Suy giãn tĩnh mạch chân là gì

Chân đau nhức, phù nề, nổi nhiều gân xanh… là những dấu hiệu phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, thậm chí thuyên tắc động mạch phổi có thể dẫn đến tử vong.

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Đây là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn khiến máu ứ động gây phù 2 chi dưới. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị giãn và bị hư van tĩnh mạch bên trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương. Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ, người làm các công việc đặc thù phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều như: nhân viên văn phòng, giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ, phụ nữ mang thai, người béo phì,… Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ mà còn gây khó chịu, đau đớn, cản trở sinh hoạt, như:

  • Cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng và mỏi chân
  • Chuột rút ở bắp chân về đêm, cảm giác kiến bò ở chân
  • Chân sưng phù, ngứa, đặc biệt ở vùng mắt cá chân
  • Da bị viêm, nổi gân xanh dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối
  • Da đổi màu, lở loét thậm chí nhiễm trùng vùng mô mềm gần mắt cá chân

Bệnh diễn tiến âm thầm, có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và huyết khối mạch sâu gây đau, phù nề 2 chi dưới. Đối với huyết khối mạch sâu, bệnh nhân có thể gặp biến chứng do các cục máu đông di chuyển theo dòng mạch máu lên trên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi, dễ dẫn đến tử vong.

Phương pháp điều trị

Khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện FV sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở nước ngoài về phương pháp Laser nội tĩnh mạch giúp điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch đầu tiên tại Việt Nam.

Can thiệp nội mạch: Chích xơ, đốt laser nội tĩnh mạch. Hai phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như: tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh, không đau và người bệnh có thể đi lại bình thường ngay sau khi làm thủ thuật.

  • Chích xơ: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa vào vùng mạch máu bị tổn thương. Bệnh nhân sẽ được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn hiện tượng giãn tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả với những mạng lưới tĩnh mạch nông dưới da.
  • Đốt laser nội tĩnh mạch: Với nguyên lý dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch, bác sĩ sẽ luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn. Sau khi bật nguồn, tia laser được chiếu vào vị trí cần can thiệp và kéo từ từ ra khiến hai thành tĩnh mạch dính liền với nhau. Song song đó, quá trình gây tê kết hợp bơm nước xung quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm ảnh hưởng của tia laser lên các mô xung quanh, hạn chế làm bỏng mô cũng như tránh các biến chứng lên các dây thần kinh cảm giác.

Khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện FV điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch cho bệnh nhân với phác đồ điều trị tiên tiến nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong phẫu thuật và can thiệp nội mạch giúp bệnh hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại đây. Bên cạnh đó, FV sử dụng hệ thống Laser hiện đại của Đức Biolitec và hệ thống bơm dung dịch gây tê tại chỗ giúp giảm đau, không gây biến chứng và bệnh nhân thực hiện thủ thuật có thể hồi phục về trong ngày.

PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng tốt nghiệp chuyên khoa Mạch máu và Can thiệp Mạch máu tại Pháp cùng nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị và giảng dạy chuyên ngành này tại các bệnh viện lớn và trường Đại học tại Việt Nam.

Với gần 20 năm công tác trong và ngoài nước cùng chuyên môn sâu về điều trị giãn nội tĩnh mạch, bác sĩ Trần Minh Hoàng là người điều trị bệnh lí Tĩnh mạch bằng Laser đầu tiên tại Việt Nam và Bệnh viện FV từ năm 2011.

Ngay khi phát hiện có những triệu chứng bất thường ở chân, hãy liên hệ ngay Khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện FV để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời: [028] 54 11 33 33 – Máy nhánh: 1519

Giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng trở nên báo động do mức độ phổ biến và trẻ hóa. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến độc giả tất tần tật các thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch chân.

1. Giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch chân là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da. Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bình thường sẽ bơm máu theo một chiều từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên đến tĩnh mạch sâu rồi về tim. Máu lưu thông được là do sự co cơ và hệ thống van tĩnh mạch. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các van này bị tổn thương bởi một áp lực lớn khiến cho máu đi theo chiều ngược lại so với tuần hoàn của nó. Áp lực tác động đến thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Hiện tượng tĩnh mạch giãn ra, nổi lên bề mặt da

2. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh Giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:

Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động

Một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ thẩm mỹ, cảnh sát giao thông,… do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim, dẫn đến bệnh.

Phụ nữ mang thai

Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 - 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.

Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên

Cứ khoảng 2 - 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.

Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân

Người bị bệnh béo phì

Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

3. Người bị giãn tĩnh mạch chân sẽ có biểu hiện như thế nào?

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đều thường có các triệu chứng mờ nhạt, mơ hồ, rất khó để phát hiện sớm. Tuy nhiên, cần phải nắm bắt rõ các dấu hiệu của bệnh để kịp thời có hướng xử lý, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch:

Người bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân thì người thân có cùng huyết thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,5 - 2 lần so với người bình thường. Sau khi ngồi hoặc đứng lâu, bạn sẽ có cảm giác tê, cứng, nặng nề 2 chân, có thể mỏi, đau nhức hoặc ngứa. Các tĩnh mạch dần giãn ra, phình to, sưng và phù, chạy dọc theo chân,mắt cá, đầu gối, nổi rõ lên trên bề mặt da, ngoằn ngoèo. Vết tĩnh mạch có thể nhỏ to khác nhau, màu xanh hoặc hơi đỏ. Cẳng chân thường xuyên có cảm giác tê rần, châm chích giống như kiến bò. Da trở nên khô, nóng, thay đổi màu sắc, thường đen sậm và mỏng hơn so với da bình thường. Thường xuyên bị chuột rút, cứng cẳng chân, nhất là vào ban đêm. Lở loét hoặc nhiễm trùng mô ở mắt cá chân. Trường hợp hình thành cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch và theo tĩnh mạch di chuyển đến phổi có thể gây ra các triệu chứng của thuyên tắc mạch phổi như đau tức ngực, khó thở, mạch nhanh suy hô hấp.

Triệu chứng tiến triển của bệnh giãn tĩnh mạch chân

4. Các biến chứng của giãn tĩnh mạch chân

Khi các dấu hiệu của bệnh không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng hơn, có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.

Suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng to. Vào giai đoạn cuối, toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị trì trệ, hệ thống tuần hoàn ứ đọng, tĩnh mạch giãn to quá mức, gây rối loạn các dưỡng chất cung cấp đến da làm da đổi màu, thâm đen, mỏng, dễ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, các tế bào lở loét, khó điều trị. Trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong do cục huyết khối trong tĩnh mạch di chuyển đến phổi gây tắc nghẽn động mạch phổi.

5. Cần làm gì khi bị giãn tĩnh mạch chân?

Đầu tiên, khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra. Khi được chẩn đoán đã mắc bệnh, các bác sĩ sẽ tùy theo mức độ diễn biến bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Không cố định bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào vì hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hạn chế nguyên nhân gây ra bệnh luôn là phương pháp ưu tiên dành cho bệnh nhân. Tập thói quen nâng cao chân khi ngồi làm việc, đi bộ khoảng 15 phút khi ngồi hoặc đứng lâu để giúp máu lưu thông. Chỉ sử dụng giày cao gót trong trường hợp cần thiết, nên mặc đồ thoải mái, không quá bó sát, tránh trường hợp trang phục ngăn cản sự lưu thông của máu. Thường xuyên tập thể dục, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ.
  • Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm giàu chất xơ có khả năng ngăn ngừa được bệnh giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm tự nhiên rau xanh, trái cây, củ quả,… nên chia làm nhiều bữa ăn để chất xơ được cơ thể hấp thụ một cách tối đa.

Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng ngăn ngừa được bệnh

Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch chân vẫn chưa được quan tâm đúng cách do vị trí ở chân ít được chú ý hơn so với các vị trí khác. Tuy nhiên cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp cũng như ngăn ngừa được các biến chứng. Hãy quan tâm bệnh đúng cách và yêu lấy đôi chân của bạn nhé!

Làm sao để biết bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Bắp chân căng tức, có cảm giác nặng chân, mỏi chân..

Cảm giác nóng ran, như kiến bò ở bắp chân, chuột rút vào ban đêm..

Bàn chân, mắt cá chân sưng ngứa..

Nổi tĩnh mạch dọc theo da đùi, mắt cá chân, đầu gối..

Đổi màu da, xuất hiện các vết loét da, nhiễm trùng da..

Mô suy giãn tĩnh mạch ở chân kinh phí hết bao nhiêu?

Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser hết bao nhiêu? Chi phí điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser nội tĩnh mạch có giá cả dao động từ 22-30 triệu đồng tùy thuộc vào bệnh tình nặng hay nhẹ và nơi khám chữa bệnh là ở đâu.

Tại sao chân bị giãn tĩnh mạch?

Nguyên nhân bệnh Giãn tĩnh mạch chân Giãn tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng viêm thành tĩnh mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân trở về tim gây ứ trệ tuần hoàn, tĩnh mạch từ đó dần giãn to ra, sau đó sẽ đưa đến biến chứng suy tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu.

Giãn tĩnh mạch chân không nên làm gì?

Không nên xoa dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng vì nóng càng làm cho tĩnh mạch giãn nở, làm giảm khả năng vận chuyển máu trở về tim. Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong nên xối lại chân bằng nước lạnh, nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự chuyển máu về tim dễ dàng hơn.

Chủ Đề