Bệnh xuất huyết não là như thế nào năm 2024

Theo nghiên cứu, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não chiếm khoảng 20% nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn.

Nguyên nhân, đối tượng dễ mắc xuất huyết não

- Nguyên nhân xuất huyết não

+ Xuất huyết não tiên phát:

Do bệnh lý xơ vữa, thoái hóa vi thể thành mạch thường do hậu quả của tăng huyết áp kéo dài, rối loạn mỡ máu. Khi người bệnh có cơn tăng huyết áp sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch yếu và vỡ ra gây chảy máu não.

Vùng chảy máu sẽ đè đầy trực tiếp mô não xung quanh, sẽ gây viêm hoại tử mô não và làm nhồi máu não thứ phát, và tiếp diễn quá trình hoại tử và khiến xuất huyết tiếp tục và khó cầm, khiến khối xuất huyết tăng dần. Khi kích thước đủ lớn sẽ chèn ép não, tăng áp lực nội sọ, phù não nặng, gây tụt kẹt não và chết não.

Bệnh xuất huyết não là như thế nào năm 2024

+ Xuất huyết não thứ phát:

Căn nguyên dị dạng mạch máu (phình mạch, thông động-tĩnh mạch, rò động-tĩnh mạch màng cứng, dị dạng mạch thể hang), biến chứng chảy máu sau nhồi máu, bệnh lý rối loạn đông máu, các khối u não chảy máu. Diễn biến sau đó cũng gây vòng xoáy bệnh lý như trên. Xuất huyết não do chấn thương sọ não có cách xử trí khác liên quan đến ngoại khoa nên thường không đề cập trong đột quỵ xuất huyết não.

Về mặt vị trí, chảy máu trong não không do chấn thương được chia thành xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết khoang dưới nhện, xuất huyết trong nhu mô não và xuất huyết trong não thất. Mỗi vị trí chảy máu cỏ thể gợi ý vùng tổn thương, mạch máu tổn thương, dạng xuất huyết để có phương án xử trí thích hợp.

Yếu tố nguy cơ mắc xuất huyết não:

+ Tuổi cao, tiền sử đột quỵ não, nghiện rượu, nghiện ma túy

+ Người mắc bệnh lý nền như: tăng huyết áp, rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông, điều trị thuốc tiêu sợi huyết (trong nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp), dị dạng động mạch não, viêm mạch, bệnh amyloidosis não, u tân sinh nội sọ.

Bệnh xuất huyết não là như thế nào năm 2024

HÌnh ảnh tổn thương xuất huyết não

Biểu hiện xuất huyết não

Các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội, thường là trong khi vận động nặng. Với biểu hiện bao gồm nôn, đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức. Thường nặng trong những giờ đầu ở bệnh nhân xuất huyết não. Sau 12 giờ đầu, bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

Đôi khi có dấu hiệu màng não. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, bạch cầu ngoại vi tăng cao. Đây là điểm khác biệt so với nhồi máu não.

Ngoài ra, xuất huyết não còn có biểu hiện: Chóng mặt, mất thăng bằng và phối hợp vận động, nhạy cảm với ánh sáng, có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt, cổ cứng, liệt hoặc bất tỉnh trong trường hợp nặng. Yếu một cánh tay hoặc chân. Mất tỉnh táo, hôn mê. Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói. Khó nuốt, có vị lạ trong miệng. Khó đọc hoặc viết.

Điều trị xuất huyết não

Xuất huyết não là một cấp cứu, nên cần tuân theo nguyên tắc ưu tiên ổn định đường thở, hô hấp, mạch huyết áp. Tiếp đến là kiểm soát chảy máu, tình trạng co giật, huyết áp và áp lực nội sọ.

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định có thể sử dụng các loạt thuốc an thần, giảm đau, dùng thuốc cắt cơn co giật. Điều chỉnh rối loạn đông máu (thuốc cầm máu, truyền các yếu tố đông máu nếu thiếu hụt như tiểu cầu, huyết tương).

