Bài tập nối câu ghép bằng quan hệ từ

Kiến thức môn tiếng Việt tưởng dễ mà khó, vừa phong phú lại dễ nhầm lẫn. Trong đó có phần kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ khá phức tạp, nhiều lưu ý và các dạng bài tập khác nhau.

Thấu hiểu băn khoăn đó, bài viết dưới đây tổng hợp kiến thức về quan hệ từ đầy đủ, trọng tâm và dễ nhớ nhất. Ngoài ra còn tổng hợp các dạng bài thường gặp kèm những lưu ý quan trọng nhất để con luyện tập thành thạo. Ba mẹ và bé cùng đón đọc nhé.

Học nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ siêu dễ cùng BingGo Leaders

1. Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là từ dùng để nối các cụm từ, các vế trong câu, các câu trong đoạn. Mục đích để thể hiện sự kết nối và liền mạch cho ngữ nghĩa. Một số quan hệ từ thường gặp là: và, của, nhưng, mặc dù, vì, nếu, thì, do…

Trong tiếng Việt, quan hệ từ là một kiến thức trọng tâm và rất rộng. Việc nắm vững quan hệ từ giúp hành văn của con trôi chảy và hay hơn.

2. Chức năng của quan hệ từ trong câu ghép

Quan hệ từ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nối các vế của câu ghép [hoặc các câu trong cùng một đoạn văn. Cụ thể:

Quan hệ từ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nối các vế của câu ghép

  • Kết nối 2 vế câu ghép để tạo sự liền mạch, logic: Quan hệ từ dùng để kết nối 2 vế trong một câu hoặc 2, 3 câu với nhau [xét trên góc độ ngữ nghĩa]. Có nghĩa là, thay vì phải tách ra thành 2 câu ghép riêng biệt thì việc nối các vế câu ghép lại với nhau sẽ tăng tính logic, sự liên kết. Từ đó giúp câu văn trọn ý, hành văn trôi chảy hơn.
  • Tránh bị hụt ý, hiểu sai ý mà người viết, người nói muốn truyền đạt: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ giúp câu đọc, người nghe hiểu rõ ý. Từ đó tránh sự hiểu thiếu, hiểu sai, phá vỡ ý đồ ban đầu mà người nói, người viết muốn truyền đạt.

3. 2 cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Trong tiếng Việt, quan hệ từ thường được sử dụng khá phong phú. Các bé có thể nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. Cụ thể:

3.1. Nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ

BingGo Leaders đã tổng hợp và chia sẻ một vài quan hệ [dạng đơn, đứng một mình] thường gặp trong bảng dưới đây:

Biểu thị quan hệ

Quan hệ từ

Ví dụ

Liên hợp

Khu vườn rợp bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót.

Tương phản, đối lập

Nhưng, Dù, Mặc dù

Học sinh vẫn phải đi học dù ngoài trời rất lạnh.

Sở hữu

Của

Quả bóng này là của lớp chúng tôi.

Mục đích

Để

Em sẽ cố gắng đạt điểm cao để bố mẹ mua tặng một chú gấu bông.

So sánh

Như, Bằng

Nhìn từ xa cánh đồng lúa chín như một dài lụa màu vàng

Lựa chọn

Hoặc, Hay

Hôm nay con nên mặc áo màu trắng hay áo màu xanh.

Nguyên nhân- Kết quả

Vì, Do

Tôi bị đau bụng do ăn uống lung tung.

Điều kiện- Kết quả

Giả thiết- Kết quả

Nếu, Thì

Hôm nay con được điểm 10 thì mẹ sẽ mua đồ chơi cho con.

3.2. Nối các vế câu ghép bằng một cặp quan hệ từ

Ngoài những từ nối ở trên, quan hệ từ còn đi theo từng đôi, từng cặp để biểu đạt ý nghĩa dưới dạng nguyên nhân và kết quả hoặc tương phản, giả thiết - kết quả….Các cặp quan hệ từ mà các bé thường sử dụng là:

Biểu thị quan hệ

Ý nghĩa

Cặp quan hệ từ

Ví dụ

Nguyên nhân- Kết quả

Đề cập đến một sự vật, hiện tượng hay đối tượng nào đó diễn ra và là nguyên nhân dẫn đến kết quả cụ thể nào đó.

Vì- nên

Do- nên

Nhờ- mà

Nhờ nỗ lực học tập mà Tuấn đạt học sinh giỏi.

Giả thiết- Kết quả

Điều kiện- Kết quả

Mối quan hệ này cho thấy cần có một sự việc xảy ra để dẫn đến một sự việc khác có liên quan.

Nếu- thì

Giá [Giá mà]- thì

Hễ [Hễ mà]- thì

Giá [Giá mà] Nam chăm chỉ thì cậu ấy đã đạt thành tích tốt.

Tương phản, phối lập

Thể hiện một sự vật, sự việc có sự trái ngược với một sự vật, sự việc khác đang được đề cập đến.

Tuy- nhưng

Dù [Mặc dù]- nhưng

Tuy học cùng lớp nhưng tôi không thân với cậu ấy.

Tăng tiến

Giúp cho sự vật, sự việc trong câu được tăng lên về tính chất, ý nghĩa,... của đối tượng ấy

Không những-

mà còn

Càng- Càng

Càng trưởng thành Việt càng thông minh.

4. 3 lưu ý và 2 dạng bài tập khi nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Để hiểu rõ hơn về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, các bé hãy cùng điểm qua 3 lưu ý quan trọng khi làm bài tập.

4.1. 3 lưu ý quan trọng giúp bé làm bài tập tốt hơn

Dưới đây là một số lưu ý giúp bé hiểu đúng và vận dụng nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Cụ thể:

1- Về vị trí đặt quan hệ từ trong câu

Thông thường, quan hệ từ thường được đặt ở giữa câu với nhiệm vụ chính là nối ý nghĩa giữa 2 vế trong cùng một câu. Trong trường hợp sử dụng cặp quan hệ từ, thì từ nối thứ nhất thường đặt ở đầu câu, từ nối thứ hai đặt ở giữa câu.

Ví dụ: Tuy trời đã tối nhưng các bác nông dân vẫn làm việc miệt mài ngoài đồng.

2 - Sử dụng quan hệ từ phù hợp

Các bé cần phải đặc biệt lưu ý xem quan hệ từ mình dùng có phù hợp với nội dung, tính logic mà hai vế câu ghép đó muốn truyền đạt hay không.

Bên cạnh đó, các con cũng phải xem xét xem câu văn đó có thực sự cần các quan hệ từ hay không? Nếu không cần, các bé có thể lược bớt để câu văn ngắn gọn, súc tích hơn.

Sử dụng quan hệ từ phù hợp, đúng ngữ cảnh và ngữ nghĩa

Ví dụ: Mặc dù không thích màu xanh nhưng An văn chọn chiếc xe đẹp màu xanh đó.

Giải thích: Khi bỏ cặp quan hệ từ này, câu văn chỉ còn lại là “Không thích màu xanh An vẫn chọn chiếc xe đạp màu xanh đó”.

Khi đó, câu văn trở nên không trọn vẹn ý, khó hiểu. Vì thế, trong trường hợp này, các con không nên lược bớt cặp quan hệ từ này.

3 - Đảo trật tự các vế câu ghép khi sử dụng quan hệ từ

Sau khi nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, các con nên đọc lại câu và xem ý nghĩa của cả câu đã hợp lý chưa. Có những câu vế câu ghép khi nối quan hệ từ có thể đảo chỗ cho nhau nhưng cũng có nhưng vế câu ghép không thể đảo trật tự câu được.

Đặc biệt, khi nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ, con tuyệt đối không được đảo vị trí 2 vế câu ghép cho nhau.

Ví dụ: Nếu trời không mưa, chúng ta sẽ đi chơi.

Giải thích: Sau khi đảo trật tự các vế câu ghép, câu sẽ thành “Chúng ta sẽ đi chơi, nếu trời không mưa”. Đây là một trong những câu mà các con có thể đảo trật tự các vế câu ghép. Bởi khi đảo hay không đảo 2 vế câu ghép thì câu văn này đều có ý nghĩa và giữ nguyên được ý đồ mà tác giả muốn truyền đạt.

4.2. 2 dạng bài tập thực hành [có đáp án]

Bài 1: Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây:

Bài 1: Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Đáp án

  1. còn
  2. nhưng
  3. và, ở, của
  4. Vì….nên…
  5. Nếu…thì…

Bài 2: Đặt câu có sử dụng quan hệ từ cặp quan hệ từ

Bài 2: Đặt câu có sử dụng quan hệ từ cặp quan hệ từ

Đáp án

  1. Của: Quyển sách này của em.
  2. Hoặc: Ngọc hoặc Châu sẽ tham gia cuộc thi tuần tới.
  3. Với: Hoàng với Hải là hai bạn có thành tích tốt nhất trong kỳ học vừa rồi.
  4. Nguyên nhân – kết quả: Vì tối hôm qua thức khuya nên hôm nay Đức dạy muộn.
  5. Giả thiết – kết quả: Nếu hôm qua ôn bài kỳ thì hôm nay Mai sẽ làm bài tốt hơn.
  6. Tương phản: Mặc dù trời mưa có gió rất lớn nhưng cây cối không bị đổ nhiều.
  7. Tăng tiến: Linda không những học giỏi mà còn hát hay, nhảy đẹp.

5. Tổng kết

Qua những kiến thức bổ ích phía trên, BingGo Leaders đã giúp ba mẹ và bé nắm trọn vẹn cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Chỉ học ngữ pháp thôi là không đủ, mẹ nên cùng bé ôn tập thêm thông qua việc làm nhiều dạng bài tập để củng cố thêm kiến thức.

Thế nào là quan hệ từ lớp 5?

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về....

Các cặp quan hệ từ biểu thì quan hệ gì?

Quan hệ từ [hay từ nối, kết từ, từ quan hệ] là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa các bộ phận câu hoặc giữa các vế câu với nhau, là những từ không thể đảm nhiệm được vai trò thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ trong cụm từ, chúng cũng không thể đảm nhiệm được chức năng của các thành ...

Câu ghép họ ứng là gì?

- Câu ghép hô ứng: Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa… đã”, “vừa…

Câu ghép là gì trong tiếng Việt?

Câu ghép là câu gồm nhiều mệnh đề, mỗi mệnh đề bao gồm cụm chủ vị và các mệnh đề này có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa. Các mệnh đề này có thể liên kết với nhau bằng cặp từ hô ứng, từ nối hoặc các dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy,...

Chủ Đề