Hán sở tranh hùng bản nào hay nhất

[tên gốc Tây Hán diễn nghĩa] là trước tác của Chung Sơn cư sỹ Chân Vĩ, vốn quen thuộc với độc giả Việt Nam qua cái tên Hán Sở tranh hùng. Lần này, qua bản dịch mới mẻ và đầy đủ 101 hồi của dịch giả Châu Hải Đường, một lần nữa quá khứ bi hùng về cuộc chiến giữa Lưu Bang và Hạng Vũ cách đây hơn hai nghìn năm lại như sống dậy trước mắt độc giả. Qua ngòi bút kiệt xuất của tác giả, ta thấy cái tài của người làm tướng quyết thắng ngoài nghìn dặm, cái trung của kẻ làm tôi hy sinh cứu chúa, cái dũng của tướng sỹ công thành hạ địch, cái mưu của kẻ sỹ quy phục chư hầu. Hòa mình vào Hán Sở diễn nghĩa, ta còn khắc khoải với những thành bại được mất tự nghìn xưa, hào hứng theo giấc mộng đồ vương định bá, và cũng xót xa cho thân phận chinh nhân trong những trận chiến một mất một còn. Bi và hùng đan xen hoà lẫn, Hán Sở diễn nghĩa đã tạo nên một thiên anh hùng ca rất riêng.

  • “Tiết thu tháng chín chừ, bốn phía mờ sương.
  • Trời cao nước khô chừ, cái nhạn bi thương.
  • Lính thú khổ thay chừ, ngày đêm bàng hoàng.
  • Mặc giáp cầm gươm chừ, xương trắng gò hoang.”

Thông tin tác giả:

Chân Vĩ là một văn nhân của đất Kim Lăng, Trung Quốc, sống dưới thời Vạn Lịch [1572 – 1620]. Người đời sau chỉ biết đến ông qua trước tác Hán Sở diễn nghĩa, còn cuộc đời và hành trạng của ông đến nay vẫn còn là một ẩn số.

Hán Sở diễn nghĩa thuật lại cuộc tranh hùng trục lộc giữa Hán và Sở – hai thế lực mạnh nhất sau khi nhà Tần sụp đổ. Không đơn thuần là kể lại lịch sử, tác phẩm đã đạt đến “trong văn có sử”, văn và sử tương hỗ nhau một cách nhuần nhuyễn; các nhân vật cũng được đắp thịt thổi hồn với những nét tính cách riêng hết sức sống động. Nhờ vậy, từ khi ra đời cho đến nay, Hán Sở diễn nghĩa luôn được độc giả yêu thích dòng văn “diễn nghĩa” đón nhận nồng nhiệt.

Thông tin dịch giả:

Châu Hải Đường sinh năm 1974, là một dịch giả trẻ có vốn hiểu biết sâu sắc về Hán văn, cả cổ và hiện đại. Anh đã có nhiều dịch phẩm tạo tiếng vang trên văn đàn như Tào Tháo – Thánh nhân đê tiện, Đường Tống truyền kỳ, An Nam Truyện, Đông Chu liệt quốc liên hoàn họa... cùng với các bản dịch tùy bút đương đại Trung Quốc. Đồng thời anh cũng là một người viết thư pháp Hán Nôm, đã tham gia nhiều triển lãm thư pháp trong và ngoài nước.

HOUSE N HOME SỐNG ĐẸP HUMAN ACT PRIZE HÀNH TRÌNH BẤT TẬN DR.BLUE

SOHA NEWSHotline: 0943 113 999 Tìm kiếm

Thời sự - Xã hội Kinh doanh Quốc tế Thể thao Nhịp sống mới Giải trí Pháp luật Sống khỏe Xe Công nghệ Đời sống Tri thức mới Video Ảnh

Chủ đề hay

Nhóm chủ đề

House n Home

Soha Special

Sống đẹp

Tự hào Việt Nam

Hành trình bất tận

Vũ khí Việt Nam

Du lịch lãi

Ăn sành sống chất

Dạy con nên người

Bảo vật Việt Nam

Bí mật ngành xe

Giải mã Chất dinh dưỡng

Bài học cuộc sống

Bình luận bóng đá

Bốn mùa tiện nghi

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Lưu Bị dùng kiếm, Quan Vũ dùng đao: Bí mật đằng sau cách chọn vũ khí này là gì?

Tri thức mới2021-03-01T21:00:00

Vì sao các nhân vật khác nhau lại có vũ khí khác nhau?

Thất bại trước Lưu Bang, Hạng Vũ tự sát, vậy số phận các tướng lĩnh dưới trướng của ông sau đó ra sao?

Đời sống2021-02-13T12:32:00

Trong số các tướng lĩnh dưới trướng của Hạng Vũ, có người may mắn được sống nốt cuộc đời trong yên ổn nhưng cũng có người phải nhận kết cục thê thảm.

Đời người có 3 cái sai: Xem bè là tri kỉ, xem "sân khấu" là bản lĩnh, xem sự nóng giận là cá tính

Đời sống2020-12-05T23:02:00

Đời người giống như bàn cờ, đã xuất cờ là không thể rút lại. Một bước sai, bước bước sai, một phút bất cẩn, hỏng cả ván cờ. Vì vậy, sống ở đời, cái gì nên thận trọng hãy thận trọng, đặc biệt là ở 3 bước này, tuyệt đối không được sai sót.

Người ưu tú, sớm đã từ bỏ 3 thứ: Sĩ diện, tức giận, sự chây ì

Đời sống2020-11-30T11:30:00

Có một câu hỏi trong một cuốn sách rằng: “Bạn biết cách nào để khiến bản thân trở nên mạnh mẽ, ưu tú hơn không?” Đáp: Học cách buông bỏ 3 thứ: Sĩ diện, sự tức giận và sự chây ì.

Nếu tranh thiên hạ với Lưu Bang không phải Hạng Vũ mà là Tào Tháo, ai sẽ là người chiến thắng?

Đời sống2019-11-11T12:08:00

Giả sử Lưu Bang và Tào Tháo có cơ hội trực tiếp đối đầu, liệu rằng ai trong số hai nhân vật lịch sử gây tranh cãi này sẽ trở thành người chiến thắng trong trận chiến ấy?

Bị coi là Hoàng đế 'côn đồ' nhất lịch sử TQ, đây là lý do Lưu Bang mang tiếng xấu ngàn thu

Đời sống2019-02-08T12:38:00

Mặc dù là người chiến thắng trước Tây Sở Bá vương Hạng Vũ trong trận chiến Hán Sở tranh hùng, thế nhưng vị Hoàng đế khai quốc của nhà Hán này lại sở hữu "lý lịch" không ít tỳ vết.

10 võ tướng mạnh nhất Trung Hoa: Quan Vũ "đội sổ", Lữ Bố, Nhạc Phi vẫn thua nhân vật này

Đời sống2018-11-22T12:03:00

Trong bảng xếp hạng này, những tên tuổi võ tướng nổi tiếng như Quan Vũ, Lữ Bố, Nhạc Phi... vẫn xếp sau một nhân vật được mệnh danh là "thiên cổ vô nhị".

Xóa sổ 20 vạn bại binh chỉ trong 1 đêm- tội ác lưu mãi ngàn năm của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ

Đời sống2018-07-27T21:37:00

Mồ chôn tập thể tại thành cổ Tân An chính là minh chứng lưu giữ lại vụ thảm sát đẫm máu năm xưa, mà người đứng sau không ai khác chính là Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ.

Những chuyện hậu cung về Lưu Bang - Hoàng đế lưu manh, lỗ mãng, bất hiếu của nhà Hán

Đời sống2017-11-15T22:33:00

Là Hoàng đế khai quốc của nhà Hán, nhưng tên tuổi của Lưu Bang lại chẳng hề tốt đẹp!

Cuộc hôn nhân đáng xấu hổ và tấn bi kịch gia đình của Lữ hậu

Đời sống2016-02-26T19:17:00

Sở hữu địa vị vững chắc, nhưng quyền uy tối thượng của Lữ hậu đã đẩy con trai vào chỗ chết, khiến con gái qua đời trong tức tưởi, ngay cả cháu ngoại cũng phải sống trong cảnh cô độc cả đời.

Hai ông hoàng "vong ơn bội nghĩa" khét tiếng lịch sử Trung Hoa

Đời sống2016-01-26T18:11:00

Trong lịch sử phong kiến hàng ngàn năm của Trung Quốc, Lưu Bang và Chu Nguyên Chương được đánh giá là hai ông hoàng khét tiếng bạo tay trong việc giết hại các khai quốc công thần.

Giải mã bí ẩn ngàn năm về cái chết của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ

Đời sống2015-09-10T07:50:00

Xung quanh việc Hạng Vũ tự vẫn bên dòng Ô Giang, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm bất đồng. Những bí ẩn đang tìm lời giải phía sau cái chết ấy là gì?

Chủ Đề