Bài toán tương giao của đồ thị hàm số

  • Dạng 1. Bài toán tương giao đường thẳng với đồ thị hàm số bậc 3 [CHỨA THAM SỐ]
  • Dạng 2. Bài toán tương giao của đường thẳng với đồ thị hàm số nhất biến [CHỨA THAM SỐ]
  • Dạng 3. Bài toán tương giao của đường thẳng với hàm số trùng phương [CHỨA THAM SỐ]

[Bản full đáp án và lời giải chi tiết sẽ cập nhật trong khóa live VIP]

Bộ tài liệu Chuyên Đề Toán Lớp 12: Sự Tương Giao Của Đồ Thị Hàm Số gồm 2 dạng. Mỗi dạng sẽ có các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết.

  • Bộ tài liệu được soạn thảo dưới dạng file Word có tổng cộng 22 trang.

Tải tài liệu ở cuôi bài viết

Tải file Word đầy đủ TẠI ĐÂY

Tham khảo tài liệu Toán Lớp 12: 10 Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Môn Toán Lơp 12 Năm 2023-2024

Tham Gia: Nhóm Zalo

Tham Gia: Nhóm FB

Thay Khoa

Đối với dạng bài này, ta cũng có thể sử dụng phương pháp ở trên, nhưng đối với bài toán không tìm được hết các nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm thì ta có thể sử dụng phương pháp dưới đây:

Phương pháp:

- Bước 1: Lập phương trình hoành độ giao điểm \[f\left[ x \right] = g\left[ x \right]\].

- Bước 2: Khảo sát sự biến thiên của hàm số \[h\left[ x \right] = f\left[ x \right] - g\left[ x \right]\] trên TXĐ.

+ Tính \[h'\left[ x \right]\], giải phương trình \[h'\left[ x \right] = 0\] tìm các nghiệm và các điểm \[h'\left[ x \right]\] không xác định.

+ Xét dấu \[h'\left[ x \right]\] và lập bảng biến thiên.

- Bước 3: Kết luận số giao điểm của hai đồ thị hàm số \[y = f\left[ x \right]\] và \[y = g\left[ x \right]\].

+ Số giao điểm của hai đồ thị hàm số \[y = f\left[ x \right]\] và \[y = g\left[ x \right]\] là số giao điểm của đồ thị hàm số \[h\left[ x \right]\] với trục hoành [đường thẳng \[y = 0\]]

Dạng 3: Tìm điều kiện của tham số để phương trình \[f\left[ x \right] = g\left[ m \right]\] có nghiệm trên đoạn cho trước.

Phương pháp:

- Bước 1: Khảo sát sự biến thiên của hàm số \[y = f\left[ x \right]\] trên đoạn \[\left[ {a;b} \right]\].

+ Tính \[f'\left[ x \right]\], giải phương trình \[f'\left[ x \right] = 0\] tìm các nghiệm thuộc đoạn \[\left[ {a;b} \right]\] và các điểm \[f'\left[ x \right]\] không xác định.

+ Xét dấu \[f'\left[ x \right]\] và lập bảng biến thiên.

- Bước 2: Nêu điều kiện để phương trình \[f\left[ x \right] = g\left[ m \right]\] có một, hai,… nghiệm là đường thẳng \[y = g\left[ m \right]\] cắt đồ thị hàm số \[y = f\left[ x \right]\] tại một điểm, hai điểm,… trên đoạn \[\left[ {a;b} \right]\], từ đó suy ra điều kiện của \[g\left[ m \right]\].

- Bước 3: Giải phương trình, bất phương trình ẩn \[m\] ở trên và tìm điều kiện của \[m\].

Dạng 4: Tìm điều kiện của tham số để đồ thị hàm số bậc ba \[y = f\left[ x \right] = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\] cắt trục hoành.

[Áp dụng cho những bài toán không tách riêng được \[m\] và \[x\]]

- Bước 1: Lập phương trình hoành độ giao điểm \[f\left[ x \right] = 0\]

- Bước 2: Tính \[y' = 3a{x^2} + 2bx + c,\Delta ' = {b^2} - 3ac\]

- Bước 3: Nêu điều kiện để phương trình \[f\left[ x \right] = 0\] có nghiệm:

+] Phương trình có \[1\] nghiệm duy nhất nếu đồ thị hàm số không có điểm cực trị nào hoặc có hai điểm cực trị cùng nằm về một phía đối với trục hoành

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\Delta ' \le 0\\\left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\f\left[ {{x_1}} \right].f\left[ {{x_2}} \right] > 0\end{array} \right.\end{array} \right.\] với \[{x_1},{x_2}\] là hai nghiệm của phương trình \[y' = 0\].

+] Phương trình có 2 nghiệm nếu \[f\left[ {{x_1}} \right] = 0\] hoặc \[f\left[ {{x_2}} \right] = 0\] với \[{x_1},{x_2}\] là hai nghiệm của phương trình \[y' = 0\].

+] Phương trình có 3 nghiệm phân biệt nếu đồ thị hàm số có hai điểm cực trị nằm khác phía so với trục hoành

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\f\left[ {{x_1}} \right].f\left[ {{x_2}} \right] < 0\end{array} \right.\]

- Bước 4: Kết luận giá trị cần tìm của \[m\].

Dạng 5: Tìm điều kiện của tham số để đồ thị hàm số bậc 4 \[y = f\left[ x \right] = a{x^4} + b{x^2} + c\] cắt trục hoành.

[Áp dụng cho những bài toán không tách riêng được \[m\] và \[x\]]

- Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm \[f\left[ x \right] = 0\]

- Bước 2: Đặt \[t = {x^2} \ge 0\], phương trình trở thành \[a{t^2} + bt + c = 0\left[ * \right]\].

- Bước 3: Nêu điều kiện để phương trình bậc 4 có nghiệm:

+ Phương trình bậc 4 có 4 nghiệm phân biệt nếu [*] có hai nghiệm phân biệt dương \[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta > 0\\S > 0\\P > 0\end{array} \right.\]

+ Phương trình bậc 4 có 3 nghiệm phân biệt nếu [*] có 1 nghiệm dương và 1 nghiệm bằng \[0\]\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta > 0\\S > 0\\P = 0\end{array} \right.\]

+ Phương trình bậc 4 có 2 nghiệm phân biệt nếu [*] có hai nghiệm trái dấu, hoặc 1 nghiệm kép dương \[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}P < 0\\\left\{ \begin{array}{l}\Delta = 0\\S > 0\end{array} \right.\end{array} \right.\]

+ Phương trình bậc 4 có 1 nghiệm duy nhất nếu [*] có 1 nghiệm kép bằng \[0\] hoặc có 1 nghiệm bằng \[0\] và 1 nghiệm âm \[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\Delta = 0\\S = 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}P = 0\\S < 0\end{array} \right.\end{array} \right.\]

+ Phương trình bậc 4 vô nghiệm nếu [*] vô nghiệm hoặc có 2 nghiệm âm hoặc nghiệm kép âm\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\Delta < 0\\\left\{ \begin{array}{l}\Delta \ge 0\\S < 0\\P > 0\end{array} \right.\end{array} \right.\].

Chủ Đề