Bênh hen suyễn bao lâu mới hết

Hen suyễn là bệnh lý mạn tính có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời khi lên cơn hen. Người bệnh không nên chủ quan với căn bệnh này, kể cả khi đã được chữa khỏi vì hen suyễn dễ tái đi tái lại, đặc biệt lúc giao mùa.

Bệnh hen suyễn có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu bệnh nhân không điều trị dứt điểm và không có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Đặc biệt là ở nước ta hiện nay khi môi trường ngày càng ô nhiễm, tỷ lệ tử vong do hen suyễn đang không ngừng gia tăng.

Các triệu chứng của hen suyễn mà người bệnh rất dễ nhận biết như:

  • Ho
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Nặng ngực...

Bệnh có thể bắt nguồn do yếu tố môi trường hoặc di truyền. Hen suyễn khiến người bệnh khó thở, ảnh hưởng đáng kể tới công việc và cuộc sống, hạn chế các hoạt động của người bệnh.

Hen suyễn rất nguy hiểm, có thể gây đột tử do bệnh diễn biến rất nhanh. Người bệnh khi lên cơn hen không thể hít đủ không khí để cung cấp oxy cho cơ thể. Nếu không có thuốc cắt cơn hen hoặc không được bác sĩ can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến thiếu oxy lên não, hôn mê, mất ý thức. Trong vài phút, người bệnh có thể tử vong.

Một số nguyên nhân khiến hen suyễn tái phát gồm:

1.1. Lạm dụng thuốc kháng sinh khi điều trị hen

Ở Việt Nam hiện nay, người dân có thể tự ý mua thuốc kháng sinh mà không cần bác sĩ kê đơn hay thăm khám. Nhiều người chỉ thấy các dấu hiệu ho, thở khò khè đã tự ý mua kháng sinh về sử dụng. Việc lạm dụng kháng sinh xảy ra rất phổ biến ở bệnh nhân hen suyễn.

Thực tế, thuốc kháng sinh không có tác dụng với đa số các thể hen. Lạm dụng thuốc kháng sinh không những không hiệu quả mà còn khiến bệnh nhân thêm mệt mỏi, giảm sức đề kháng, rối loạn tiêu hóa, thiếu chất... Thậm chí, một số loại thuốc kháng sinh còn có thể dẫn đến các cơn hen cấp tính. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi có các dấu hiệu bội nhiễm để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Khi dùng kháng sinh phải chú ý uống đủ liều và đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng dùng thuốc.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Nhiều người bị hen suyễn thường chủ quan, không điều trị mà chỉ sử dụng thuốc cắt cơn hen khi lên cơn là xong. Điều này tưởng chừng đơn giản, hiệu quả nhưng lại rất nguy hiểm. Sử dụng thuốc liên tục dễ gây nhờn thuốc. Thuốc có thể không còn tác dụng bất chợt khiến người bệnh bất ngờ, không kịp ứng phó. Vì vậy, người bệnh cần điều trị dự phòng để ngăn ngừa cơn hen tái phát, duy trì chức năng phổi.

1.3. Không hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng

Các chất gây dị ứng như: Bụi bặm, nấm mốc, nước hoa, phấn hoa, lông động vật, các chất hóa học... có thể là nguyên nhân khiến hen suyễn tái phát.

1.4. Sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản không đúng chỉ dẫn

Việc sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản không theo hướng dẫn của bác sĩ, tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh đã thuyên giảm có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, trở nên nhờn thuốc.

Thuốc dự phòng hen phế quản giúp duy trì hoạt động của phổi, ổn định tình trạng hô hấp, ngăn ngừa cơn hen tái phát. Do đó, kể cả khi tình trạng bệnh đã cải thiện, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc đầy đủ và đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Thậm chí, nhiều trường hợp cần phải dùng thuốc cả đời. Chỉ ngừng sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

1.5. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nhiều bệnh nhân vì có chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến tình trạng hen suyễn ngày càng nặng hơn.

  • Người bệnh hen suyễn cần lưu ý trong chế độ ăn uống bao gồm:
  • Ăn nhạt, hạn chế lượng muối dưới 6g/ngày
  • Hạn chế các thực phẩm dễ gây đầy bụng như: dưa muối, rau cải ngâm dấm, đồ uống có ga...
  • Ăn nhiều các loại rau, củ quả, đặc biệt các loại chứa vitamin C
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu beta caroten như: bí đỏ, đu đủ, gác, cà rốt, khoai lang, rau ngót, ớt chuông vàng...
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E như: các loại đậu, các loại hạt...
  • Ăn nhiều hành tây, tỏi, nghệ, các loại ngũ cốc... giúp tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe đường hô hấp
  • Cân đối dinh dưỡng hợp lý...

Người bệnh cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo khởi phát cơn hen như:

  • Người mệt mỏi
  • Ngứa, rát cổ họng
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi
  • Ho
  • Thở khò khè
  • Thở nhanh, thở gấp
  • Khó thở
  • Nặng ngực, ngực căng tức như bị bó chặt
  • Thường xuyên lo lắng
  • Thức giấc ban đêm

Cách xử lý khi cơn hen suyễn tái phát:

  • Tránh xa các yếu tố khiến cơn hen tái phát [nếu có] như: nước hoa, lông động vật, khói thuốc, phấn hoa...
  • Giữ ấm cho cơ thể nếu khởi phát cơn hen do bị nhiễm lạnh
  • Dùng thuốc cắt cơn hen theo đúng mức độ của cơn hen
  • Nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ hoặc cho đến khi cảm thấy dễ thở hơn
  • Nếu mức độ cơn hen nặng, ho và khò khè liên tục thì bệnh nhân tự xịt thuốc vào họng của mình khoảng 2- 4 lần, mỗi lần cách nhau 20 phút
  • Nếu tình trạng vẫn không cải thiện hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như: Co kéo cơ liên sườn, hõm ngực, môi tím, khó nói, khó đi lại... thì cần đến ngay bệnh viện càng sớm càng tốt

Nghỉ ngơi điều độ nếu hen suyễn tái phát

Bệnh hen suyễn tái phát có thể do nhiều tác nhân dị ứng, đặc biệt là do yếu tố thay đổi thời tiết. Do đó, bệnh nhân hen suyễn cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe, tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể nhất là khi giao mùa hoặc thời tiết lạnh. Việc mắc các bệnh đường hô hấp cấp như: ho, cảm cúm... khiến phế quản co thắt rất dễ dẫn đến cơn hen.

Những người có cơ địa dễ dị ứng cần chú ý tránh tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang. Nếu môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với các chất dị ứng, hóa chất thì nên chuyển đổi nghề nghiệp để đảm bảo sức khỏe.

Người bệnh không nên hoạt động gắng sức, làm việc quá mức, lao động năng. Vận động mạnh sẽ khiến nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên. Bệnh nhân sẽ phải thở nhanh để cung cấp đủ oxy cần thiết. Luồng khí đi vào phế quản nhanh và mạnh, ít được làm ấm dễ gây kích ứng tiểu phế quản dẫn đến cơn hen. Bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ là phương pháp hiệu quả ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói tầm soát hen cho những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản. Gói tầm soát bệnh hen phế quản của Vinmec giúp:

  • Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát và điều trị bệnh
  • Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng và sàng lọc hen phế quản.

Khi đăng ký Gói tầm soát hen phế quản, khách hàng sẽ được:

  • 01 lần khám có đặt hẹn trước với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
  • 01 lần thực hiện các xét nghiệm tầm soát:
  • Đo chức năng hô hấp
  • Đo FeNo
  • Nội soi tai mũi họng
  • Xét nghiệm dị nguyên

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị hiện đại để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt khi đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân không cần phải chờ đợi lâu, thời gian khám nhanh gọn và được đội ngũ cán bộ y tế giàu kinh nghiệm hướng dẫn kỹ càng việc sử dụng các các thuốc, các loại bình phun- xịt được thiết kế đặc biệt, hướng dẫn thay đổi lối sống một cách tích cực giúp bệnh nhân có thể dễ dàng tuân thủ quản lý điều trị bệnh hen phế quản của mình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn sử dụng bình hít bột khô Turbuhaler điều trị Hen phế quản và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm về điều trị các bệnh lý về Hô hấp.

Bệnh hen phế quản hay còn gọi là bệnh suyễn là một tình trạng viêm mạn tính đường thở, tình trạng này luôn tồn tại với mức đô ít hay nhiều, ngay cả khi người bệnh thấy khỏe manh. Khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố đặc biệt như khói bụi, hóa chất, thức ăn, thuốc men, lông thú, phấn hoa...thì hiện tượng viêm sẽ tăng lên làm đường thở bị hẹp lại khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, ho, khò khè.

Với sự tiến bộ của y học hiện nay bệnh hen được điều trị với các loại thuốc an toàn và có thể kiểm soát được, nghĩa là bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường học tập, làm việc... như một người không có bệnh. Nhiều người thắc mắc liệu có thể chữa hen phế quản khỏi hẳn không, thông qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu về phương thức điều trị hen phế quản.

Với một số người, bệnh hen là một vấn đề nhỏ nhưng với một số người khác, đây lại là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bị hen suyễn dễ dàng nhận biết được bệnh qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên người bệnh rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Cơn khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này. Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự hết dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh.

Nếu hen phế quản không điều trị sớm, để lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Bệnh hen không thể khỏi được nhờ điều trị

Điều trị bệnh hen không giúp chữa khỏi được bệnh hen. Tuy nhiên, điều trị bệnh hen giúp kiểm soát tốt bệnh hen: giúp người bệnh hen không có triệu chứng hen và giúp bệnh hen không diễn biến nặng hơn.

Bệnh hen có thể kiểm soát được

Một số trường hợp bệnh hen có thể tự khỏi được nhờ diễn tiến tự nhiên của bệnh

Thường là xảy ra ở thể bệnh hen khởi phát từ bé. Bệnh hen khởi phát ở trẻ em thường tự giới hạn và có tiên lượng tốt hơn là hen khởi phát vào tuổi trưởng thành.

▪ 1⁄2 trường hợp trẻ em khởi phát bệnh hen vào tuổi nhỏ, người ta thấy có đến hết hẳn triệu chứng vào tuổi trưởng thành.

▪ 1⁄4 trường hợp bệnh hen chỉ ở mức nhẹ - bậc 1 chỉ cần tránh các yếu tố kích phát cơn hen là có thể kiểm soát tốt bệnh.

▪ 1⁄4 trường hợp là vẫn còn triệu chứng hen nặng vào tuổi trưởng thành.

Từ 10 tuổi trở đi nếu diễn tiến tốt các triệu chứng hen sẽ nhẹ và thưa dần đi. Tuy nhiên người trưởng thành có tiền sử bị hen từ bé vẫn có nguy cơ bị mắc hen trở lại nhiều hơn người không có tiền sử hen từ bé.

Bệnh hen giao động rất nhiều theo thời gian, thay đổi lúc nặng, lúc nhẹ. Xen kẽ quá trình tiến triển là các đợt hen kịch phát.

Việc tiếp xúc với các chất gây kích thích hoặc gây dị ứng khác nhau có thể gây ra các đợt hen kịch phát. Các yếu tố kích thích cơn hen khác nhau tùy người và có thể bao gồm:

  • Chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, lông thú, nấm mốc, gián và ve bụi
  • Phản ứng dị ứng với thức ăn, như hải sản hoặc sữa
  • Do không khí lạnh. Viêm nhiễm đường hô hấp, như cảm lạnh
  • Hoạt động thể dục [hen suyễn do vận động]
  • Ô nhiễm không khí, như khói
  • Do một số loại thuốc, như thuốc chẹn beta, aspirin, ibuprofen và naproxen
  • Những cảm xúc mạnh hay căng thẳng [stress]
  • Sản phẩm chứa lưu huỳnh hoặc chất bảo quản trong một số thực phẩm và nước giải khát
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD], là tình trạng mà acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ở một số phụ nữ.

Có thể điều trị hen suyễn bằng thuốc

  • Sử dụng thuốc hen suyễn đúng như bác sĩ chỉ dẫn.
  • Đến bác sĩ để khám hen suyễn 2 hoặc 3 lần trong 1 năm, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe và không hề có vấn đề gì về hô hấp.
  • Tránh xa những gì có thể làm cơn hen suyễn khởi phát.

Điều trị hen phế quản: Điều trị hen phế quản hướng vào mục tiêu cắt cơn hen, dự phòng cơn hen để các cơn hen càng thưa ra càng tốt. Bệnh nhân cần chú ý là luôn luôn mang theo thuốc bên người trong mọi hoàn cảnh để không bị động. Khi bệnh hen phế quản đã được kiểm soát tốt thì định kỳ 6 tháng đến 1 năm vẫn phải đi khám chuyên khoa hô hấp với bác sĩ để được đánh giá, điều chỉnh lại loại thuốc và liều dùng nhằm chủ động kiểm soát được cơn khó thở.

Thuốc kiểm soát hen suyễn dài hạn, thường được dùng hàng ngày giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp vốn là nguyên nhân gây ra triệu chứng. Đây được xem là biện pháp chính trong điều trị hen suyễn vì giúp kiểm soát bệnh hen mỗi ngày và giảm thiểu khả năng lên cơn hen cấp. Những thuốc điều trị hen dài hạn bao gồm:

  • Corticosteroid hít
  • Thuốc điều biến leukotriene [ Leukotriene modifier ]
  • Thuốc kích thích beta tác dụng dài.
  • Thuốc đường hít kết hợp.
  • Theophylline.

Thuốc cắt cơn [giãn phế quản] đường hít có tác dụng nhanh được dùng để cải thiện triệu chứng hen suyễn nhanh chóng và trong thời gian ngắn. Thuốc này cũng được dùng trước khi vận động nếu có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc cắt cơn phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kích thích beta tác dụng ngắn.
  • Ipratropium [Atrovent].
  • Corticosteroid uống hay tiêm mạch.

Tránh các yếu tố kích phát cơn hen suyễn:

Với sự tiến bộ của y học hiện nay bệnh hen được điều trị với các loại thuốc an toàn và có thể kiểm soát được, nghĩa là bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường học tập, làm việc... như một người không có bệnh. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều điều trị bệnh hen

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề