Bài tập cuối chương 9 lớp 6 trang 98

Bài 9.33 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Nam muốn tìm kiếm thông tin để trả lời các câu hỏi sau đây.

Em hãy gợi ý giúp Nam cách thu thập dữ liệu phù hợp cho mỗi câu hỏi.

a. Năm quốc gia nào có diện tích lớn nhất?

b. Có bao nhiêu bạn trong lớp có đồng hồ đeo tay?

c. Trong tuần trước, tổ nào trong lớp có nhiều lượt đi học muộn nhất?

Trả lời:

a. Khảo sát qua mạng Internet.

b. Phỏng vấn trực tiếp các bạn trong lớp 

c. Sử dụng phiếu hỏi.

Bài 9.34 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Việt muốn tìm hiểu về đội bóng yêu thích của một số bạn nam. Em hãy giúp Việt:

a. Lập phiếu hỏi để thu thập dữ liệu;

b. Thu thập trong phạm vi lớp em và ghi lại kết quả dưới dạng bảng.

Từ kết quả thu được em có kết luận gì?

Trả lời:

a. Lập phiếu hỏi

b.  [Học sinh tự thực hiện].

Bài 9.35 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một túi đựng 2 quả bóng màu xanh,4 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ. Nam lấy một quả bóng mà không nhìn vào túi.

a. Quả bóng Nam lấy ra có thể có màu gì?

b. Em hãy lấy một quả bóng từ túi đó 20 lần, sau mỗi lần ghi lại xem quả bóng lấy được có màu gì rồi trả bóng lại túi trước khi lấy lần sau. Hoàn thiện bảng thống kê sau:

c. Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê trên;

d. Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện Quả bóng lấy ra có màu

[1] Xanh;                 [2] Vàng;                 [3] Đỏ.

Trả lời:

a. Quả bóng Nam lấy ra có thể có màu: xanh, vàng và đỏ.

b.

Màu bóng

Xanh

Vàng

Đỏ

Số lần

5

9

6

c. Vẽ biểu đồ:

dXác suất thực nghiệm của các sự kiện Quả bóng lấy ra có màu xanh là: \[\frac{5}{{20}} = \frac{5}{{20}}.100\%  = 25\% \]

Xác suất thực nghiệm của các sự kiện Quả bóng lấy ra có màu vàng là:

\[\frac{9}{{20}} = \frac{9}{{20}}.100\%  = 45\% \]

Xác suất thực nghiệm của các sự kiện Quả bóng lấy ra có màu đỏ là:

\[\frac{6}{{20}} = \frac{6}{{20}}.100\%  = 30\% \]

Bài 9.36 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bình khảo sát môn thể thao yêu thích của các bạn trong lớp thu được kết quả như trong bảng thống kê 9.11.

a. Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn bảng thống kê này;

b. Môn thể thao nào được các bạn nam yêu thích nhất? Môn thể thao nào được các bạn nữ yêu thích nhất?

Trả lời:

a.

b. Môn thể thao được các bạn nam yêu thích nhất là: Bóng đá [cột cao nhất màu vàng]

Môn thể thao được các bạn nữ yêu thích nhất là: Bơi lội [cột cao nhất màu xanh].

Bài 9.37 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Minh bỏ 7 viên bi đen và 3 viên bi trắng vào một cái túi. Mỗi lần Minh lấy ra ngẫu nhiên một viên bị từ túi, xem viên bi đó có màu gì rồi lại bỏ viên bi đó vào túi. Minh đã thực hiện 100 lần và thấy có 58 lần lấy được bi đen.

Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện Minh lấy được viên bi màu đen.

Trả lời:

Xác suất thực nghiệm của sự kiện Minh lấy được viên bi màu đen là: \[\frac{{58}}{{100}} = 58\% \]

Bài 9.38 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trong hộp có 5 phần thưởng gồm 2 chiếc bút chì và 3 chiếc bút bi. Quỳnh chọn ngẫu nhiên hai phần thưởng trong hộp. Em hãy liệt kê các kết quả có thể.

Trả lời:

Các kết quả có thể là:

+ Lần 1 được bút chì và lần 2 lấy được bút bi;

+ Lần 1 được bút chì và lần 2 lấy được bút chì;

+ Lần 1 được bút bi và lần 2 lấy được bút bi.

Giaibaitap.me

Page 2

NHIỆM VỤ HỌC SINH THỰC HIỆN Ở NHÀ

1. Các khoản chi tiêu của gia đình em trong một tuần

Khoản chi tiêu

Số tiền

Điện, nước

250 000

Ăn uống

1 000 000

Đi lại

130 000

Điện thoại, internet

100 000

Sách vở

70 000

Vật dụng

200 000

Giải trí, mua sắm

750 000

Dự phòng, tiết kiệm

1 250 000

Tổng

3 750 000

2. Phân chia và sắp xếp các khoản chi tiêu thành 3 hạng mục:

Hạng mục chi tiêu

Khoản chi

1]    Chi cố định thiết yếu

- Điện, nước

- Ăn uống

2]    Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

- Đi lại

- Điện thoại, internet

- Sách vở

- Vật dụng

3]    Chi phát sinh

- Giải trí, mua sắm

- Dự phòng, tiết kiệm

3. Hoàn thành bảng phân tích

Hạng mục chi tiêu

Số tiền

Tỉ lệ [%]

1]    Chi cố định thiết yếu

1 250 000

33

2]    Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

500 000

13

3]    Chi phát sinh

2 000 000

53

Tổng cộng

3 750 000 000

CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP DỰA VÀO VÍ DỤ THỰC TẾ BAN ĐẦU

1.Hoàn thành cột cuối trong bảng T.1

Khoản chi tiêu

Số tiền

Tỉ lệ [%]

Điện, nước

250 000

7

Ăn uống

1 000 000

27

Đi lại

130 000

3

Điện thoại, internet

100 000

3

Sách vở

70 000

2

Vật dụng

200 000

5

Giải trí, mua sắm

750 000

20

Dự phòng, tiết kiệm

1 250 000

33

Tổng

3 750 000

100

2. Chia các khoản chi trong bảng T.1 vào ba hạng mục

Hạng mục chi tiêu

Số tiền

Tỉ lệ [%]

1]    Chi cố định thiết yếu

5 000 000

33

2]    Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

2 000 000

13

3]    Chi phát sinh

8 000 000

53

Tổng cộng

15 000 000

3. Theo em, các khoản chi của anh Bình còn có gì chưa hợp lí? Nên điều chỉnh thế nào?

Theo em, các khoản chi không phải chi cố định thiết yếu còn ở mức cao. Anh Bình cần giảm chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt và chi phát sinh.

Giaibaitap.me

Page 3

Câu hỏi:

Em hãy vẽ những hình sau bằng phần mềm GeoGebra , sau đó dùng công cụ Đối xứng để được hình có trục đối xứng nhé!

Trả lời:

Nhấn chuột phải vào vùng làm việc, chọn "Hệ trục tọa độ"

Hình 1:

- Chọn Điểm mới để vẽ các điểm A,B,C,D,E,F,G,H.

- Chọn Đoạn thẳng để vẽ các đoạn thẳng AB, AC, CD, EF, FG, GH.

- Chọn Đối xứng qua đường thẳng:

+ Nháy chuột trái vào đoạn thẳng AC ---> Nháy chuột trái vào đoạn thẳng AB, ta được đoạn thẳng đối xứng với AC qua AB.

+ Tương tự đối với các đoạn thẳng CD, EF, FG, GH.

Ta được hình có trục đối xứng là AB.

Hình 2:

- Chọn Điểm mới để vẽ các điểm A,B,C,D,E,F, G. Nháy chuột phải vào điểm G, chọn Hiển thị đói tượng

- Chọn Đoạn thẳng để vẽ các đoạn thẳng AB, AC, CD, ED, EF, FG.

- Chọn Đối xứng qua đường thẳng:

+ Nháy chuột trái vào đoạn thẳng AC ---> Nháy chuột trái vào đoạn thẳng AB, ta được đoạn thẳng đối xứng với AC qua AB.

+ Tương tự đối với các đoạn thẳng CD, ED, EF, FG.

Ta được hình có trục đối xứng là AB.

Hình 3:

Chọn Đường tròn khi biết tâm và bán kính để vẽ đường tròn tâm A, tâm C, Bán kính 1

Chọn Điểm mới để vẽ điểm D,E

Chọn Đường thẳng đi qua 2 điểm, vẽ đường thẳng DE

Chọn Giao điểm 2 đối tượng, nháy chuột trái vào đường thẳng DE và đường tròn tâm A. Ta được điểm B.

- Chọn Đối xứng qua đường thẳng:

+ Nháy chuột trái vào đường tròn tâm A ---> Nháy chuột trái vào đoạn thẳng DB, ta được đường tròn đối xứng với đường tròn tâm A qua DE.

+ Tương tự đối với đường tròn tâm C.

Ta được hình có trục đối xứng là DE.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề