Bao nhiêu năm ngày âm trùng ngày dương

Mỗi năm, cứ vào thời điểm cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch, hàng tỷ người trên thế giới sẽ hân hoan đón Tết âm lịch [hay Tết Nguyên đán theo cách gọi ở Việt Nam]. Dù mang cái tên khác nhau và đôi khi đón năm mới ở những thời điểm lệch nhau 1 ngày, Tết của cộng đồng người châu Á luôn dựa vào lịch âm.

Sở dĩ lịch âm và lịch dương không thể trùng nhau là do có cách xác định và cách tính ngày cũng khác nhau.

1. Độ dài không bằng nhau

Trước hết, lịch âm dựa vào Mặt trăng để chia tháng, mỗi tuần trăng là 1 tháng và ngày bắt đầu là ngày có thời điểm "sóc" - tức khi Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất. Mỗi tuần trăng dài 29,53 ngày, vậy nên để dễ tính, người ta quy ước mỗi tháng âm lịch có 29 hoặc 30 ngày. Tháng âm có 30 ngày là "tháng đủ" và tháng có 29 ngày là "tháng thiếu".

Nhưng chưa hết. Do chỉ tính dựa vào tuần trăng, nên một năm âm lịch nếu chỉ 12 tháng sẽ dài 354,36 ngày, còn kém năm dương lịch khoảng 10 ngày. Để 2 lịch không bị lệch nhau quá nhiều qua thời gian, người ta tiếp tục sử dụng phương pháp "tháng nhuận", tức cứ 2 hoặc 3 năm một lần, sẽ có một năm âm lịch dài 13 tuần trăng. Năm âm lịch nhuận sẽ có tới 384-385 ngày.

2. Thời điểm bắt đầu cũng khác nhau

Từ đây nảy ra một câu hỏi. Nếu năm âm lịch và dương lịch cứ tiếp tục "đuổi chạy", khi thì 12 tháng, khi lại 13 tháng, vậy có khả năng 2 lịch này trùng nhau ngày đầu năm mới không?

Câu trả lời lại là không, bởi ngay thời điểm bắt đầu năm trong 2 lịch cũng đã không thể trùng nhau.

Lý do là bởi, dương lịch được "thiết kế" hoàn toàn dựa vào chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời, tức là luôn cố định ở mức 365,25 ngày mỗi năm. Và bởi chỉ dựa vào chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, 2 điểm quan trọng trên lịch là Hạ chí và Đông chí [2 ngày Trái đất xa Mặt trời nhất] luôn có độ chính xác rất cao trong lịch dương.

Do hoàn cảnh lịch sử, trong lịch Gregory hay được quen gọi là dương lịch, ngày Đông chí rơi vào 21 hoặc 22 tháng 12. Chỉ 9-10 ngày sau khi kết thúc Đông chí, năm mới dương lịch đã điểm và sẽ luôn như vậy.

Quay lại với lịch âm, dù sử dụng chu kỳ Mặt trăng, nhưng để phù hợp với tính toán mùa màng phục vụ nông nghiệp, các nhà làm lịch ở phương Đông xưa kia tính toán cả chu kỳ quay quanh Mặt trời để áp dụng khái niệm "tiết khí" dựa vào Đông chí và Hạ chí. Mỗi năm có 24 tiết khí, tương đương loại thời tiết điển hình thời điểm đó.

Tuy nhiên, Đông chí luôn luôn nằm vào tháng 11 âm, tức là phải có thêm 1 điểm sóc hay hơn 1 tuần trăng nữa mới tới Tết Nguyên Đán [bản thân Tết Nguyên Đán cũng là 1 điểm sóc]. Khoảng thời gian này rõ ràng dài hơn nhiều so với 9-10 ngày của Tết dương.

Tết Nguyên Đán không nhất thiết phải trùng vào Tiết lập xuân, mà có thể nằm vào Tiết đại hàn. Ví dụ như năm nay Tết Nguyên Đán rơi đúng ngày 22/1 âm lịch, cách ngày bắt đầu đại hàn [20/1] đúng 2 ngày, là rất sớm so với trung bình.

Nhìn chung, không có khả năng năm mới dương lịch và âm lịch sẽ trùng nhau và lịch sử cũng chưa ghi nhận năm nào như vậy.

[VTC News] - Nếu không xem lịch âm mà chỉ quan tâm ngày dương lịch thì lịch năm 1987 hoàn toàn có thể thay thế cho lịch mà chúng ta đang sử dụng năm 2015.

Năm ngoái, một phát hiện thú vị của các nhà khoa học là chúng ta có thể sử dụng lại cuốn lịch từ cách đây gần 3 thập kỷ, cuốn lịch năm 1986 trong năm 2014, bởi thứ ngày tháng của hai năm này hoàn toàn giống hệt nhau.

Lịch cũ từ năm 1987, được phát hiện trùng khớp với Dương lịch năm 2015, ông Phan Việt Hùng đăng trên FB cá nhân

Liệu lịch 1987 có thể dùng lại trong năm nay? Câu trả lời là có thể. Đó là một phát hiện mới đây của Facebooker Phan Viet Hung mới đây, khi ông tình cờ so sánh lịch năm nay với lịch cũ năm 1987.

Bất cứ ai còn lưu giữ được cuốn lịch từ cách đây 28 năm sẽ nhận được "niềm vui bất ngờ" trước sự trùng hợp thú vị này.Tuy nhiên, âm lịch năm 1987 và 2015 là khác nhau nên sự trùng hợp này đối với các nước Á Đông chỉ là "vui một nửa". Nhiều sinh hoạt văn hóa và đời sống cộng đồng vẫn căn cứ theo lịch âm.

Cuối năm 2013, đón trước sự kiện trùng lịch 2014 và 1986, nhiều người đổ xô đi mua lịch 1986 để làm quà tặng khiến giá các cuốn lịch cũ trở nên có giá, được rao bán trên mạng với giá hàng triệu đồng/cuốn.

Một tờ lịch xuất bản tại Nga năm 1987. Ảnh: FB Phan Viet Hung

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, chuyện trùng thứ-ngày-tháng của các năm Dương lịch không phải là quá hiếm gặp.

Ông cho biết, việc trùng Dương lịch là bởi chu kỳ tuần hoàn của số tuần lễ, số tháng trong năm là cố định [7 ngày/tuần, 12 tháng/năm]

Trong khi số ngày trong từng tháng có khác nhau [tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày, các tháng còn lại ít hơn]. Cứ mỗi 4 năm lại có ngày 29/2 để bù năm nhuận, nên khi lặp vòng sẽ có sự trùng lặp thuần túy toán học.

Năm ngoái, bên cạnh lịch năm 1986 thì lịch của các năm 1997 và 2003 cũng hoàn toàn có thể được đem tái sử dụng cho năm 2014.

Bao nhiêu năm thì ngày âm với ngày dương trùng nhau?

Ngày Dương bắt đầu từ 0h và kéo dài trong 24 giờ, còn ngày Âm bắt đầu vào giờ Tý [23h hôm trước] và kết thúc vào giờ Hợi [23h hôm sau]. Lịch âm và dương lịch thường trùng nhau sau 33 đến 34 năm, với năm âm lịch thường ngắn hơn năm mặt trời từ 11 đến 12 ngày.

Tại sao Lịch âm lại chậm hơn lịch dương?

  1. Bởi vì, tháng âm lịch chỉ có 29-30 ngày, nên dẫn đến năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày, ngắn hơn năm dương lịch trung bình 11 ngày; hay nói cách khác là năm âm lịch đi nhanh hơn năm dương lịch là 11 ngày, 3 năm nhanh hơn 1 tháng, 9 năm nhanh hơn một mùa.

Ngày sinh âm và dương trùng nhau có ý nghĩa gì?

của mỗi người thì ngày sinh theo dương lịch và ngày sinh theo âm lịch lại trùng nhau [hay chỉ sai một ngày,] đó là những ngày sinh nhật mà cuộc đời “sang một chương mới.”

Âm lịch được tính như thế nào?

Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn, khuyết của mặt trăng [mặt trăng còn được gọi là sao Thái âm]. Người xưa phát hiện chu kỳ tròn, khuyết của mặt trăng rất có qui luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn, khuyết là 29,53 ngày. Họ lấy khoảng trhời gian đó làm đơn vị đo lường thời gian gọi là “tháng”.

Chủ Đề