Baạo lực học đường là gì cách ngăn chặn năm 2024

Đỉnh điểm là ngày 26-11 vừa qua, một nam sinh lớp 9 ở tỉnh Hà Nam đã xảy ra xô xát với bạn cùng trường. Hậu quả, em này đã tử vong vì bị bạn đấm vào vùng đầu.

Đây là hồi chuông cảnh báo bạo lực học đường đang có nguy cơ gia tăng. Và hậu quả mà nó gây ra đang ngày càng nghiêm trọng.

Để ngăn chặn bạo lực học đường, trước hết chúng ta cần thấy rằng người tham gia đánh hội đồng và nạn nhân cùng là học sinh. Các em đang ở tuổi mới lớn. Thích thể hiện cái tôi cá nhân nhưng lại nóng nảy, bộp chộp, dễ kích động. Suy nghĩ lại thiếu chín chắn. Chỉ cần một va chạm nhỏ. Một cái liếc mắt. Hay một lời nói vô tình cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn. Và để giải quyết, các em thường chọn hình thức tiêu cực là đánh nhau mà không lường được hậu quả.

Do đó, để ngăn chặn bạo lực học đường thì vai trò của gia đình và nhà trường là hết sức quan trọng. Rất nhiều học sinh khi bị bạn đe dọa, thậm chí là đánh đập đã không dám nói thật với gia đình vì các em sợ bị bố mẹ la mắng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường tiếp diễn. Do đó, bố mẹ cần làm bạn cùng con. Sẵn sàng lắng nghe tâm sự của con. Giúp con hiểu gia đình là chỗ dựa đáng tin cậy. Có như vậy con mới sẵn sàng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và thậm chí là những băn khoăn, lo lắng của mình cho bố mẹ. Và tất nhiên, khi bị hiếp đáp, đe dọa con cũng sẽ kể cho bố mẹ nghe. Như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc bảo vệ con trước bạo lực học đường.

Để hạn chế bạo lực học đường, song song với việc dạy kiến thức, nhà trường cần tăng cường hơn nữa giáo dục đạo đức cho các em. Dạy cho các em sống có ý thức, trách nhiệm, biết yêu thương và sẻ chia…

Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên tăng cường tuyên truyền giúp cho các em nhận thức được hậu quả của bạo lực học đường thông qua các buổi tuyên truyền, các giờ hoạt động ngoại khóa hoặc sinh hoạt dưới cờ. Bởi hầu hết các em đều quan tâm đến các video đánh hội đồng trên mạng vì tò mò. Xem cho vui, cho biết để bàn luận với bạn bè. Chứ không hề biết hậu quả nghiêm trọng mà nạn nhân phải chịu đựng sau khi bị bạo lực học đường.

Các giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh cũng cần được tập huấn, nâng cao nghiệp vụ để nắm bắt tâm sinh lý của học sinh, biết cách trò chuyện, tư vấn cho các em. Có như vậy các em mới tin tưởng để nói ra những lo lắng, những băn khoăn của mình.

Bản thân giáo viên chủ nhiệm cũng là nhân tố quan trọng giúp gắn kết học sinh, tạo ra môi trường học tập thân thiện. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần bám lớp, quan tâm đến những thay đổi tâm sinh lý của học sinh để kịp thời nhắc nhở, khuyên bảo khi các em có những hành vi không đúng…

Nếu không kiểm soát được bản thân, dẫn đến những phản ứng tiêu cực sẽ gây ra hậu quả khó lường. Vậy làm thế nào để giúp học sinh biết cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, trước mắt nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường?

Giáo viên tâm lý chỉ cách ứng xử thông minh bằng cảm xúc trí tuệ

Theo các chuyên gia tâm lý, lúc này "khổ chủ" cần đến cách ứng xử thông minh, gọi là cảm xúc trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc là kỹ năng hiểu biết cảm xúc bản thân, hiểu và nhận biết cảm xúc của người khác; kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân hướng vào việc có ích, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc người khác. Kiểm soát tốt cảm xúc bản thân sẽ giúp học sinh hóa giải những cơn tức giận, tạo ra sự thăng bằng về tâm lý, thúc đẩy và tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân.

Baạo lực học đường là gì cách ngăn chặn năm 2024

Cô Nguyễn Thị Hường, giáo viên tư vấn tâm lý của Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM trong buổi sinh hoạt chuyên đề hướng dẫn học sinh về kỹ năng quản lý cảm xúc

TRẦN NHÂN TRUNG

Thay đổi hành động để cảm xúc luôn tươi mới là giải pháp hữu hiệu đầu tiên. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Hường, giáo viên tư vấn tâm lý của Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM, có hai dạng hoàn cảnh mà học sinh thường bị tác động.

Một là, học sinh bị ảnh hưởng lâu dài, sự việc đã xảy ra từ 1 đến 2 tuần, hoặc dài hơn. Hai là, những tác động tiêu cực tức thời đến học sinh. Với trường hợp thứ nhất, lời khuyên cho học sinh là phải biết dừng lại những suy nghĩ tiêu cực. Chuyển cảm xúc tiêu cực của mình thành những suy nghĩ tích cực. Hãy biết thay đổi hành động, sẽ dẫn đến thay đổi cảm xúc. Khi các em thay đổi hành động mới, cảm xúc cũng trở nên tươi mới, tích cực hơn.

Với hoàn cảnh thứ hai, thạc sĩ Hường khuyên: "Khi cơn giận đến đột ngột, chúng ta cần có những cách để kiểm soát cơn giận ngay lập tức".

4 cách kiểm soát cơn giận

  1. Phản ứng chậm lại một nhịp: Hít thở sâu, nuốt nước bọt, quay mặt đi chỗ khác, uống nước, nhắm chặt mắt, nắm chặt tay…
  2. Bùng nổ cảm xúc an toàn: Bóp chặt chai nước, cạnh bàn, song sắt cửa sổ, vo tờ giấy… Tất cả những vật vô hại ở gần bạn nhất để giải phóng năng lượng của đôi tay lên các vật vô hại. Có thể bùng nổ bằng ngôn ngữ bằng cách nói ra cảm xúc của bản thân "tôi tức giận, tôi khó chịu, tôi thất vọng", hoặc la hét ở chỗ vắng vẻ.
  3. Bùng nổ trong tưởng tượng: Nhắm mắt lại, tưởng tượng mình phản ứng, sau đó mở mắt, mỉm cười và thở dài.
  4. Khóc: Một chiếc van an toàn để xả cảm xúc, nam sinh cũng có thể khóc nhưng đừng để nước mắt nhấn chìm lý trí.

Chúng ta không thể thay đổi và kiểm soát những tác động của cuộc sống đến chúng ta nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát thái độ của mình đối với những sự việc tác động đó. Hãy biết tận dụng những cơn bão giận dữ để rèn luyện cho mình bản lĩnh chế ngự cảm xúc, tính cách của chúng ta sẽ trưởng thành hơn trong bão táp.

Học sinh nêu cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Trong tiết hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp tại Trường THPT Tây Thạnh, giáo viên đưa ra câu hỏi: "Làm sao để quản lý cảm xúc tiêu cực của bản thân và làm chủ mối quan hệ bạn bè?". Học sinh đã nêu nhiều giải pháp rất hay, giúp hạn chế tối đa những tình huống "bom nổ chậm", dẫn đến xung đột bất thường.

Baạo lực học đường là gì cách ngăn chặn năm 2024

Trí tuệ cảm xúc là kỹ năng hiểu biết cảm xúc bản thân, hiểu và nhận biết cảm xúc của người khác; kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân hướng vào việc có ích, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc người khác

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Một nữ sinh lớp 11 cho rằng: "Khi bản thân em gặp những tình huống căng thẳng, khó kiểm soát, em thường nghĩ đến gia đình, bố mẹ em. Nhờ tình cảm bố mẹ em mà em sẽ kiềm chế hết sức, không ứng xử bạo động, vì nếu không sẽ làm phiền đến bố mẹ mình". Theo tâm lý sư phạm, đây là giải pháp lấy "điểm tựa tinh thần".

Những mâu thuẫn xung đột dù nhỏ nhặt giữa học sinh với nhau, nếu không giải quyết rốt ráo, lâu ngày sẽ "bùng cháy to hơn". Một học sinh cho biết: "Tự chính bản thân em sẽ nói chuyện trực tiếp với bạn. Không chia phe, kết nhóm trên mạng xã hội vì sẽ tạo ra mâu thuẫn lớn hơn. Khi em và bạn không tìm ra tiếng nói chung, thì tìm đến thầy cô, nhà trường và cha mẹ. Bằng mọi giá phải giải quyết dứt điểm mâu thuẫn, nếu không hậu quả sẽ khó lường".

Có một giải pháp nhiều học sinh cho là hiệu quả, là đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Như vậy sẽ dễ cảm thông cho bạn hơn. "Chúng ta hay trách người, nhưng nếu nghĩ kỹ lại, nhiều khi chính ta là người đáng trách", một học sinh nêu quan điểm.

Mời bạn đọc tham gia diễn đàn: Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?

Nhằm đi tìm nguyên nhân cốt lõi đồng thời có được những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, Báo Thanh Niên mở diễn đàn "Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?". Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý độc giả.

Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ [email protected]. Những bài viết chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn.

Tại sao chúng ta phải ngăn chặn bạo lực học đường?

- Bạo lực học đường là vấn đề nan giải và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm thần của trẻ em, tăng các nguy cơ rối loạn, lo âu, trầm cảm và làm giảm sự tự tin của học sinh vào bản thân. Các tác động không chỉ nhất thời mà còn lâu dài, tiềm ẩn mối nguy về các rối loạn nghiêm trọng hơn như trầm cảm, tự hoại hay tự tử.

Bạo lực học đường ở Việt Nam là gì?

Ở Việt Nam, bạo lực học đường không chỉ bao gồm những hành vi thể chất như đánh đập mà còn bao hàm nhiều biểu hiện tấn công tinh thần, chẳng hạn như đe dọa, lăng mạ bằng lời nói. Những hành vi này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển toàn diện của học sinh trong tương lai.

Bạo lực học đường là gì GDCD lớp 7?

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Học đường là như thế nào?

Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở thành một người có ích cho xã hội.