Bệnh viện Nhi Trung ương thuốc quan nào

Bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong những bệnh viện công đứng đầu trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Bệnh viện thành lập từ năm 1969, tính đến thời điểm hiện tại đã trải qua 50 năm phát triển bền bỉ và không ngừng nỗ lực về mọi mặt. Chính vì vậy, nơi đây được đánh giá ngang tầm với các bệnh viện nhi ở khu vực Đông Nam Á và ngày càng chiếm trọn niềm tin từ các bậc cha mẹ trên mọi miền đất nước.

Bệnh viện Nhi Trung Ương tiền thân là khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong những bệnh viện khám chữa bệnh nhi khoa hàng đầu cả nước. Trong quá trình xây dựng và đổi mới, bệnh viện đã không ngừng nâng cao và phát triển cả về nguồn nhân lực và vật lực.

Nhờ luôn nâng cấp trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang cộng với việc sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, bệnh viện đã dần khẳng định vị trí là nơi thăm khám và chữa bệnh tốt nhất Việt Nam.

Trải qua những năm xây dựng và phát triển, bệnh viện Nhi Trung Ương có những thành tựu nhất định như:

Năm 2017, lần đầu tiên bệnh viện được Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép và xuất bản riêng một tạp chí nghiên cứu khoa học mang tên “Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa”.

Danh sách đội ngũ bác sĩ đang công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương, bao gồm:

  • TS. Dương Bá Trực: Khoa huyết học
  • TS. Phạm Hữu Hòa: Khoa tim mạch
  • BS–CKII. Bùi Thu Hương: Khoa tiêu hóa
  • GS–TS. Nguyễn Thanh Liêm: Khoa ngoại
  • TS. Khu Thị Khánh Dung: Khoa sơ sinh
  • PGS–TS. Phạm Nhật An: Khoa truyền nhiễm
  • Ths. Quách Thúy Minh: Khoa tâm thần
  • PGS–TS. Ninh Thị Ứng: Khoa thần kinh
  • TS. Bùi Ngọc Lan: Khoa Ung bướu
  • Ths. Vũ Chí Dũng: Khoa nội tiết – chuyển hóa – di truyền
  • GS–TS. Trần Đình Long: Khoa thận – tiết niệu

Bệnh viện Nhi Trung Ương tổng cộng có 28 khoa, bao gồm:

  • Khoa Truyền máu
  • Khoa Sinh hoá
  • Khoa Huyết học
  • Khoa vi sinh
  • khoa chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Di truyền và sinh học phân tử
  • Khoa Giải phẫu bệnh
  • Khoa nghiên cứu sinh học phân tử & các bệnh truyền nhiễm
  • Khoa Dược
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa chống nhiễm khuẩn
  • Khoa Chỉnh hình Nhi
  • Khoa TMH-Mắt-RHM
  • Khoa Điều trị tự nguyện A
  • Khoa Điều trị tự nguyện B
  • Khoa Điều trị tự nguyện C
  • Khoa điều trị tích cực
  • Khoa hồi sức ngoại
  • Khoa Phẫu thuật- Gây mê- Hồi sức
  • Khoa Truyền nhiễm
  • Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp
  • Khoa Gan mật
  • Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
  • Khoa Sơ sinh
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa ngoại
  • Khoa Huyết học lâm sàng
  • Khoa Tiêu hoá
  • Khoa Tim mạch
  • Khoa Nội tiết- Chuyến hoá- Di truyền
  • Khoa Thận – Tiết niệu
  • Khoa Thần Kinh
  • Khoa Dinh dưỡng lâm sàng
  • Khoa Ung Bướu
  • Khoa Hô hấp
  • Khoa Y học cổ truyền
  • Khoa Tâm thần
  • Khoa dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế

Bệnh viện Nhi Trung Ương thường có hai lựa chọn khám đó là:

Khám tại Khoa Khám bệnh

Nghĩa là trẻ sẽ được hưởng chế độ Bảo hiểm Y tế theo quy định của Bộ Y tế.

Khám theo yêu cầu

Với hình thức thăm khám này, bố mẹ phải chọn một trong 3 khu khám bệnh như khoa điều trị tự nguyện A, tự nguyên B và khoa tự nguyện C. Một khi đã lựa chọn khám bệnh bằng hình thức này, trẻ sẽ không được hưởng chế độ Bảo hiểm Y tế nhưng đổi lại, con của bạn sẽ được đội ngủ bác sĩ giỏi, trưởng khoa, phó khoa trực tiếp khám. Đặc biệt, thời gian thăm khám khá nhanh, phụ huynh không cần phải chờ lâu mới đến lượt con mình.

+ Khám bệnh tại khoa điều trị tự nguyện A

Đây là khoa có chất lượng dịch vụ chăm sóc tốt nhất trong 3 khoa điều trị tự nguyện. Và cơ sở hạ tầng tương đương với khách sạn 3 sao, cụ thể như:

  • Phòng mổ được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, công nghệ cao cùng với hệ thống phẫu thuật nôi soi tiên tiến.
  • Bãi đỗ xe thuận tiện cho cả xe máy.
  • Phòng bệnh bao gồm phòng 1 bệnh nhân, 2 hoặc 3 bệnh nhân.
  • Hệ thống internet và phương tiện truyền thông được trang bị đầy đủ.
  • Có dịch vụ chăm sóc, giặt là, phục vụ ăn uống tại chỗ cho bệnh nhân và người thân.

Và một trong những điểm lợi ích nổi bật của khoa khám điều trị tự nguyện A là phụ huynh có quyền lựa chọn phó giáo sư, tiến sĩ hoặc bác sĩ để phẫu thuật, điều trị bệnh cho con. Tuy nhiên, chi phí điều trị của khoa này khá cao, cao hơn cả 2 khoa điều trị tự nguyện B và C.

+ Khám tại Khoa điều trị tự nguyện B và C

Hai khoa này được thành lập vào năm 2011 cũng được trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở hạ tầng nhưng không hiện đại như khoa A. Bên cạnh đó, thời gian khám và điều trị bệnh ở hai khoa này cũng lâu hơn. Tuy nhiên, điểm nổi bật của khoa điều trị B và C là chi phí điều trị vừa phải, không cao hơn nhiều so với hình thức khám bệnh thông thường.

Khi đưa con đến bệnh viện thăm khám, cha mẹ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tại phòng tiếp đón

  • Bạn mua sổ theo dõi sức khỏe cho con ngay tại nơi đây.
  • Tiếp đó, điền đầy đủ thông tin của bé vào sổ.

Bước 2: Đăng ký khám bệnh

Đối với trường hợp khám và chữa bệnh có thể bảo hiểm y tế hoặc có giấy chuyển viện, bạn lấy phiếu khám bệnh ngay tại phòng 1 A.

Nếu không có bảo hiểm, bạn có thể chọn khoa thăm khám cho con, điển hình:

  • Khám thông thường: Bạn đến phòng 1B hoặc 1D để đưa sổ theo dõi sức khỏe cho nhân viên y tế, đóng tiền và lấy phiếu khám.
  • Khám điều trị tự nguyện B và C: Cha mẹ đến phòng số 2 đưa sổ và lấy phiếu khám.

Bước 3: Đến phòng khám

Dựa trên phiếu khám và nhìn sơ đồ hướng dẫn, bạn đưa con đến phòng khám và chờ tới số thứ tự in trên phiếu để vào khám.

Sau khi khám xong, nếu không được chỉ định cận lâm sàng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và bạn có thể đưa con về. Trong trường hợp làm xét nghiệm hay chuyển phòng khám khác, nhân viên điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn bước thực hiện tiếp theo.

Bước 4: Thực hiện xét nghiệm

Trong trường hợp có bảo hiểm y tế: Bạn sẽ làm thủ tục ngay tại phòng 1 A.

Nếu không có bảo hiểm y tế:

  • Khám bệnh thông thường: Làm thủ tục và đóng viện phí tại phòng 1C hoặc 1D.
  • Đối với khám khoa điều trị tự nguyện B và C: Bạn sẽ làm thủ tục tại phòng số 2

Sau khi làm xong thủ tục, bạn sẽ đưa con đến phòng và thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn in trên phiếu. Sau đó, bạn chờ lấy kết quả và quay về phòng khám ban đầu để bác sĩ chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc điều trị.

Bệnh viện Nhi Trung Ương làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy vẫn làm việc tuy nhiên dịch vụ không đầy đủ như các ngày trong tuần.

Thời gian làm việc:

  • Buổi sáng: 7h00 – 11h30 [Mùa hè] và 7h00 – 12h00 [Mùa đông]
  • Buổi chiều: Bắt đầu từ 13h30 – 16h30
  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: [84.4] 6 273 8532
  • Fax: [84.4] 6 273 8573
  • Website: //benhviennhitrunguong.org.vn/

>> Bấm xem bảng đồ bệnh viện Nhi Trung Ương

Những thông tin nêu chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh viên cũng như dịch vụ chăm sóc hay bảng giá, bạn nên liên hệ trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể hơn.

Thông tin cần thiết cho các bậc phụ huynh về Bệnh viện Nhi Trung ương - Ảnh: Pixabay

Bệnh viện Nhi Trung ương là một địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu về Nhi khoa của cả nước và được đánh giá ngang tầm với nhiều bệnh viện lớn trong khu vực Đông Nam Á. Bệnh viện gồm nhiều đơn vị, khoa phòng giống như một bệnh viện đa khoa nhưng chỉ nhận bệnh nhi dưới 15 tuổi.

Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về Nhi khoa nên luôn phải tiếp nhận rất đông bệnh nhi. Sau đây là những thông tin cần biết về Bệnh viện Nhi Trung ương, các bố các mẹ cần biết để quá trình đi khám được dễ dàng hơn.

1. Thông tin cần biết về Bệnh viện Nhi Trung ương 

Ngày nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã mang vóc dáng của một trung tâm Nhi khoa đa ngành, hiện đại, chuyên sâu và cũng rất đại chúng. Bệnh viện Nhi Trung ương  đạt mức tiêu chí cao và nằm trong nhóm dẫn đầu của ngành Y tế, là địa chỉ tin cậy, là nguồn truyền cảm hứng cho cả hệ thống nhi khoa trên cả nước. 

Địa chỉ

  • Bệnh viện Nhi Trung ương có cổng chính nằm ở số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện có một cổng phụ ở 01 ngõ 80 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Số điện thoại 

Trang web 

  • Website: //benhviennhitrunguong.org.vn/

Thời gian làm việc

  • Từ thứ 2 đến thứ 6
  • Buổi sáng từ 7h30 -12h [mùa đông]; từ 7h - 11h30 [mùa hè],buổi chiều từ 13h30 - 16h30

2. Bệnh viện Nhi Trung ương gần bến xe nào

Nếu bệnh nhi ở tỉnh đến thì tốt nhất nên đi đến bến xe Mỹ Đình vì đây là bến gần với bệnh viện Nhi nhất. Ngoài ra, cũng có thể đi từ bến xe Giáp Bát nhưng đường đi sẽ xa hơn. Để di chuyển đến bệnh viện, có thể đi các phương tiện taxi, xe ôm hoặc xe buýt.

Từ bến xe Mỹ Đình [4km]: đón tuyến buýt số 34 hoặc 16A ra đến đường Xuân Thủy thì xuống và đón tiếp tuyến buýt số 26 hoặc 49. Đi khoảng 5 phút sẽ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Từ bến xe Giáp Bát [8km]:

  • Đón tuyến buýt số 12 đi khoảng 20 phút đến ngã tư Nguyễn Chí Thanh - La Thành thì xuống và đi bộ sang bệnh viện Nhi.
  • Đón tuyến buýt số 21A hoặc 21B khoảng 7 phút đến điểm đối diện 95 chùa Bộc thì xuống và đón tiếp tuyến buýt số 26, đi 10 phút sẽ đến.

3. Bệnh viện Nhi Trung ương khám chữa những bệnh gì

Bố mẹ khi đưa trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương có 2 lựa chọn:

  • Khám tại khoa Khám bệnh: chi phí thăm khám không nhiều, trẻ được hưởng chế độ BHYT theo quy định nhưng thường đông đúc, phải chờ đợi lâu.
  • Khám theo yêu cầu tại các khoa: Khoa Quốc tế S hoặc khoa Tự nguyện B-C. Khám tại đây chi phí sẽ cao hơn, không áp dụng BHYT nhưng đổi lại có đội ngũ bác sĩ giỏi, các Trưởng khoa, Phó khoa đã và đang công tác tại bệnh viện trực tiếp thăm khám, cũng không mất nhiều thời gian chờ đợi để được khám.

Bệnh viện nhận khám, tư vấn và điều trị hầu hết các mặt bệnh xuất hiện ở trẻ em, hiện nay gồm các chuyên khoa sau:

  • Khoa TMH - Mắt – RHM
  • Khoa Chỉnh hình Nhi
  • Khoa Truyền nhiễm
  • Khoa Gan mật
  • Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp
  • Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
  • Cấp cứu và chống độc
  • Khoa Sơ sinh
  • Khoa ngoại
  • Khoa ngoại tiết niệu
  • Khoa Tiêu hoá
  • Khoa Huyết học lâm sàng
  • Khoa Tim mạch
  • Khoa Thận và Lọc máu
  • Khoa Nội tiết - Chuyến hoá - Di truyền
  • Khoa Thần Kinh
  • Khoa Ung Bướu
  • Khoa Hô hấp
  • Khoa Tâm thần
  • Khoa Y học cổ truyền
  • Khoa dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế
  • Khoa sọ mặt và tạo hình
  • Khoa nội soi

4. Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Khám tại Khoa khám bệnh

Ưu điểm khi khám tại Khoa khám bệnh là trẻ được áp dụng chế độ BHYT theo quy định, chi phí khám chữa bệnh thấp. Tuy nhiên, lượng bệnh nhân rất đông, thường xuyên quá tải và chờ đợi. Thông thường sẽ mất từ 3 đến 4 tiếng mới đến lượt và có thể khám xong. 

Khoa khám bệnh thường đông người nên phải chờ lâu - Ảnh: BookingCare 

Quy trình đi khám tại khoa Khám bệnh: 

Bước 1: Người bệnh đến khoa Khám bệnh

  • Mua Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em tại quầy tiếp đón.
  • Điền các thông tin của người bệnh vào Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em

Bước 2: Đăng ký khám bệnh

  • Nếu người bệnh có Bảo hiểm y tế [có giấy chuyển viện, thẻ bảo hiểm]: Lấy phiếu khám bệnh tại phòng 1A.
  • Nếu người bệnh không có chế độ bảo hiểm y tế: Đến phòng 1B hoặc phòng 1D đưa Sổ cho nhân viên y tế để đóng tiền và lấy phiếu khám.

Bước 3: Đến phòng khám bệnh

  • Người bệnh đến phòng khám theo số trên phiếu khám [nhìn biển, sơ đồ hướng dẫn số phòng khám].
  • Người bệnh ngồi chờ khám theo số thứ tự được in trên phiếu khám [ số chạy trên bảng điện tử ].
  • Sau khi bác sĩ khám bệnh, điều dưỡng hướng dẫn người nhà các bước tiếp theo [đi làm xét nghiệm hoặc chuyển khám khác, …].

Bước 4: Người bệnh có chỉ định xét nghiệm

  • Đối với người bệnh bảo hiểm y tế: Làm thủ tục tại phòng 1A.
  • Đối với người bệnh không có chế độ bảo hiểm y tế: Làm thủ tục tại phòng 1C [hoặc 1D].
  • Người bệnh làm xét nghiệm theo hướng dẫn và lấy kết quả xét nghiệm theo giấy hẹn.

Bước 5: Người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả và kê đơn.

Khám theo yêu cầu tại khoa Quốc tế S

Gần đây, khoa Quốc tế S đã sáp nhập với khoa Tự nguyện A của bệnh viện để cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn.

Phụ huynh có thể đăng kí khám trực tiếp tại khoa Quốc tế S hoặc đặt lịch khám trước thông qua phần mềm Y bạ Điện tử của bệnh viện.

Khoa Quốc tế S nhận bệnh nhân khám chuyên khoa, đa khoa, nội trú, ngoại trú, tiêm vắc-xin, khám tổng quát, xét nghiệm, siêu âm, nội soi, lưu trữ tế bào gốc. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm hàng đầu khu vực về phẫu thuật nội soi điều trị U nang ống mật chủ và thoát vị cơ hoành bẩm sinh.

Khoa Điều trị tự nguyện A trước đây đã sáp nhập vào khoa Quốc tế S - Ảnh: BookingCare

Khoa Quốc tế S được đánh giá là khoa rộng rãi, sạch sẽ với chất lượng dịch vụ tốt nhất trong 3 khoa tự nguyện của bệnh viện. Tuy nhiên, kèm theo đó thì chi phí cũng ở mức cao hơn 2 khoa B và C.

Một số ưu điểm của khoa Quốc tế S:

  • Cơ sở vật chất khang trang: Các loại phòng [Phòng 2 giường, phòng 3 giường],200 giường bệnh tiêu chuẩn
  • 20 phòng khám tiếp đón khoảng 400 bệnh nhân mỗi ngày
  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi, gồm các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa
  • Phụ huynh có thể yêu cầu đích danh bác sĩ khám cho con
  • Đăng kí trước khi đến khám để không mất nhiều thời gian chờ đợi

Khám theo yêu cầu tại khoa Điều trị tự nguyện B và Khoa Điều trị tự nguyện C

Khoa tự nguyện B, C có chi phí thấp hơn nhiều so với khoa Quốc tế S và thời gian chờ đợi cũng không lâu hơn là bao.

Nhìn chung, khám tự nguyện B hoặc khám tự nguyện C chi phí ở mức vừa phải, không cao hơn nhiều sơ với khám thông thường. Lượng bệnh nhận của 2 khoa này cũng khá đông nhưng vẫn ổn hơn nhiều so với khám thông thường và khám BHYT tại bệnh viện.

Chờ khám tại khoa Tự nguyện B - Ảnh: BookingCare

Quy trình đi khám tại khoa Điều trị tự nguyện B và tự nguyện C:

Bước 1: Đến khoa Khám bệnh

  • Mua Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em tại quầy tiếp đón
  • Điền các thông tin của người bệnh vào Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em

Bước 2: Đăng ký khám bệnh: Đến phòng 2 đưa Sổ cho nhân viên y tế để lấy phiếu khám.

Bước 3: Đến phòng khám bệnh

  • Người bệnh đến phòng khám theo số trên phiếu khám [nhìn biển, sơ đồ hướng dẫn số phòng khám].
  • Người bệnh ngồi chờ khám theo số thứ tự được in trên phiếu khám [số chạy trên bảng điện tử].
  • Sau khi bác sĩ khám bệnh, điều dưỡng hướng dẫn người nhà các bước tiếp theo [đi làm xét nghiệm hoặc chuyển khám khác…].

Bước 4: Người bệnh có chỉ định xét nghiệm:

  • Làm thủ tục tại phòng 2
  • Người bệnh làm xét nghiệm theo hướng dẫn và lấy kết quả xét nghiệm theo giấy hẹn

Bước 5: Người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả và kê đơn.

5. Một số bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Ngoại Nhi

  • GS. TS Nguyễn Thanh Liêm - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. Bàn tay vàng phẫu thuật trẻ em, người tiên phong về ứng dụng ghép tế bào gốc. Hiện nay có lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Times City.
  • PGS. TS Nguyễn Ngọc Hưng - Chủ tịch Hội chỉnh hình Nhi Việt Nam, Nguyên Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi bệnh viện Nhi Trung ương. Khám tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức.

Hô hấp Nhi

  • BS Chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Nguyên Phó khoa Hô hấp. Khám tại Phòng khám Vietlife.

Thần kinh Nhi

  • PGS. TS Ninh Thị Ứng - Nguyên Trưởng khoa Thần kinh, Chuyên gia thần kinh nhi đầu ngành. Bác sĩ khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tiêu hóa Nhi

  • GS. TS Nguyễn Gia Khánh - Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam. Phụ trách Phòng khám tư đặt tại 20 Hàng Hòm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nội tiết - Chuyển hóa Nhi

  • PGS. TS Nguyễn Thị Hoàn - Nguyên Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền. Hiện nay cô khám tại bệnh viện Đa khoa Vinmex Times City.
  • TS. BS Bùi Phương Thảo - Phó khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, bác sĩ có phòng khám riêng tại Tầng 2 số 23A Quốc Tử Giám, Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội.

Tim mạch Nhi

  • TS. BS Lê Ngọc Lan - Chuyên gia về Nội nhi và Tim mạch Nhi, hơn 18 năm công tác tại khoa Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương. Cô đã nghỉ hưu và khám tại Bệnh viện Việt Pháp.

Truyền nhiễm Nhi

  • PGS. TS Phạm Nhật An - Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Nguyên Trưởng khoa truyền nhiễm.

Dị ứng - Miễn dịch Nhi khoa

  • PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Phó trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng – Khớp, Bác sĩ khoa Điều trị Tự nguyện C.

Với những thông tin trên, hy vọng có thể phần nào giúp quá trình đi khám của trẻ được dễ dàng hơn, các bố các mẹ cũng tự tin hơn trong quá trình thăm khám này. 

Video liên quan

Chủ Đề