Phản ứng cực khoái độc lập”. Cụm từ này chỉ phản ứng rùng mình ở đầu hoặc cổ sau khi tiếp nhận một số các kích thích như những âm thanh êm ả hoặc âm thanh lặp lại tuần hoàn.