Bệnh gian tình mạch đau goi như thế nào

Chân đau nhức, phù nề, nổi nhiều gân xanh… là những dấu hiệu phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, thậm chí thuyên tắc động mạch phổi có thể dẫn đến tử vong.

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Đây là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn khiến máu ứ động gây phù 2 chi dưới. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị giãn và bị hư van tĩnh mạch bên trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương. Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ, người làm các công việc đặc thù phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều như: nhân viên văn phòng, giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ, phụ nữ mang thai, người béo phì,… Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ mà còn gây khó chịu, đau đớn, cản trở sinh hoạt, như:

  • Cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng và mỏi chân
  • Chuột rút ở bắp chân về đêm, cảm giác kiến bò ở chân
  • Chân sưng phù, ngứa, đặc biệt ở vùng mắt cá chân
  • Da bị viêm, nổi gân xanh dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối
  • Da đổi màu, lở loét thậm chí nhiễm trùng vùng mô mềm gần mắt cá chân

Bệnh diễn tiến âm thầm, có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và huyết khối mạch sâu gây đau, phù nề 2 chi dưới. Đối với huyết khối mạch sâu, bệnh nhân có thể gặp biến chứng do các cục máu đông di chuyển theo dòng mạch máu lên trên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi, dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh gian tình mạch đau goi như thế nào

Phương pháp điều trị

Khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện FV sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở nước ngoài về phương pháp Laser nội tĩnh mạch giúp điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch đầu tiên tại Việt Nam.

Can thiệp nội mạch: Chích xơ, đốt laser nội tĩnh mạch. Hai phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như: tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh, không đau và người bệnh có thể đi lại bình thường ngay sau khi làm thủ thuật.

  • Chích xơ: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa vào vùng mạch máu bị tổn thương. Bệnh nhân sẽ được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn hiện tượng giãn tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả với những mạng lưới tĩnh mạch nông dưới da.
  • Đốt laser nội tĩnh mạch: Với nguyên lý dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch, bác sĩ sẽ luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn. Sau khi bật nguồn, tia laser được chiếu vào vị trí cần can thiệp và kéo từ từ ra khiến hai thành tĩnh mạch dính liền với nhau. Song song đó, quá trình gây tê kết hợp bơm nước xung quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm ảnh hưởng của tia laser lên các mô xung quanh, hạn chế làm bỏng mô cũng như tránh các biến chứng lên các dây thần kinh cảm giác.

Khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện FV điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch cho bệnh nhân với phác đồ điều trị tiên tiến nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong phẫu thuật và can thiệp nội mạch giúp bệnh hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại đây. Bên cạnh đó, FV sử dụng hệ thống Laser hiện đại của Đức Biolitec và hệ thống bơm dung dịch gây tê tại chỗ giúp giảm đau, không gây biến chứng và bệnh nhân thực hiện thủ thuật có thể hồi phục về trong ngày.

PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng tốt nghiệp chuyên khoa Mạch máu và Can thiệp Mạch máu tại Pháp cùng nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị và giảng dạy chuyên ngành này tại các bệnh viện lớn và trường Đại học tại Việt Nam.

Với gần 20 năm công tác trong và ngoài nước cùng chuyên môn sâu về điều trị giãn nội tĩnh mạch, bác sĩ Trần Minh Hoàng là người điều trị bệnh lí Tĩnh mạch bằng Laser đầu tiên tại Việt Nam và Bệnh viện FV từ năm 2011.

Ngay khi phát hiện có những triệu chứng bất thường ở chân, hãy liên hệ ngay Khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện FV để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời: (028) 54 11 33 33 – Máy nhánh: 1519

Suy tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng tĩnh mạch giãn to, dài ra, chạy quanh co, được thấy rõ ngay dưới da; có sự hiện diện của dòng máu trào ngược trong lòng tĩnh mạch. Ngoài vấn đề về mặt thẩm mỹ, bệnh còn gây ra cảm giác đau nhức, phù chi dưới, viêm loét...

Trên thế giới tỷ lệ nam mắc bệnh này là 1%, trong khi đó ở nữ là 4,5%. Tần suất mắc bệnh ở tuổi lao động là 35%, ở tuổi nghỉ hưu là 50%.Theo nghiên cứu, những phụ nữ làm việc văn phòng là những người dễ mắc bệnh này hơn cả. Nguy cơ mắc bệnh lớn nữa thuộc về phụ nữ mang thai, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị phù chân là 50%, còn tỷ lệ bị giãn tĩnh mạch chân là 20 - 30%.

Bệnh gian tình mạch đau goi như thế nào

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó di truyền có vai trò lớn trong những nguyên nhân mắc giãn tĩnh mạch chân. Theo thống kê có 80% bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân mạn tính có cha hoặc mẹ mắc bệnh. Giới tính cũng cho thấy nguy cơ bệnh cao hơn. Thường nữ mắc bệnh nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

Tăng trọng quá mức cũng là một nguyên nhân chủ yếu do tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân và trào ngược do gia tăng áp lực từ ổ bụng.

Thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ. Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch nhất là những phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương... Những người ăn theo chế độ nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.

Dấu hiệu nhận biết

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân...

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. Có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.

Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Biến chứng dễ gặp

Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các tình trạng như loét chân, nhiễm trùng hoặc có những trường hợp nhiễm trùng nặng phải cắt bỏ chi. Quá tải hệ thống sâu gây suy tĩnh mạch sâu, như viêm tắc tĩnh mạch nông: huyết khối hình thành ở tĩnh mạch do tình trạng ứ trệ. Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thường là do chấn thương. Những thay đổi tại da, như xơ mỡ da, teo da trắng (một thay đổi điển hình ở bệnh nhân suy tĩnh mạch), chàm, loét chân nhiễm trùng rất khó điều trị.

Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn?

Cần tạo thói quen duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống hợp lý,... Với những công việc có tính đặc thù phải ngồi lâu, đứng nhiều,... khi đã bị suy giãn tĩnh mạch rồi có thể thay đổi công việc tránh việc đứng lâu khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Tăng cường vận động, thể thao bơi lội là phương pháp tốt nhất cho tĩnh mạch. Khi đi trên tàu xe, máy bay trong thời gian dài phải tạo tư thế ngồi thoải mái, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông. Vì vậy, khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, nên đứng dậy và đi loanh quanh, co duỗi cơ chân. Không ngâm chân nước nóng vì khi nóng làm giãn mạch máu ngày nặng hơn. Uống đầy đủ nước, duy trì trọng lượng hợp lý, chế độ ăn uống nhiều chất xơ.

Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để ngăn ngừa và khám bác sĩ chuyên khoa. Bệnh suy giãn tĩnh mạch này sẽ giãn nở khi gặp nhiệt độ nóng, vì thế nên hạn chế ngâm chân ở nước nóng. Khi tắm nước nóng dưới vòi sen thì hạn chế đứng. Nên ngồi hoặc tắm trong bồn.