Bàn có năm chỗ ngồi review

5 nhân vật với 5 nét tính cách khác nhau đã xảy ra hàng loạt tình huống xảy ra. Hãy cùng “Bàn có năm chỗ ngồi“ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh nghe câu chuyện của họ nhé.

Năm nay, Huy lên lớp 8 đồng nghĩa với việc đã trở thành “người lớn”. Huy đã nói như thế với thằng Tin đầy tự hào vì trên lớp thầy Dân đã nói như vậy. Nhưng xui một chỗ, lên lớp đồng nghĩa với đổi chỗ. Huy là “cạ cứng” của thằng Bảy vì thằng Bảy giỏi Toán nên có thể co py thả dàn, nào ngờ lại có tin sét đánh.

Huy bị chuyển xuống bàn cuối do tướng tá to cao nên các bạn bên dưới không nhìn thấy mặc dù cu cậu bày đủ trò mắt kém… nhưng vẫn bị xuống bàn cuối ngồi.

Do thằng Bảy mải mê đọc truyện trinh thám nên bị Huy dụ xuống bàn cuối ngồi cùng mình, lý do với thầy Dân là để kèm nhau học tập nên hai đứa được sắp xếp ngồi cùng bàn.

Sau đó, bàn cuối lại “kết nạp” thêm 3 nhân vật nữa là Quang, Hiền, Đại.

“Ngồi bên trái tôi là thằng Quang, học sinh lớp 8A2 cũ. Thằng này đầu tóc rễ tre, mặt chữ điền, da ngăm ngăm, cặp mắt lúc nào cũng mơ mơ màng màng như một nhà thơ chính cống.

.. Đó là những điều tôi biết về Quang. Ngồi kế Quang là nhỏ Hiền. Nhỏ Hiền cũng là học sinh lưu ban. Nó lớn hơn tôi 2 tuổi, vóc người đầy đặn ra dáng một thiếu nữ. So với đám con gái trong lớp, nhỏ Hiền có vẻ chững chạc , trầm tĩnh hơn. giờ ra chơi, Hiền không chơi nhảy dây, rượt bắt hoặc mút kem như những đứa khác mà ngồi trong lớp cùng với nhỏ Hoa, nhỏ Liên đem chỉ ra thêu. Tôi chưa trò chuyện với Hiền lần nào, một lần là nó vốn chẳng phải con trai, hai là vì có thằng Quang ngồi chen vào giữa tôi với nó.

Ngồi ở rìa bàn, trong góc lớp là thằng Đại. Ngồi kế nhỏ Hiền, thường bị tụi bạn “cặp đôi”, Đại ức lắm nhưng không nói. Tính nó vốn lầm lì xưa nay. Điều đó cả lớp 8A3 đều biết. Năm ngoái nó học 7A3, đáng lẽ năm nay lên thẳng 8A3 đều biết. Năm ngoái nó học 7A3, đáng lẽ năm nay lên thẳng 8A3 như những đứa khác những không hiểu sao nó lại lọt vô lớp tôi.

Thường thì tính lầm lì đi đôi với chậm chạp . Thằng Đại cũng vậy . Hôm khai trường, mặc cho chúng tôi chen nhau vào lớp và giành chỗ đến đỏ mặt tía tai , có đứa đứt cả nút áo, nó cứ đủng đa đủng đỉnh đi đằng sau. Khi nó vào tới nơi thì các dãy bàn đã kín người, chỉ còn mỗi chỗ trống ở bàn chót trong góc lớp, không đứa nào thèm giành. Đại thản nhiên ôm tập đi tới chỗ trống , ngồi xuống, không cằn nhằn một tiếng.”

Cuối cùng mọi người lại bầu cho thằng Đại làm tổ trưởng, nó ra dáng là một tổ trưởng nghiêm khắc. Thấy thằng Huy không đeo bảng tên hay quên sơ vin, nó đều nhắc ráo trọi. Việc đó làm thằng Huy ghét nó lắm và nghĩ rằng nó có thành kiến với mình.

Hôm nay, Huy đến nhà nhỏ Hiền mượn cuốn địa lý để vẽ bản đồ. Nhà Hiền nằm ở cuối chợ cầu Ván, kế bên rãnh thoát nước đen ngòm. Đó là căn nhà lụp xụp , tồi tàn, mái bằng tôn , cửa cũng bằng tôn cũ kĩ và gỉ sét.

Hôm nay Hiền lại đi bán chè và chỉ có má Hiền ở nhà.

“-Con Hiền đi bán từ 1h-4h chiều. Sau đó tới phiên bán tới khuya. Cháu nghĩ coi, từ hồi bá trai sưng gan nghỉ hát tới giờ , một mình bác xoay xở sao nổi. Thành ra con Hiền nó phải phụ với bác một tay. Tội nghiệp, nó siêng học lắm, tối nào cũng thức học bài tới khuya. Năm ngoài, bác bệnh lên bệnh xuống , nó phải gồng gánh mọi việc nên bài vở bỏ bê, rốt cuộc không lên lớp nổi với người ta, nghĩ mà thương!

Nói xong, má nó chép miệng thở dài. Còn tôi thì nghe ngùi ngùi trong bụng. Té ra nhỏ Hiền cực thiệt.Ở lớp, nhìn nó bộ tịch chững chạc , mặt mày lúc nào cũng tươi cười, ai biết nó về nhà phải buôn bán phụ gia đình vất vả như vậy. “

Nhỏ Hiền vất vả khi phải phụ mẹ bán chè, ba thì đau bệnh nên chả giúp được gì cho gia đình lại thêm thói nghiện rượu. Vì vậy cô bé không có thời gian học hành nên phải ở lạu lớp.

Một lúc thì nhỏ Hiền cũng về đưa cho Huy cuốn sách Địa Lý, còn bảng tên thì Huy đã ép giấy bóng kính rồi nên Hiền không cần thêu hộ bảng tên nữa.

Khi về, Huy nó chuyện nhà Hiền còn bị mẹ than con nhà người ta chăm chỉ còn con nhà mình chỉ biết chơi, không biết làm việc nhà. Sau đó, máu anh hùng nổi lên. Huy xin mẹ đi rửa bát thì làm vỡ ngay cái đĩa mà mẹ quý nhất. Sau đó, mẹ sai Huy lên giảng bài cho em Tin thì vướng môn Toán Huy không biết làm. Huy không giải được đâm ngượng nói bài dễ mà cũng nhờ làm bé Tin tức không thèm nhờ anh giảng bài mà sang bên nhà bạn để hỏi bài. Thế là cu cậu thoát khỏi “quê mặt ” trước em trai.

Phải đơi đến tiết ngữ pháp, Huy mới được “phổng mũi” khi bài kiểm tra được 10 điểm cao nhất lớp. Ngữ pháp là môn rất khó nên ít ai được điểm cao, chỉ toàn lẹt đẹt điểm 7 – 8. Sau đó , nhỏ Hiền mượn bài của Huy xem qua vì chỉ có nó được điểm cao nhất lớp.

Ở lớp đề ra hoạt động giúp nhau trong học tập là “đôi bạn cùng tiến” là một bạn giỏi kèm một bạn yếu trong học tập.

Khỏi phải nói,. Huy đã bắt cặp với Bảy, nhóm còn kết nạp thêm thằng Quang để học chung.

Bữa đó học Văn, khỏi phải nói, Huy được làm “thầy”nên oai lắm. Bắt 2 đứa còn lại phải sắm sổ tay Văn học để chép những ý hay, đoạn văn, thơ hay để lấy làm mẫu và ghi nhớ.

Hai thẳng tranh nhau mượn sổ tay của Huy để về chép lại. Sau đó đến học phần Văn nghị luận vốn cực “khoai “trong mắt bọn trẻ. Huy bắt hai đứa lấy ví dụ về hai món hai đứa thích nhất là hủ tiếu và bún ra. Đứa nào cũng cố cãi món mình thích là số 1, bài học về văn nghị luận đầu tiên ra đời. Đó chính là bảo vệ cái mình thích bằng những luận điểm, luận cứ, luận chứng thuyết phục để chứng minh cái mình nói là đúng.

Lại có bữa nhà trường tổ chức trông cây bạch đàn để đánh giá thi đua giữa các lớp, mỗi tổ nhận chăm sóc một hàng. Các tổ viên trồng cây và làm hàng rào rất chắc chắn nhưng Huy làm lỏng lẻo nên cây bạch đàn của Huy bị gà mổ nên bị hỏng. Huy đánh liều nhổ cây khác cắm vào vại bị lớp khác bắt ngay. Cuối cùng cu cậu lại phải xin lỗi và làm bản kiểm điểm hứa sẽ không tái phạm nữa.

Sau thời gian học môn Văn dưới sự kèm cặp của Huy, Bảy và Quang cũng khá lên từng ngày. Nhưng sự kiện khiến Huy hãnh diện nhất là làm ra bài thơ có nội dung Câu có cụm chủ vị làm chủ ngữ :

“Cụm chủ vị khi làm chủ ngữ

Thường đằng sau có chữ “khiến cho”

Ví như “Em bé nằm ho

Khiến cho cha mẹ phải lo suốt ngày”

Nhưng vị ngữ khi rày khi khác

Chữ “khiến cho” chưa chắc ở hoài

Đôi khi có một chữ “là”

Kéo theo sau nó cái toa “danh từ”

Lấy ví dụ: “Bạn hư hỏng quá

Là nỗi buồn của cả thầy cô”

Nếu đem “sự, cuộc, việc” vô

“Ngữ danh từ” bỗng bất ngờ hiện ra.

Khỏi phải nói, bài thơ đã làm cả Bảy và Quang học phần ngữ pháp ngon ơ dưới sự kèm cặp của “Thầy Huy”. Bài thơ được in ra báo tường của lớp và được đọc trước toàn trường vì sáng kiến trong học tập. Huy lúc đó được nổi tiếng toàn trường.

Nổi tiếng trong môn Văn là thế mà đến môn Toán lại khiến Huy bó gối. Cu cậu học lơ mơ, mất căn bản từ nhỏ khiến Bảy cứ phải giảng đi giảng lại. Phần chứng minh hai đường thẳng song song, góc trong cùng phía và ngoài cùng phía, chứng minh hai tam giác bằng nhau…cứ khiến cu cậu rối tung lên.

Cu cậu nghĩ ra kế chạy về nhà vì nhà có việc để Bảy không để ý mà chỉ cho thằng Quang. Chờ đến mãi sau mới tới lại vì nghĩ đã 4h sắp hết giờ học rồi. Bảy kèm Huy cực kỳ chặt nhưng so với Quang đã tiến bộ rất nhiều, môn Toán của Huy chẳng tiến bộ bao nhiêu khi trả bài kiểm tra Toán khi chưa bao giờ cu cậu đạt đến điểm 5 Toán.

Chẳng mấy chốc đã sắp đến ngày Kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân. Thầy Dân yêu cầu mỗi đứa phải viết một lá thư hoặc chuẩn bị một món quà để gửi tặng các anh bộ đội.

Chiều 25/12 thầy Dân dẫn cả lớp đi xem triển lãm kỷ niệm ngày thành lập quan đội.

Phòng triển lãm rất lớn và có một anh bộ đội giới thiệu các hình ảnh và hiện vật trong phòng cho cả trường nghe.

Nào là súng của những người anh hùng cũng như lưỡi quốc của bà Võ Thị Thơi ở Củ Chi đã đào hầm gần 30 năm… Những tư liệu chiến tranh quý giá đó khiến bọn trẻ thích mê cũng như những câu chuyện xung quanh.

Sau khi được nghe câu chuyện đào hầm gần 30 năm, Huy về đã suy nghĩ rất lâu và nhìn lại bản thân. Cu cậu nghĩ kỹ và đưa ra kết luận mình phải trở nên chăm chỉ, trưởng thành, học giỏi để ba mẹ tự hào.

Gần đến kỳ thi học kỳ I, trường tổ chức cuộc thi hái hoc dân chủ nhằm kiểm tra kiến thức của các em học sinh. Tất cả các lớp phải tham dự. Thật không may vì thể lệ cuộc thi như trước là mỗi em bốc thăm câu hỏi, nếu câu đó đúng sở trường thì trả lời, nếu câu không trúng môn học mình ưa thích . Bây giờ ai bốc phải câu nào sẽ trả lời câu ấy mà không có sự trợ giúp từ ai cả. Việc này đã khiến Huy toát hết mồ hôi vì sợ bốc phải môn Toán mà cu cậu sợ nhất. Kết quả cuộc thi sẽ ra sao? Mời các bạn theo dõi câu chuyện.

Với nghệ thuật kể chuyện giản dị, nhân vật miêu tả sinh động và câu từ giản dị, đúng với tuổi thơ, cuốn sách như làm ta sống lại quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường vô lo vô nghĩ.

\>> Đặt sách ngay tại đây: //shorten.asia/7dPXe7hQ

Đặt sách tại TIKI: //shorten.asia/xsZnkjvz

Nga Nguyễn

Liên hệ công việc, đặt bài qua gmail: ngathanh2703@gmail.com

Hoặc Fanpage: //www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline

Review sách “Đường về nhà”: Hành trình dũng cảm,táo bạo của một cô gái nhỏ đạp hơn 3000 cây số từ Bắc Kinh về Hà Nội

Review sách “Chiến binh cầu vồng”: Giáo dục đã thắp sáng khát vọng, mong ước của những đứa trẻ nghèo đảo Belitong như thế nào?

Review sách “Lâu đài bay của Pháp sư Howl”:Liệu pháp sư Howl có hóa giải được lời nguyền đã biến Sophie thành một bà lão già nua, xấu xí

Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt

Review sách “Trải nghiệm khách hàng xuất sắc” : “Gót chân Asin” của nhiều doanh nghiệp và những bí quyết chạm đến trái tim khách hàng bằng trải nghiệm

Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây

Review sách “Ý tưởng này là của chúng mình”: Quảng cáo vui lắm, rảnh vô làm chơi !

Review sách “199 mấy hồi ấy làm gì?”: Du hành trở lại những năm chín mấy với những kỷ niệm tuổi thơ đáng yêu, hồn nhiên.

Chủ Đề