Bé 8 tháng cao bao nhiêu cm

Bé yêu đã bước sang tháng tuổi thứ 8 và bạn đang băn khoăn không biết bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ thông tin chính xác về cân nặng chuẩn của bé 8 tháng và bật mí nhiều thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi.

Bé 8 tháng nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? [Nguồn ảnh: Internet]

Bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg theo chuẩn WHO?

Theo tổ chức y tế thế giới [WHO], cân nặng chuẩn của bé 8 tháng tuổi như sau:

  • Bé trai: nặng 8.6 kg là đạt chuẩn. Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu chỉ đạt 7kg, nguy cơ béo phì khi nặng 10.5 kg.
  • Bé gái: nặng 7.9 kg là đạt chuẩn. Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu chỉ đạt 6.3 kg và nguy cơ béo phì khi nặng 10 kg.

Khi bé 8 tháng có cân nặng thấp hơn so với cân nặng chuẩn, mẹ cần lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng của bé. Trái lại, nếu con thừa cân, mẹ cũng cần tìm cách kiểm soát cân nặng của con. Tốt nhất, khi bé có cân nặng thấp hoặc cao hơn cân nặng chuẩn từ 1-2kg, mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Có thể mẹ quan tâm:

  • Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé
  • Bảng cân chuẩn của trẻ sơ sinh

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Để đạt được mức cân nặng chuẩn, mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học cho bé 8 tháng tuổi. Nguồn dinh dưỡng chính của bé 8 tháng vẫn là sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm 2-3 bữa mỗi ngày.

Cụ thể, chế độ ăn của bé 8 tháng cần đảm bảo:

  • Bú sữa mẹ ít nhất 5 cữ hoặc 770ml 950ml sữa công thức.
  • Uống 60ml-120ml nước hoặc nước ép trái cây
  • 2-3 phần ngũ cốc [1 phần ăn = 1- 2 muỗng]
  • 2 phần trái cây [1 phần ăn = 2-3 muỗng]
  • 2-3 khẩu phần rau [1 phần ăn = 2-3 muỗng]
  • 1-2 khẩu phần chứa protein [1 phần ăn = 1-2 muỗng].

Bé 8 tháng cần ăn dặm 2-3 bữa mỗi ngày [Nguồn ảnh: Internet]

Trẻ 8 tháng tuổi nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách những món ăn giàu chất dinh dưỡng mà mẹ nên đưa vào thực đơn cho bé 8 tháng tuổi mỗi ngày:

  • Tinh bột: gạo, lúa mạch, khoai lang, khoai tây, ngô
  • Chất đạm: thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá hồi, đậu hũ, lòng đỏ trứng, phô mai
  • Rau củ: bí ngô, cà rốt, bí ngòi, bông cải xanh, măng tây
  • Trái cây: Chuối, bơ, táo, xoài, dâu tây

Các thực phẩm cần tránh cho bé 8 tháng tuổi

  • Mật ong
  • Sữa bò
  • Trái cây có hạt
  • Một số loại rau chứa hàm lượng nitrat cao: rau chân vịt, thì là, xà lách
  • Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao: cá thu, cá ngừ, cá kiếm
  • Muối
  • Các loại hạt: hạnh nhân, lạc, óc chó

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân nhanh

Để giúp 8 tháng tăng cân nhanh, mẹ nên cho bé ăn dặm thường xuyên với những món cháo bổ dưỡng dưới đây:

Cháo thịt heo bí đao

  • Nguyên liệu: gạo tẻ, bí đao, thịt heo, dầu ăn cho bé
  • Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, nấu nhừ. Thịt và bí đao xay nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp thịt và bí vào cháo nấu đến chín mềm thì tắt bếp. Cho thêm dầu ăn rồi để nguội trước khi cho bé thưởng thức.

Cháo thịt heo nấm rơm

  • Nguyên liệu: gạo tẻ, nấm rơm, thịt heo nạc, dầu ăn cho trẻ em.
  • Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, nấu nhừ. Thịt nạc xay nhuyễn, cho vào cháo nấu đến khi thịt chín mềm. Sau đó, cho nấm rơm đã băm nhuyễn vào nấu chín. Thêm dầu ăn vào cháo, khuấy đều. Mẹ nên cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm để giữ được hương vị thơm ngon.

Cháo cá cà rốt

  • Nguyên liệu: Cháo gạo tẻ, cà rốt, thịt cá trắng, dầu ăn
  • Cách chế biến: Thịt cá, cà rốt hấp chín, tán nhuyễn. Trộn cá và cà rốt vào cháo nấu cho đến khi nhừ. Cho thêm dầu ăn vào và khuấy đều trước khi cho bé thưởng thức.

Cháo cá cà rốt tăng cân nhanh cho bé 8 tháng tuổi [Nguồn ảnh: Internet]

Hy vọng, bài viết đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn. Nếu cân nặng của bé thấp hoặc cao hơn so với chuẩn một chút thì mẹ không cần quá lo lắng. Bởi tốc độ tăng trưởng ở mỗi bé là khác nhau. Để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ cần chăm chút chế độ dinh dưỡng cho bé thật tốt. Đồng thời, khuyến khích bé vận động để tăng cường sức đề kháng và ăn uống ngon miệng hơn.

Bé nhà bạn đang gặp tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, chậm tăng cân, hay ốm vặt. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây. Chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Gửi

Bé 8 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng phát triển quan trọng của trẻ. Mẹ đang muốn tìm hiểu bé 8 tháng bao nhiêu kg là đạt chuẩn để có chế độ chăm sóc bé tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mẹ cân nặng tiêu chuẩn của bé 8 tháng. Hãy cùng theo dõi nhé!

Mốc 8 tháng bé phát triển như thế nào?

1. Tiêu chuẩn bé 8 tháng nặng bao nhiêu kg?

Theo dõi sự phát triển của bé qua từng tháng tuổi là điều mà bất kì mẹ nào cũng quan tâm

Theo dõi sự phát triển của bé qua từng tháng tuổi là điều mà bất kì mẹ nào cũng quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn 8 tháng tuổi lúc bé phát triển mạnh và thích thú khám phá thế giới. Vậy theo tiêu chuẩn thì bé 8 tháng nặng bao nhiêu kg?

Mẹ có thể theo dõi bé qua tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra. Qua đó, sẽ có phương pháp chăm sóc để bé phát triển tốt nhất:

  • Đối với bé trai: Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của bé 8 tháng là 8,6kg. Nếu cân nặng dưới 7kg là ở mức thiếu cân, và cân nặng trên 10,5kg là thừa cân.
  • Đối với bé gái: Cân nặng là 7,9 kg. Nếu cân nặng ở mức dưới 6,3kg là thiếu cân, và trên mức 10kg là thừa cân.

2. Những phát triển khi bé 8 tháng tuổi

2.1. Bé 8 tháng tuổi biết làm gì?

Cột mốc bé 8 tháng tuổi là lúc bé thích khám phá thế giới với những điều thú vị
Cột mốc bé 8 tháng tuổi là lúc bé thích khám phá thế giới với những điều thú vị. Về hoạt động và bộ não của bé đều có sự phát triển so với những tháng trước. Bé đã ngồi được vững vàng mà không cần sự hỗ trợ và có thể tự đứng dậy, bập bẹ bước đi. Bé cầm nắm đồ vật chắc chắn hơn, có thể chuyền đồ vật, lấy đồ vật. Tầm nhìn của bé cũng rộng hơn, có thể nhìn xa hơn, thị lực gần bằng thị lực người lớn.
Ở tháng thứ 8, mẹ có thể thấy, bé đã biết lắng nghe âm thanh, bập bẹ trò chuyện. Bé biết nhận diện người thân hay đồ vật quen thuộc, biết sợ khi có người lạ. Giai đoạn bé 8 tháng tuổi cũng là lúc mẹ thấy hạnh phúc bởi sự thay đổi của bé. Đó là những lúc bé bộc lộ cảm xúc, biết cười khi hạnh phúc, thích thú điều gì đó. Hay biết buồn khóc, lo sợ khi xa vòng tay mẹ.
Từ những giải đáp cho câu hỏi bé 8 tháng bao nhiêu kg? hay bé 8 tháng biết làm gì?, mẹ sẽ dễ dàng theo dõi và có những phương pháp chăm sóc bé phù hợp nhất.
Mẹ tham khảo: Tại sao trẻ 8 tháng chưa mọc răng và có ảnh hưởng gì khi trẻ lớn?

2.2. Bé 8 tháng tuổi ăn được gì

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì

Giai đoạn bé 8 tháng là giai đoạn phát triển mạnh của bé. Nhưng nhiều mẹ vẫn lo lắng bởi tình trạng bé 8 tháng không tăng cân. Để mẹ có chế độ chăm sóc bé đạt được cân nặng tiêu chuẩn bé 8 tháng bao nhiêu kg, mẹ cần cho bé thực đơn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Ngoài nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là chính, bé đã có thể ăn được đồ ăn đặc. Do đó, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển tốt nhất. Một số dưỡng chất cần thiết mà mẹ có thể bổ sung cho bé như:

  • Tinh bột: Tinh bột có nhiều trong bánh mì, gạo,.. Do đó, mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng bánh mì, cháo, bột ăn liền, pasta,
  • Chất béo: Mẹ bổ sung chất béo cho bé bằng cách bổ sung dầu gấc, phô mai, cheddar cheese vào thực đơn của bé.
  • Protein và đạm: Protein và đạm có nhiều trong đùi gà, ức gà, cá hồi, thịt lợn, sữa chua, đậu hũ, lòng đỏ trứng. Mẹ có thể chế biến đa dạng những món ăn từ những thực phẩm này cho bé.
  • Chất xơ: Chất xơ có nhiều trong cà chua, cà rốt, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đỗ, củ cải, khoai tây, khoai lang, tỏi tây, hành tây.
  • Vitamin C: Bổ sung vitamin C từ trái cây cho bé là không thể thiếu. Một số loại trái cây như: táo, cam, chuối, cherry, dưa hấu, xoài, dâu tây, bơ, nho, đu đủ, lê.

Mẹ xem thêm: Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm đơn giản và bổ dưỡng

2.3. Lời khuyên để bé 8 tháng tuổi phát triển tốt nhất

Bé 8 tháng bao nhiêu kg là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Để bé phát triển và đạt cân nặng tiêu chuẩn, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau. Từ đó có chế độ chăm sóc bé tốt nhất.

2.4. Thời gian sinh hoạt của bé

Ở giai đoạn bé 8 tháng tuổi, đa số các bé đều có khung thời gian sinh hoạt nhất định khá giống nhau

Ở giai đoạn bé 8 tháng tuổi, đa số các bé đều có khung thời gian sinh hoạt nhất định khá giống nhau. Mẹ có thể tham khảo thời gian biểu này để tạo thói quen cho bé. Giúp bé sinh hoạt khoa học và điều độ hơn.

  • 7 giờ sáng: Thức dậy và ăn sáng
  • 8 giờ sáng: Giờ vui chơi
  • 10 giờ sáng: Ngủ trưa
  • 12:30 chiều: Ăn trưa và bú bình hoặc bú mẹ
  • 1 hoặc 2 giờ chiều: Ngủ chiều
  • 5:30 chiều:Bữa tối và giờ chơi
  • 7 giờ tối: Giờ đi ngủ, cho bé bú

2.5. Ăn

Vấn đề dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bé đạt tiêu chuẩn bé 8 tháng bao nhiêu kg. Ngoài kiến thức về dinh dưỡng cho bé ở phần trên, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tạo thói quen ăn uống đúng giờ, cho bé ngồi trên ghế cao khi ăn.
  • Đừng nên ép bé ăn nếu bé quay đầu đi hoặc ngậm miệng.
  • Nên cho bé ăn 2-3 bữa mỗi ngày và đa dạng các thực phẩm. Giảm tần suất cho bé bú để tập cho bé ăn dặm.
  • Ngoài những dưỡng chất cần bổ sung, mẹ cũng cần lưu ý với một số thực phẩm cần tránh không tốt cho sự phát triển của bé như: thức ăn chứa nhiều muối và đường, mật ong, hải sản, sữa bò, thực phẩm giàu calo

2.6. Ngủ Bé 8 tháng bao nhiêu kg

Trẻ 8 tháng tuổi sẽ ngủ trung bình 13 14 tiếng mỗi ngày

Trẻ 8 tháng tuổi sẽ ngủ trung bình 13 14 tiếng mỗi ngày. Một giấc ngủ tầm 3-4 tiếng và có thể dài hơn. Giấc ngủ của bé rất quan trọng cho việc phát triển của bé, do đó mẹ cũng cần chú ý quan tâm đến giấc ngủ của bé hơn. Đừng quên tạo ra sự kết nối, mang đến cho bé cảm giác an toàn khi ngủ. Mẹ có thể hát cho bé nghe, xoa lưng giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những điều mẹ làm có thể thiết lập thói quen cho bé đấy.

Qua bài viết, mẹ đã biết được bé 8 tháng bao nhiêu kg là đạt chuẩn rồi phải không nào. Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của bé 8 tháng tuổi và có phương pháp chăm sóc cho bé tốt hơn.

Mẹ xem thêm:

Top 5 cách hạ sốt cho trẻ 8 tháng nhanh chóng và hiệu quả

Bé 8 tháng lười bú phải làm sao? Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả nhất

Bé ngủ hay giật mình Mẹ phải làm thế nào?

Nguồn tham khảo:

//www.verywellfamily.com/first-year-infant-growth-431721

//www.verywellfamily.com/your-8-month-old-baby-development-and-milestones-4173159

Video liên quan

Chủ Đề