Bao lâu thì bón phân 1 lần

Nhiều bạn cho rằng cà tím là loại cây trồng không năng suất cho lắm vì nó chiếm nhiều diện tích. Tuy nhiên, với thời gian thu hoạch kéo dài tới hơn 2 tháng và quả cũng khá sai thì có thể nói năng suất của cà tím không tệ như các bạn nghĩ. Vì lý do này nên cà tím cũng là một trong những loại cây rau được nhiều chị em trồng trong thùng xốp tại nhà. Khi trồng trong thùng xốp, các bạn cần phải lưu ý bón phân định kỳ để cây có đủ dinh dưỡng phát triển nhất ra giai đoạn ra quả. Nếu bạn chưa biết cách bón phân cho cà tím như thế nào thì hãy tham khảo cách làm của NNO sau đây.

Cách bón phân cho cà tím

Để bón phân cho cà tím trước tiên các bạn cần xác định được 3 vấn đề, thứ nhất là bón phân gì, thứ hai là bón khi nào và thứ 3 là bón như thế nào. Khi xác định được 3 điểm này thì bạn có thể dễ dàng thực hiện được việc bón phân cho cà tím và cả các loại cây khác khi trồng thùng xốp.

1. Bón phân gì cho cà tím trồng thùng xốp

Khi trồng các loại rau trong thùng xốp tại nhà thường các chị em sẽ hướng đến việc trồng theo dạng hữu cơ để có rau sạch [rau hữu cơ]. Do đó, loại phân dùng để bón cho cây sẽ là các phân hữu cơ như phân chuồng ủ hoai mục, phân tự ủ từ thực vật [hoa quả hỏng, rau] hoặc động vật [cá], phân vi sinh, phân gà, phân bò, phân dê, phân trùn quế, … Khi bón các loại phân này cây vẫn phát triển tốt và không cần chờ thời gian cách ly vẫn có thể thu hoạch quả để ăn được. Nếu chị em bón các loại phân vô cơ [phân hóa học] như phân đạm, lân, kali hay NPK thì vẫn cần phải chờ thời gian cách ly từ 7 – 15 ngày thì mới có thể thu hoạch để đảm bảo không còn dư lượng phân hóa học trong quả.

Như vậy, khi trồng cà tím tại nhà chị em nên bón các loại phân hữu cơ là tốt nhất. Nếu bón các loại phân vô cơ thì chỉ nên bón ở giai đoạn đầu khi cây còn non để bổ sung dinh dưỡng, khi cây bắt đầu ra quả thì chỉ nên bón phân hữu cơ sẽ tốt hơn.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cà tím

Cách bón phân cho cà tím

2. Thời gian bón phân

Khi trồng cà tím trong thùng xốp bạn sẽ thấy mỗi thùng xốp chỉ trồng được 1 – 2 cây vì tán của cây cà tím khá rộng. Tùy vào lượng phân bón mỗi lần mà thời gian giữa mỗi lần bón phân có thể cách nhau 1 đến 2 tuần. Nếu bạn bón ít phân thì mỗi tuần bạn nên bón phân lại cho cây 1 lần để cây có đủ dinh dưỡng phát triển. Nếu bạn bón nhiều phân 1 lần thì 2 tuần sau mới nên bón lại. Không nên bón quá nhiều phân một lần sẽ làm cây bị “xót rễ” dẫn đến héo cây.

Cách bón phân cho cà tím

Khi đã xác định được loại phân cần bón là phân nào thì bạn sẽ biết cách bón phân cho phù hợp với từng loại phân. Đối với phân hữu cơ, bạn nên đào một phần đất ở xa gốc cây sau đó cho phân hữu cơ vào rồi lấp đất lên. Tưới nước vào vị trí vừa bón phân để phân bón tan ra ngấm vào trong đất. Tuyệt đối không bón trực tiếp vào gốc cây vì có thể khiến cây bị héo chết.

Đối với phân vô cơ, tùy từng loại phân mà bạn muốn bón cho cây mà sẽ có cách bón khác nhau. Thường thì bạn sẽ pha phân bón với nước sau đó tưới vào đất ở xung quanh gốc và cũng tuyệt đối không nên tưới trực tiếp vào gốc cây.

Xem thêm: Cách bón phân trùn quế đúng cách

Cách bón phân cho cà tím

Như vậy, cách bón phân cho cà tím cũng khá đơn giản chứ không có gì phức tạp. Tùy vào lượng đất trong thùng xốp mà mỗi lần bạn có thể bón từ 2 – 3 nắm phân hữu cơ hoặc một nắm nhỏ phân vô cơ. Nếu bạn không ước lượng được lượng phân bón thì tốt nhất nên bón ít sau đó tăng dần lượng phân bón lên, nếu thấy cây vẫn phát triển tốt giữa các lần bón phân thì giữ nguyên lượng phân bón là được.

1.Chọn hạt giống và đất trồng rau

Hạt giống trồng rau nên chọn lọai có bao bì rõ ràng nơi sản xuất giống, hạt giống mua về được bảo quản nơi thoáng mát để đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm.

Đất trồng rau nên chọn đất hay giá thể được xử lý vi sinh và có thành phần từ phân trùn quế.

2. Chăm sóc và bón phân vô cơ rau trồng tại nhà

Sau khi ủ và gieo hạt theo hướng dẫn trồng rau, nên đưa rau trồng ra nơi có đầy đủ ánh sáng để cây rau mau cứng cáp thân lá.

Tưới nước phải tùy vào thời tiết, nếu trời nắng quá gắt nên tưới nhiều lần trong ngày, có thể từ 2-3 lần không để khay rau bị khô héo hay thiếu nước sẽ làm rau chậm lớn. Nếu trời mưa thì tưới một lần vào sáng sớm và tránh để nước mưa rơi trực tiếp làm dập hư lá rau trồng.

Bón phân vô cơ nên thực hiện lần đầu khi cây rau còn nhỏ khoảng 4-5 cặp lá thật, chia mỗi đợt có 3 lần bón như sau:

– Trước tiên bón phân lân với liều lượng 2 muỗng cà phê nhỏ pha 10 lít nước tưới cho rau

– 3 ngày sau bón phân urê với liều lượng 1 muỗng càphê trong 10 lít nước

– Tuần sau bón DAP hay NPK 16.16.8 với liều lượng 1 muỗng cà phê rải xung quanh gốc rau, sau đó cho thêm ít giá thể hay đất trồng rau vào mặt chậu để rễ rau không lộ lên trên.

Lưu ý : bón phân vô cơ nên làm buổi chiều mát sau khi tưới nước và đợi khô nước trên lá.

Tùy vào thời điểm cắt thu hoạch mà có thời gian cách ly an toàn, thường bón phân vô cơ trước khi cắt rau là 10 -14 ngày, khi cắt xong có thể bón thêm một đợt phân vô cơ như trên, nếu cây rau đã lớn thì tăng gấp đôi liều lượng phân vô cơ.

3. Dùng phân bón lá cho rau trồng tại nhà

Phân bón lá cũng cần thời gian cách ly như khuyến cáo nhà sản xuất, tuy nhiên chỉ dùng phân bón lá khi gặp trời mưa kéo dài, khi cây rau bị vàng lá do nhiễm bệnh, hay khi rau còn nhỏ cần bổ sung thêm dinh dưỡng vi lượng cho rau trồng mau lớn.

Phân bón lá dùng cho rau thường dùng phân 30.10.10, K-Humat, Vitamin B1, Atonik, ra rễ mầm chồi…

Việc bón phân cho rau phân chia theo loại phân sử dụng như sau :

Phân hữu cơ

Đối với phân hữu cơ cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng, nên bón phân đã được ủ hoai hoặc phân trùn quế S-Farm.

Thông thường người nông dân hay sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón phân cho rau trong diện tích lớn. Riêng trồng rau trong nhà việc bón phân cho rau nên sử dụng các phân hữu cơ cao cấp như : phân trùn quế đây là loại phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây trồng, tăng khả năng giữ nước và ngăn các bệnh về rễ…..

Dùng phân hữu cơ để bón phân cho rau trong giai đoạn bót lót cho cây con [có trộn chung với giá thể khác như tro trấu – xơ dừa với tỉ lệ thích hợp ].

Ví dụ : Trộn phân trùn quế với tro trấu xơ dừa dùng tỉ lệ 1:1: 0.3

Ngoài ra có thể bón bổ sung trên bề mặt chậu khay sau mỗi đợt cắt thu hái rau lá với liều lượng như khuyến cáo của người bán.Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ bón cho rau thì hương vị rau càng đậm đà và nhiều vị tự nhiên hơn.Tuy nhiên cây rau trông không bắt mắt, lá nhỏ hơn, màu xanh nhạt hoặc hơi vàng.

Nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau ăn lá trồng trong nhà như : rau húng các loại, rau xà lách, rau thơm…

Phân hóa học

Để giúp cây rau nhanh lớn nhanh ra lá người ta thường chọn phân hóa học hay còn gọi là phân vô cơ để bón phân cho rau trồng trong nhà.Đó là các loại phân có tên thương hiệu như: phân DAP, phân Ure, Phân NPK, lân… và một số phân bón lá thông qua việc phun bằng bình phun sương.

Khi trồng các loại rau lá như rau muống, rau cải, rau ăn trái, …mới bón phân cho rau bằng phân vô cơ và bón vào thời điểm rau còn nhỏ vừa chiết sang chậu, hay lúc cây rau đang lớn cho ra thân lá.Lưu ý thời gian bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải cách từ 15-20 ngày mới được thu hoạch .Đó là thời gian cách ly an toàn cho người sử dụng tránh sự ngộ độc nitrat còn tồn dư trên lá rau.

Liều lượng bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên bao bì, để đảm bảo an toàn nên pha phân vô cơ trong nước sạch để tưới cho rau với tỉ lệ 1-3% tùy vào rau còn nhỏ hay trưởng thành.Nên tưới lúc chiều mát không mưa, và tưới đẩm rửa lại lá rau vào sáng sớm hôm sau để rau không bị cháy lá do ánh nắng mặt trời.

Ví dụ : Đối với cây rau cải, cây cà chua… còn nhỏ có 3-4 cặp lá pha 1 muỗng ca phê nhỏ phân ure cho thùng 8 lít nước sạch tưới cho cây.Còn rau muống, rau cải đang lớn gần gang tay có thể dùng muổng canh vừa đong phân ure rồi pha vào thùng 10 lít nước rồi tưới cho rau. [nhớ khuấy đều cho tan phân trong nước]

Nên sử dụng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ trong việc bón phân cho rau trồng trong nhà vừa kinh tế, vừa ngon miệng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề