Khái niệm thương hiệu là gì

07
Jul

Thương hiệu là gì?

Lý thuyết kinh tế học đã chỉ ra rằng, khái niệm thương hiệu ra đời tương đối sớm và trong một chừng mực nhất định thì nó còn có trước khi trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học Marketing. Song cũng như nhiều khái niệm trong khoa học xã hội khác, thương hiệu luôn được thay đổi nội hàm cho phù hợp với tiến bộ và khám phá mới trong sinh hoạt và đời sống. Bản thân thương hiệu cũng đã có nhiều nội dung khác nhau theo thời gian, khác nhau theo từng góc nhìn và theo từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội. Trong một nền kinh tế thì sự tiến triển của khoa học và công nghệ cũng đem lại những nội dung mới cho khái niệm thương hiệu.

Thương hiệu như đã nêu, tuy không mới nhưng có nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức cũng như quá trình tổ chức thực hiện, những quan điểm đó, từ góc độ nghiên cứu tài liệu của các nhà khoa học đi trước, có thể phân loại thành một số quan điểm sau đây:

*Quan điểm thứ nhất: mang ý nghĩa lịch sử trong hình thành khái niệm thương hiệu kinh doanh trên thị trường Việt Nam với nội dung do các điều ước Quốc tế về Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp quy của Việt Namliên quan tới lĩnh vựcsở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng đều chưa đề cập một cách rõ ràng về khái niệm thương hiệu. Theo quanđiểm và nhận định của Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam, ít nhất từ Thương hiệu đã được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước cũ thời Pháp. Tuy nhiên, ngay từ khi đó, thuật ngữ này đã được dùng một cách tương đối chính xác chứ không lẫn lộn như giai đoạn hiện nay. Thí dụ như nguyên văn Điều 1 của Dụ số 5 ngày 01/4/1952 quy định về nhãn hiệu của chính quyền Bảo Đại đó nói rõ:

Được coi là nhãn hiệu hay thương hiệu các danh từ có thể phân biệt rõ rệt, các danh hiệu, biểu ngữ, dấu in, con niêm, tem nhãn, hình nổi, chữ, số, giấy phong bì cùng các tiêu biểu khác dùng để dễ phân biệt sản phẩm hay thương phẩm.

Ngày 01/8/1957 Chính quyền Ngô Đình Diệm lại ban hành Luật số 13/57 quy định về nhãn hiệu chế tạo và thương hiệuTheo định nghĩa đó, các nội dung sau đây thuộc phạm trù Thương hiệu đó là:

+ Nhãn hiệu;
+ Phần [yếu tố] phân biệt trong tên thương mại;
+ Tên gọi tắt [tên giao dịch] của chủ thể mang tên thương mại.

Như đã thấy, cả hai văn bản nói trên đều phân biệt nhãn hiệu chế tạo với Thương hiệu trong kinh doanh. Thương hiệu được đề cập tới với ý nghĩa là nhãn hiệu thương phẩm, là nhãn hiệu dành cho hàng hoá, nhãn hiệu chế tạo hay nhãn hiệu sản phẩm là nhãn hiệu dành cho sản phẩm. Cả hai loại trên đều gọi chung là nhãn hiệu. Nói cách khác, Thương hiệu chỉ là một loại nhãn hiệu. Tuy nhiên có thể quan niệm: Thương hiệu là dấu hiệu [chữ, số, hình, ảnh] dùng để xác định hàng hoá, dịch vụ, hoạt động thương mại của một người và phân biệt với hàng hoá, dịch vụ, hoạt động thương mại của người khác.

*Quan điểm thứ hai: Thương hiệu xuất phát từ góc độ hạch toán kếtoán dựa trên tư liệu của Cục xúc tiến thương mại Bộ Thương mại cho rằng: Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có định nghĩa về thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là một đối tượng mới trong sở hữu trí tuệ mà là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được người ta sử dụng khi đề cập với các nội dung bao gồm:

Nhãn hiệu hàng hóa [thương hiệu sản phẩm]
Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh [thương hiệu doanh nghiệp].
Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Có thể nói, thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong [cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp]. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp.

*Quan điểm thứ ba: Còn được gọi là quan điểm thị trường của thương hiệukhẳng định: thương hiệutrước hết là nhãn hiệu, nhưng chỉ những nhãn hiệu nào có uy tín trên thị trường, có thị phần đáng kể, có khả năng xác lập được giá trị thương mại [trong mua bán, chuyển nhượng] thì mới gọi là thương hiệu, các nhãn hiệu khác tuy có danh tiếng song không có giá trị kèm theo đều không được gọi là thương hiệu.

* Quan điểm thứ tư: Quan niệm chức năng của thương hiệu là phân biệt các chủ thể kinh doanh và chức năng của nhãn hiệu là phân biệt các loại sản phẩm như hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các nhà kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu chủ yếu hướng đến khách hàng và người tiêu dùng trong khi thương hiệu chủ yếu hướng tới các đối tượng giao tiếp khác [Chính phủ, giới đầu tư, giới tài chính, cổ đông.]. Với quan điểm này thì dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, giữa toàn cục với từng bộ phận. Trong mọi tình huống nói chung thương hiệu không đồng nghĩa với việc huỷ bỏ nhãn hiệu, mặc dù giá trị của thương hiệu và nhãn hiệu có thể chuyển hoá lẫn cho nhau.

* Quan điểm thứ năm: Thương hiệu và nhãn hiệu về cơ bản là giống nhau và trong hầu hết các trường hợp nên được dùng như nhau, nhất là khi tiến hành marketing nhãn hiệu cùng với thương hiệu hoặc bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu. Đồng thời cũng có lúc thương hiệu có nghĩa rộng hơn nhãn hiệu và ngược lại cũng có lúc nhãn hiệu có nghĩa rộng hơn thương hiệu.

*Quan điểm thứ sáu: Khẳng định rằng trong các văn bản pháp luật của Việt Nam không tìm thấy thuật ngữ thương hiệu và thuật ngữ này đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Có thể hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau: Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong Markerting, là hình tượng về một doanh nghiệp hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hoá, dịch vụ trong con mắt khách hàng, là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụcủa doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác hoặc để phân biệt chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, và dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì hàng hóa.Theo cách hiểu như vậy thì thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng. Trước hết, đó là một hình tượng về hàng hóa hoặc doanh nghiệp mà đã là một hình tượng thì chỉ có cái tên, cái biểu trưng thôi chưa đủ nói lên điều gì. Yếu tố làm cho những cái tên, cái biểu trưng đó đi vào tâm trí khách hàng chính là chất lượng hàng hóa, dịch vụ; cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng và với cộng đồng; những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do những hàng hoá và dịch vụ đó mang lại Những dấu hiệu là cái thể hiện ra bên ngoài của hình tượng. Thông qua những dấu hiệu [sự thể hiện ra bên ngoài đó] người tiêu dùng dễ dàng nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp trong muôn vàn những hàng hóa khác. Những dấu hiệu còn là căn cứ để pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật chỉ bảo hộ những dấu hiệu phân biệt [nếu đã đăng ký bảo hộ] chứ không bảo hộ hình tượng về hàng hoá và bản thân doanh nghiệp.

*Quan điểm thứ bảy: cho rằng hiện nay thương hiệu chưa có mặt trong các văn bản pháp lý vì cách gọi này mới xuất hiện, nhưng chắc chắn trong các văn bản pháp lý tới đây thương hiệu sẽ được định danh và có nội dung đầy đủ. Nhãn hiệu có nội hàm hẹp hơn trong trường hợp được dùng để nói về sản phẩm hàng hoá. Còn thương hiệu vừa dùng để nói về sản phẩm hàng hoá [gọi là thương hiệu sản phẩm, trong trường hợp này nhãn hiệu bằng thương hiệu sản phẩm], vừa dùng để chỉ tên thương mại của doanh nghiệp [gọi là thương hiệu doanh nghiệp]. Cả nhãn hiệu và thương hiệu chỉ có giá trị pháp lý khi đăng ký bảo hộ tại những thị trường cụ thể trong một thời hạn cụ thể và theo một quy trình pháp lý nhất định.

*Quan điểm thứ tám: nói đến thương hiệu chính là nói đến nhãn hiệu hàng hóa đã đi vào cuộc sống, đã lưu lại trong ký ức của người tiêu dùng. Còn nói đến nhãn hiệu hàng hóa với nội dung được đề cập tại Điều 785, Bộ luật Dân sự là nói đến khía cạnh pháp lý của nhãn hiệu. Như vậy, thực ra, thương hiệu chính là sự biểu hiện cụ thể của nhãn hiệu hàng hóa trong đời sống thương mại, là cái gì đó rất gắn bó với hoạt động của doanh nghiệp, cho nên thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có mối quan hệ hữu cơ trong quá trình xây dựng, tăng trưởng, suy thoái, phục hồi và tiếp tục phát triển của doanh nghiệp.

* Quan điểm thứ chín: Thương hiệu là linh hồn của sản phẩm và sản phẩm chính là nội dung vật chất của thương hiệu cho nên cái quyết định trong thương hiệu không chỉ bản thân của thương hiệu và các nhân tố hình thành mà chính là chất lượng hàng hoá hay dịch vụ mà thương hiệu đó đại diện tạo nên sự quyết định trong cả đầu tư lẫn tiêu dùng.

Các quan điểm về thương hiệu cho thấy sự phong phú và phức tạp của khái niệm này. Nội dung thương hiệu tự bản thân nó trong nền kinh tế thị trường đã mang ý nghĩa hết sức đa dạng vì bản thân giá trị của nó tạo ra, tuy tính toán được nhưng không thể định lượng cụ thể. Vì thế đối với Việt Nam, là một trong các nền kinh tế chuyển đổi thì đây là chuyện hết sức bình thường!

Do đó sự phân tích thêm về mặt lý thuyết của khái niệm thương hiệu không phải là việc thừa thải, không cần thiết, mà trong chừng mực nhất định nó lại có ý nghĩa ngược lại.

Như vậy theo chuyên đề khái niệm về thương hiệu được hiểu là:

Tất cả những danh tính, hình dạng, biểu tượng hay bất kỳ chỉ dấu nào dùng để xác nhận nguồn gốc của sản phẩm [dịch vụ] do doanh nghiệp này sản xuất [cung ứng] và phân biệt giữa chúng với sản phẩm [dịch vụ] của các doanh nghiệp khác nhằm thể hiện nội dung kinh doanh của nhà sản xuất hay nhà cung ứng cho khách hàng theo những mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được gọi chung là thương hiệu.

Thương hiệu theo nghĩa rộng bao gồm các nhân tố cấu thành và có giá trị bổ sung cho nhau như nhãn hiệu, biểu trưng kinh doanh và khẩu hiệu thương mại. Thương hiệu trong kinh doanh là một bộ phận của sản nghiệp doanh nghiệp và có khả năng mua bán, nhượng quyền theo quy định của từng quốc gia và là một bộ phận của sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo các Công ước quốc tế.

Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đưa ra khái niệm: Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định hoặc phân biệt hàng hoá dịch vụ của một người bán, hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA [International Trademark Association]: Thương hiệu bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kì sự kết hợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hoá đó.

Xuất phát từ khái niệm được chứng minh và lập luận như trên, có thể nhận thức thương hiệu không chỉ là cái tên, thương hiệu gắn liền với nơi sản xuất và bản thân thương hiệu có những giá trị nhất định cho nên nó được bảo vệ không những trong phạm vi quốc gia mà còn cả trong phạm vi quốc tế nữa

TS. Trần Ngọc Sơn

Thương hiệu là gì? 6 yếu tố hội tụ trong một thương hiệu hoàn hảo

Thương hiệu được xem như con át chủ bài của doanh nghiệp. Nó không đơn thuần chỉ là một tên gọi cho công ty, mà còn là một thông điệp đầy ý nghĩa gắn liền với công ty xuyên suốt quá trình kinh doanh khi doanh nghiệp còn tồn tại trên thị trường. Một thương hiệu mạnh có thể đưa doanh nghiệp lên đỉnh cao, giúp đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả và dễ dàng. Vậy cụ thể thương hiệu là gì? Những yếu tố làm nên sự hoàn hảo của một thương hiệu là gì?đặc điểm của thương hiệu? Marketing AI sẽ liệt kê trong bài viết dưới đây.

Thương hiệu là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu: Thương hiệu là một sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, có tên gọi, nhận diện và uy tín đã được công nhận.Thương hiệu cũng có thể là tập hợp các khía cạnh thuộc về cách mà khách hàng nhìn nhận về một công ty, một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Các khía này sẽ bao gồm: mô tả nhận diện [brand identities], giá trị [brand values], thuộc tính [brand attributes], cá tính [brand personality]Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng [brand-consumers relationship].

Thương hiệu là gì? what is brand? Ý nghĩa của thương hiệu Các yếu tố tạo nên thương hiệu [Ảnh: Internet]

Thương hiệu là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm, giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm dịch vụ của công ty này với công ty khác. Vậy bạn hiểu Giá trị thương hiệu là gì? Thực chất nó tác động phần lớn lên nhận thức và quyết định mua hàng của người tiêu dùng vì nó liên quan đến mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, niềm tin, sự trung thành,.. Do đó, một thương hiệu mạnh thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Các loại thương hiệu phổ biến

Hiện nay có 5 loại thương hiệu phổ biến bao gồm:

  1. Thương hiệu công ty
  2. Thương hiệu sản phẩm
  3. Thương hiệu cá nhân
  4. Thương hiệu chứng nhận
  5. Thương hiệu riêng

>>> Có thể bạn quan tâm:Tính cách thương hiệu là gì?

Vai trò của thương hiệu

Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Vậy cụ thể vai trò của thương hiệu là gì?

  • Xây dựng thương hiệu giúp người dùng nhận biết sản phẩm
  • Thương hiệu giúp tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với những đối thủ cạnh tranh
  • Thương hiệu góp phần giúp doanh nghiệp bạn kết nối cảm xúc với khách hàng của mình
  • Thúc đẩy khả năng lựa chọn sản phẩm của bạn từ khách hàng
  • Một hình ảnh thương hiệu mạnh sẽ tạo sức hút với các nhân tài cho doanh nghiệp bạn
  • Tạo lòng tin sự tin tưởng với các đối tác và các bên liên quan
  • Thương hiệu giúp thống nhất đồng bộ các chiến lược của doanh nghiệp
  • Thương hiệu mạnh giúp tạo thuật lợi và tiền đề tốt cho những chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp

>> Xem thêm: Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì

Những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp, Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm.

IBM [International Business Machines] tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ.

BMW [Bayerische Motoren Werke]công ty sản xuất xe hơi và xe máy quan trọng của Đức. Thương hiệu ôtô của BMW nổi tiếng thế giới bởi sự sang trọng, thiết kế thể thao, khả năng vận hành cao.

Hay Louis Vuitton nhãn hiệu thời trang xa xỉ của Pháp

Coca Cola thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới

Microsoft là tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳkinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính.

>>>Xem thêm: Nhãn hiệu và thương hiệu: Đâu là ranh giới của sự khác biệt?

6 yếu tố tạo nên sự hoàn hảo cho một thương hiệu mạnh là gì?

Dưới đây sẽ là 6 yếu tố tạo nên sự hoàn hảo cho thương hiệu hay nói cách khác là làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnh, Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây:

1. Mục đích

Tất cả các thương hiệu đều hứa hẹn. Nhưng trong một thị trường mà niềm tin người tiêu dùng ngày càng thấp, sự cảnh giác và cân đối ngân sách cao, thương hiệu không chỉ hứa hẹn sự tách biệt giữa nó với thương hiệu khác mà còn phải xác định mục đích rõ ràng Theo Allen Adamson, chủ tịch Khu vực Bắc Mỹ của công ty tư vấn và thiết kế thương hiệu Landor Associates.

Làm thế nào bạn có thể xác định mục đích kinh doanh của bạn? Theo Business Insider, mục đích có thể được xác định với 2 cách:

Chức năng: Tức mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận.
Ý định: Khái niệm này tập trung vào sự thành công vì nó liên quan đến khả năng tạo ra giá trị và làm cho thế giới tốt lên.

Trong khi mục đích kiếm tiền là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp thì thương hiệu IKEA nhấn mạnh vào những nỗ lực sẵn lòng đạt được nhiều hơn lợi nhuận.

Mục tiêu hàng đầu của thương hiệu IKEA nhấn mạnh vào sự sẵn lòng [Ảnh: Internet]

Tầm nhìn của IKEA không chỉ là để bán đồ nội thất, mà là để tạo ra một cuộc sống hàng ngày tốt hơn. Cách tiếp cận này là hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng, vì IKEA thể hiện cam kết của họ để cung cấp giá trị vượt ra ngoài điểm bán hàng.

Khi xác định mục đích kinh doanh của bạn, hãy ghi nhớ ví dụ này. Hãy đề cao sứ mệnh và tầm quan trọng của thương hiệu của bạn để tăng khả năng cạnh tranh và giá trị tạo ra cho người dùng.

2. Tính nhất quán

Chìa khóa để nâng cao giá trị thương hiệu của bạn là tính nhất quán thể hiện ở thông điệp của bạn, ý nghĩa của thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu, bảnsắc thương hiệu, hoạt động marketing, truyền thông, quảng bá thương hiệu Tính nhất quán góp phần tăng nhận diện cũng như lòng trung thành của khách hàng.

Coca Cola là một ví dụ điển hình. Chúng ta có thể thấy được sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu, hoạt động tiếp thị và truyền thông của Coca Cola luôn rất hài hòa và nhất quán. Coca Cola là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất thế giới.

CocaCola Tính nhất quán trong thương hiệu là gì? [Ảnh: Internet]

Tính nhất quán của thương hiệu CocaCola trong truyền thông [Ảnh: Internet]

3. Cảm xúc

Khách hàng không phải lúc nào cũng có lý. Làm thế nào để giải thích về việc một người sẵn sàng trả cả ngàn đô cho một chiếc Harkey thay vì mua một chiếc xe đạp rẻ hơn?

Harley Davidson sử dụng cảm xúc thương hiệu bằng cách tạo ra một cộng đồng xung quanh thương hiệu của mình. Nó bắt đầu HOG Harley chủ sở hữu nhóm để kết nối khách hàng của họ với thương hiệu của họ.

Cảm xúc thương hiệu là gì? Thành phần của thương hiệu [Ảnh: Internet]

Bằng cách cung cấp cho khách hàng một cơ hội để họ cảm thấy họ là một phần trong nhóm người đi xe mô tô, Harley Davidson có thể tự định vị mình là một lựa chọn hiển nhiên cho ai đó đang tìm mua một chiếc xe đạp. Nghiên cứu tháp nhu cầu của Maslow để phân loại nhu cầu của con người. Bên cạnh đó bạn cần tìm cách kết nối với khách hàng của bạn ở mức độ sâu hơn, cảm xúc hơn. Làm cho họ cảm thấy thương hiệu của bạn rất gắn kết với cuộc sống của họ? Bạn có làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn không? Tạo ra những giá trị dựa trên yếu tố tâm lý của khách hàng sẽ gia tăng lòng trung thành của họ với thương hiệu của bạn.

4. Tính linh hoạt

Trong thế giới không ngừng biến chuyển này, marketer cần phải duy trì tính linh hoạt để giữ được tính liên quan, sự sáng tạo trong các chiến dịch của mình mới có thể duy trì mối quan hệ của bạn với khách hàng. Sự linh hoạt không chỉ thể hiện ở cách bạn tiếp cận và chăm sóc khách hàng mà còn thể hiện ở việc cải tiến, thay đổi mẫu mã, thành phần của sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng để trong mắt họ bạn luôn mới mẻ và có cảm giác như khách hàng luôn luôn được lắng nghe, được thấu hiểu.

5. Lòng trung thành

Nếu công ty bạn, thương hiệu của bạn đã và đang được nhiều người yêu thích, hãy biết ơn họ vì họ đang góp phần làm cho công ty bạn, thương hiệu của bạn trở nên hoàn hảo hơn, mạnh mẽ hơn trên thị trường. Nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng là cách để khiến họ quay trở lại, mang đến lợi nhuận gấp nhiều lần cho doanh nghiệp. Sự trung thành thương hiệu là yếu tố đánh giá một thương hiệu mạnh. Do đó bạn nên đề cao những đánh giá của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của bạn và luôn làm hài lòng họ hết sức có thể.

6. Nhận thức cạnh tranh

Hãy coi cạnh tranh như một thách thức để không ngừng nỗ lực cải thiện chiến lược của bạn và tạo ra giá trị lớn hơn trong thương hiệu tổng thể của bạn. Trong quá khứ đã có rất nhiều thương hiệu thành công hay thất bại trong chiến thuật của mình. Một ví dụ tuyệt vời về cách cải thiện thương hiệu hay nói cách khác là xây dựng thương hiệu của bạn bằng cách học hỏi từ đối thủ cạnh tranh đến từ Pizza Hut:

@TheRealElysium You know our vote. ^AB

Pizza Hut [@pizzahut] March 20, 2016

Nhận thức kinh doanh của thương hiệu là gì? [Nguồn:Twitter]

Khi một người yêu pizza đặt câu hỏi này lên Twitter của mình, Pizza Hut đã không bỏ lỡ một nhịp, và nhanh chóng trả lời trong vài phút, trước khi Domino có cơ hội lên tiếng. Nếu Domino đang theo dõi các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ phải hành động nhanh trong thời gian tới khi gặp tình huống tương tự nảy sinh. Đôi khi việc theo sát đối thủ cạnh tranh và có những động thái trước họ cũng làm cho thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và trở nên khác biệt.

Sự khác nhau giữa Nhãn hiệu và thương hiệu

Yếu tố Nhãn hiệu Thương hiệu Tính hữu hình Nhãn hiệu được nhận biết thường là từ thị giác, đó có thể là những từ ngữ, chữ cái, hình ảnh thậm trí là hình ảnh 3 chiều. Với thương hiệu thì sẽ khó nhận biết hơn so với nhãn hiệu, nó bao gồm cả hữu hình và vô hình như: kiểu dáng, hình ảnh, chất lượng sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên, cả nhận của khách hàng Cách tiếp cận và bảo hộ Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu của nhãn hiệu được xác định thông qua thủ tục đăng ký & sau khi đăng ký, nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ. Trong khi thương hiệu lại không phải đối tượng điều chỉnh của pháp luật cũng như sẽ không được pháp luật bảo hộ. Người tạo ta thương hiệu đó cho một sản phẩm không phải người tạo ra sản phẩm đó, cũng không phải các cơ quan nhà nước, mà không ai khác chính là người tiêu dùng thông qua việc họ sử dụng và đánh giá sản phẩm đó như nào. Giá trị Nhãn hiệu sau khi đã đăng ký sẽ trở thành tài sản và có thể được định giá. Với thương hiệu sẽ không thể định giá một cạc dễ dàng, bởi thương hiệu là một thành quả của cả một quá trình Sự hình thành Chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký cũng như một dấu hiệu nào đó là có thể được công nhận là nhãn hiệu Với thương hiệu để hình thành được một thương hiệu đủ mạnh cần có thời gian, công sức, tài chính, nguồn lực. Tính lâu bền Nhãn hiệu có thể dễ dàng thay đổi hoặc biến mất do thị hiếu của người dùng hoặc ý chí của doanh nghiệp đó Thương hiệu tồn tại mi mãi ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tồn tại nữa

>>> Tham khảo chi tiết hơn về: So sánh Nhãn hiệu và thương hiệu

Kết luận

Để có được một thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần chú trọng vào 6 yếu tố kể trên. Tuy nhiên, giá trị vô hình bao giờ cũng tạo nên giá trị bền vứng cho doanh nghiệp, cảm xúc vô hình đóng vai trò quan trọng trong quan hệ bền lâu giữa thương hiệu và khách hàng. Điển hình như việc tạo cho khách hàng cảm giác sang trọng khi sở hữu sản phẩm, cảm giác vui vẻ, thoải mái và thỏa mãn khi mua sản phẩm, sủ dụng dịch vụ của bạn, cảm giác được đáp ứng nhu cầu tinh thần nào đó, khía cạnh nào đó trong cuộc sống của người tiêu dùng thông qua sản phẩm hay các hoạt động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng.

Hà Nguyễn MarketingAI

Theo Hubspot

Tags: truyền thông thương hiệuxây dựng thương hiệu

Video liên quan

Chủ Đề