Chống phù não, giảm áp lực nội sọ…Phẫu thuật lấy huyết khối nội sọ, dẫn lưu não thất, can thiệp nội mạch xử trí dị dạng mạch máu não.

Ngoài ra, người bệnh cần được chăm sóc hỗ trợ, điều chỉnh các tình trạng bệnh đi kèm (ví dụ như sốt, nhiễm trùng, thiếu oxy máu, mất nước, tăng đường máu, tăng huyết áp).

Đột quỵ xuất huyết não là một dạng đột quỵ xảy ra do nứt vỡ các động mạch trong não. Đột quỵ xuất huyết gây ra các biến chứng nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về đột quỵ xuất huyết não.

Bệnh xuất huyết não là như thế nào năm 2024
Đột quỵ xuất huyết não do nứt vỡ động mạch não

1. Đột quỵ xuất huyết não là gì?

Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu, gồm hai loại là đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ nhồi máu não (thiếu máu cục bộ). So với đột quỵ nhồi máu não thì đột quỵ xuất huyết não ít gặp hơn, chiếm khoảng 8-18%, thế nhưng nó có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi động mạch não bị nứt vỡ và chảy máu vào nhu mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não chết đi gây ra các biến chứng về thần kinh và vận động liên quan đến vùng não bị tổn thương.

2. Phân loại đột quỵ xuất huyết não?

Xuất huyết não được chia thành hai loại là:

- Xuất huyết não nguyên phát

- Xuất huyết não thứ phát

Về mặt vị trí, có thể chia đột quỵ xuất huyết não thành:

- Chảy máu trong nhu mô não

- Chảy máu khoang dưới nhện

- Chảy máu dưới màng cứng

- Chảy máu trong não thất

3. Nguyên nhân của đột quỵ xuất huyết não là gì?

Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ xuất huyết não nguyên phát. Tăng huyết áp mạn tính gây tổn thương các động mạch nội sọ nhỏ khiến máu bị rò rỉ ra khu vực xung quanh. Các vị trí chảy máu phổ biến của xuất huyết não do tăng huyết áp là ở trong nhu mô não sâu bao gồm nhân nền, thân nền và tiểu não.

Bệnh amyloidosis não (bệnh mạch máu dạng bột, CAA) là một nguyên nhân quan trọng khác gây xuất huyết não nguyên phát ở người lớn tuổi. Các amyloid (vi tinh bột) tích tụ trong thành mạch máu làm hẹp lòng mạch dẫn đến phình mạch nhỏ và chảy máu nhỏ. Khi thành mạch vỡ, máu chảy ra gây chấn thương trực tiếp cho nhu mô não liền kề.

Bệnh xuất huyết não là như thế nào năm 2024
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây đột quỵ xuất huyết não

Các nguyên nhân thông thường gây xuất huyết não thứ phát là:

- Phình vỡ động mạch não: Là tình trạng giãn bất thường của mạch máu não, thường phát triển tại các điểm phân nhánh của động mạch, chúng có thể vỡ ra gây chảy máu xung quanh. Đây là nguyên nhân gây ra 85% các trường hợp xuất huyết dưới nhện.

- Dị dạng thông động tĩnh mạch não (AVM): Thông thường, các động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến não, tĩnh mạch mang máu ít oxy hơn từ não về tim. Khi bị AVM, đám rối mạch máu bị giãn, động mạch dẫn máu trực tiếp vào tĩnh mạch. Cuối cùng, chúng có thể vỡ ra do áp lực cao của dòng máu chảy ra từ các động mạch.

- Rò động tĩnh mạch màng cứng não (Davf): Có thể gây ra xuất huyết dưới màng cứng.

- Các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang).

- Chuyển dạng chảy máu sau điều trị nhồi máu não.

- Bệnh lý rối loạn đông máu.

- Viêm mạch.

- Các khối u (vd: u nguyên bào thần kinh đệm, u lympho, di căn, u màng não, u tuyến yên, u nguyên bào máu).

4. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ xuất huyết não

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não ở một người là:

- Lớn tuổi

- Tiền sử đột quỵ

- Hút thuốc lá

- Uống nhiều rượu và nghiện rượu

- Sử dụng các chất kích thích: cocaine, heroin, amphetamine, ephedrine, phenylpropanolamine.

Bệnh xuất huyết não là như thế nào năm 2024
Nhận biết các triệu chứng đột quỵ xuất huyết để cấp cứu kịp thời

5. Triệu chứng nhận biết đột quỵ xuất huyết não

Các triệu chứng chung của đột quỵ là:

- Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân (đặc biệt là ở một bên cơ thể).

- Đột nhiên nhầm lẫn, khó nói hoặc khó hiểu lời nói.

- Đột ngột khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.

- Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp

- Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân

Đột quỵ xuất huyết não gây ra các dấu hiệu thần kinh tương tự như đột quỵ nhồi máu não. Mặc dù các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau đầu, đột ngột thay đổi ý thức thường gặp hơn trong đột quỵ xuất huyết não. Các dấu hiệu có thể khác nhau phụ thuộc vào khu vực não bị tổn thương, từ đau đầu nhẹ đến suy giảm nặng nề chức năng thần kinh.

Ở bệnh nhân chảy máu nội sọ thường có các triệu chứng: đau đầu, rối loạn tâm thần, co giật, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp rõ rệt.

6. Chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não

Chẩn đoán và điều trị sớm đột quỵ xuất huyết não là rất cần thiết, do xuất huyết thường lan rộng nhanh chóng, gây suy giảm ý thức đột ngột và rối loạn chức năng thần kinh.

Khó để phân biệt giữa đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ nhồi máu não, do đó cần phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, cụ thể là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Các cận lâm sàng thường được sử dụng:

- Chụp cắt lớp vi tính sọ não.

- CT mạch não.

- Chụp cộng hưởng từ sọ não.

- Xét nghiệm máu: Công thức máu, điện giải đồ, ure, creatinine, glucose, xét nghiệm đông máu cơ bản (thời gian prothrombin, INR, APTT), troponin tim.

- Các xét nghiệm khác (nếu cần): tổng phân tích nước tiểu, sàng lọc phát hiện chất kích thích, thử thai…

Bệnh xuất huyết não là như thế nào năm 2024
Chẩn đoán đột quỵ xuất huyết bằng CT hoặc MRI

7. Cấp cứu và điều trị đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết não cần được điều trị càng nhanh càng tốt để giảm chảy máu và hạn chế mức độ tổn thương trong não.

Bước đầu tiên là tìm ra nguyên nhân gây chảy máu trong não. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ chảy máu. Nhìn chung, quan trọng nhất trong điều trị đột quỵ xuất huyết não là:

- Kiểm soát các dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim, nhịp thở

- Kiểm soát chảy máu

- Kiểm soát huyết áp

- Giảm áp lực nội sọ

- Kiểm soát cơn co giật

Các thuốc được sử dụng có thể bao gồm:

- Thuốc chống động kinh để dự phòng co giật.

- Thuốc hạ huyết áp để kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.

- Thuốc lợi tiểu thẩm thấu để giảm áp lực nội sọ trong khoang dưới nhện.

Phẫu thuật trong đột quỵ xuất huyết não vẫn còn đang bị tranh cãi nhiều. Nhưng phẫu thuật lấy khối máu tụ vẫn được xem là một phương pháp điều trị tiềm năng ở một số đối tượng.

Đối với các trường hợp xuất huyết não thứ phát do bất thường mạch máu (phình động mạch não, dị dạng động tĩnh mạch não, rò động tĩnh mạch não) có thể cần điều trị can thiệp nội mạch.

Sau đó, bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để vượt qua các khiếm khuyết do đột quỵ gây ra như: liệt và các vấn đề về vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ và chữ viết, vấn đề tư duy và trí nhớ, rối loạn cảm xúc.

Bệnh xuất huyết não là như thế nào năm 2024
Chế độ ăn giàu kali phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não

8. Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết não có thể bị tái phát. Các yếu tố nguy cơ quan trọng là tăng huyết áp và tuổi già. Bệnh nhân nên: