Bà đẻ uống ca cao có tốt không

Ca cao có tác dụng gì và bạn cần lưu ý gì khi uống bột ca cao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Tên gốc: Ca cao

Tên gọi khác: Cù lắc, cocoyer, cacao

Tên khoa học: Theobroma cacao L.

Tên tiếng Anh: Cocoa

Tổng quan

Tìm hiểu chung

Ca cao [cacao] là một cây thuộc họ Trôm [Sterculiaceae] có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tại Việt Nam, cây ca cao được trồng ở Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên có thể cao tới 8-10m với lá to, nguyên, hình bầu dục nhọn. Trong trồng trọt, người ta điều chỉnh cho cây cao không quá 5-6m để dễ hái quả.

Hoa nhỏ, mọc trực tiếp trên cành to hoặc trên thân cây, ở kẽ những lá đã rụng. Hoa mẫu 5, gồm tràng màu trắng hay đỏ nhạt, 5 nhị bất thụ, 5 đôi nhị hữu thụ, bầu với 5 ngăn nối liền, vách bầu sẽ tiêu đi trong quá trình hình thành quả.

Quả dài 15-20cm, rộng 10-12cm. Vỏ ngoài dai, khi chín có màu vàng hay đỏ, trên có những đường sống xù xì chạy dọc theo quả. Mỗi quả chứa 20-40 hạt hình trứng, bao bọc bởi lớp cơm trắng hay vàng nhạt, vị chua.

Tác dụng, công dụng

Uống bột ca cao có tác dụng gì?

Ca cao là 1 thành phần không thể thiếu giúp tạo ra chocolate. Từ lâu, bột ca cao đã được coi là một thực phẩm bổ dưỡng và có mùi vị thơm ngon. Tác dụng của ca cao trong y dược còn giúp làm thơm thuốc và giúp một số vị thuốc dễ uống hơn. Bơ ca cao là một chất béo đặc, màu trắng vàng, có mùi thơm và thường được dùng để chế thuốc hình đạn hoặc thuốc mỡ.

Bà bầu nên hạn chế uống ca cao và các sản phẩm chứa caffeine đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bạn biết rằng ca cao chứ nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, với hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp bổ sung năng lượng. Ngoài ra, ca cao giàu flavonoid – hoạt chất giúp xử lý thành phần nitric oxide, hỗ trợ việc cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể,  làm ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, một thành phần khác trong ca cao sẽ mang lại rủi ro cho bà bầu ở những tháng đầu thai lỳ, đó là caffeine. Tương tự như nicotine và rượu, caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương của bạn, gây các tác dụng phụ tiêu cực bao gồm huyết áp cao, nhịp tim nhanh, tăng sự lo lắng, chóng mặt, bồn chồn, đau bụng và tiêu chảy.

  • Caffeine được hấp thụ vào máu chỉ trong vòng 15 phút sau khi bạn sử dụng. Đối với người bình thường, việc bài tiết diễn ra dễ dàng. Nhưng phụ nữ mang thai chuyển hóa caffeine chậm hơn đến 1,5  - 3,5 lần so với người bình thường để loại bỏ caffeine khỏi cơ thể.[1]
  • Caffeine cũng đi qua nhau thai và xâm nhập vào máu thai nhi, khiến người ta lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Theo một nghiên cứu mới, có quá nhiều caffeine có thể làm suy giảm sự phát triển gan ở thai nhi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan ở tuổi trưởng thành. [2]
  • Một số nghiên cứu khách chỉ ra rằng, việc sử dụng caffeine cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh do cản trở sự hấp thụ canxi và sắt. Thậm chí, gây tỷ lệ sảy thai cao hơn gấp 2 lần khi tiêu thụ với số lượng lớn > 200mg caffeine mỗi ngày. [3]
  • Ngoài ra, có một số lo ngại về việc ăn các sản phẩm ca cao trong thai kỳ giai đoạn cuối do tác dụng hạn chế của chất chống oxy hóa ca cao đối với mạch máu của thai nhi được gọi là ống động mạch. [4]
  • Uống ca cao sẽ thúc đẩy dạ dày bài tiết ra các chất axit, dẫn đến việc xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, ợ nóng cho bà bầu.

Bà bầu nên sử dụng ca cao như thế nào để an toàn?

Theo Đại học phụ sản Hoa Kỳ  [The American College of Obstetricians Gynecologists - ACOG], bà bầu chỉ nên sử dụng ít hơn 200mg caffeine mỗi ngày để an toàn trong thai kỳ của mình, tương đương với 1 cốc ca cao nóng/ngày [5]. Ca cao là đồ uống giàu dinh dưỡng, có tác dụng tốt cho sức khỏe nếu bạn tuân thủ đúng liều lượng mỗi ngày. Nó giúp chống lão hóa, bổ sung dưỡng chất và năng lượng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mặt nạ từ bột ca cao nguyên chất giúp làm đẹp da trong quá trình mang thai.

Viện Dinh Dưỡng cũng cho rằng bạn không chỉ nên hạn chế việc sử dụng caffeine ở  ca cao, cà phê hay trà mà cần tránh cả các loại nước tăng lực.  Ngoài caffeine, nước tăng lực thường chứa một lượng lớn đường bổ sung hoặc chất làm ngọt nhân tạo, thiếu giá trị dinh dưỡng.

Hàm lượng caffeine trong một số đồ uống phổ biến

  • Cà phê: 60–200 mg / mỗi 240ml
  • Espresso: 30–50 mg / mỗi 30ml
  • Trà Yerba mate: 65–130 mg / mỗi  240ml
  • Nước uống tăng lực: 50–160 mg / mỗi  240ml
  • Trà: 20–120 mg/ mỗi 240ml
  • Đồ uống ca cao: 3–32 mg/ mỗi 240ml
  • Sữa socola: 2–7 mg / mỗi 240-ml serving
  • Cà phê khử caffeine: 2–4 mg / mỗi 240-ml

Lưu ý rằng caffeine cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm. Ví dụ, sô cô la có thể chứa 1 - 35 mg caffeine tên mỗi ounce [28 gram]. Thông thường, sô cô la đen có nồng độ cao hơn [6] [7].

Chủ Đề