biệt ngữ xã hội “ghi đông” có nghĩa là gì?

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Link tải Giáo án Văn 8 bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

1. Kiến thức

- Hiểu đc thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội ; khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; t/d của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Nhận biết , hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .

- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng phương ngữ, biệt ngữ đúng lúc,đúng chỗ,hợp hoàn cảnh giao tiếp.

1. Giáo viên

Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

H: Từ tượng hình là gì? Từ tượng thanh là gì? cho ví dụ?

Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh?

- Từ tượng hình là những từ gời tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Vd: loẻo khoẻo

- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh.

- Vd: róc rách.

- Tác dụng: gợi tả âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

3. Bài mới

      “ Bầm ơi có rét không bầm

   Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”

H: Trong hai câu thơ trên, từ “bầm” chỉ ai?

- Chỉ mẹ → bầm chính là từ ngữ địa phương.

Vậy từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội có đặc điểm ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS tìm hiểu từ ngữ địa phương:

- Y/c hs đọc và xác định y/c bài tập.

H: các từ : bẹ, bắp, ngô, từ nào là từ chỉ dùng trong một địa phương nhất định? Từ nào là ngôn ngữ toàn dân?

H: Em quen với cách gọi là bắp, bẹ hay ngô ?

H: Em hiểu thế nào là từ địa phương. Thế nào là từ toàn dân?

[ Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng trong một địa phương nhất định, Từ toàn dân sử dụng rộng rãi trong toàn dân]

- Gv chốt,gọi học sinh đọc ghi nhớ.

+ GV: Cho học sinh làm bài tập vận dụng chỉ ra các từ địa phương trong các câu sau; và tìm từ toàn dân tương ứng.

- [ heo- lợn [MN]; o- cô [ MT]

- Mần - Làm[ MT]

- Nớ- ấy [ MT]

- Bắp- ngô [ Tây bắc]

- vừng [toàn dân]; mè [ĐP].

- bầm, u ⇒ mẹ.

- Chuyển ý:

I. Từ ngữ địa phương:

1. Bài tập

- Các từ bẹ, bắp → chỉ ngô.

⇒ Bẹ, bắp ⇒ từ ngữ được dùng ở vùng Tây Bắc → Từ địa phương.

⇒ ngô: Từ dùng rộng rãi trong toàn dân.

* Nhận xét:

- Từ địa phương: Từ ngữ sử dụng trong địa phương nhất định.

- Từ toàn dân: Từ ngữ sử dụng phổ biến trong toàn dân.

3. Ghi nhớ [SGK]T57

HĐ2.HDHS tìm hiểu biệt ngữ xã hội:

- Đọc vd sgk- tr57, chú ý các từ in đậm.

H: Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng “mẹ”, có chỗ tác giả dùng “mợ”?

- Hai từ đồng nghĩa.

H: Trước cách mạng tháng tám ở nước ta tầng lớp xã hội nào gọi mẹ là mợ, gọi cha là cậu ?

H: Các từ: ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì?Tầng lớp nào thường dùng những từ này ?

GV → Vậy: Các từ: mợ, ngỗng, trúng tủ gọi là biệt ngữ xã hội.

H: Em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội?

- HS đọc ghi nhớ [SGK].

H: Tìm thêm một số vd về biệt ngữ ?

- cớm [công an] → xã hội đen.

- Gậy: điểm 1.

- Ghi đông : điểm 3.

II. Biệt ngữ xã hội:

1. Bài tập

a. mợ và mẹ: 2 từ đồng nghĩa.

- cậu, mợ: dùng trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu → từ ngữ sử dụng trong một tầng lớp nhất định.

- Tầng lớp trung lưu, thượng lưu.

b. ngỗng → điểm 2; trúng tủ → đúng chỗ đã học.

→ Từ đc sử dụng trong tầng lớp học sinh hiện nay.

* Nhận xét:

- Từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định → biệt ngữ xã hội

2. Ghi nhớ [SGKT].

HĐ3.HDHS tìm hiểu cách sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội:

- Đọc 2 vd [SGK- 58].

H: Từ hai vd trên em rút ra điều gì khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

H: Trong đoạn thơ việc tác giả sử dụng từ ngữ địa phương nhằm mục đích gì?

H: Muốn không lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, ta cần sử dụng nhóm từ này ntn?

- Đọc ghi nhớ 3 [SGK T58]

III. Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội:

1. Bài tập

* Nhận xét:

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội → gây khó hiểu.

- Trong thơ văn t/g sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội ,tính cách nhân vật.

2. ghi nhớ SGKT58

HĐ4.HDHS luyện tập:

GV: Gợi ý học sinh làm bài tập

- GV: Kẻ bảng, gọi học sinh lên điền từ.

- Gọi học sinh nhận xét,bổ sung .

- GV: Chữa bài, cho điểm

IV. Luyện tập:

Bài tập 1[58]

- Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Từ địa phương Từ toàn dân

- mi- miền Trung.

-mô- miền Trung.

- o- miền Trung.

- biểu- miền nam.

- mày.

- đâu.

- cô.

- bảo.

- Đọc bài 2 -59, nêu yêu cầu.

- HS làm bài.

- Gọi 1 HS lên nêu kết quả.

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

Bài tập 2[59] :

- Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác. giải thích nghĩa.

- mổ, chôm → lấy cắp.

- mõi: lấy cắp.

- cớm: công an.

- Đọc bài 3, nêu yêu cầu bài tập.

- Gv hướng dẫn.

- HS làm bài, nhận xét.

- GV nx, bổ sung.

- GV hướng dẫn hs làm bài tập 4- 5 ở nhà

Bài tập 3[59]:

- Trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, truờng hợp nào không nên dùng.

a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

b. Người nói chuyện với mình là ở địa phương khác.

c. Khi phát biểu ý kiến ở lớp.

d. Khi làm bài tập làm văn .

đ. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.

e. Khi nói chuyện với người nưôc ngoài biết Tiếng Việt.

→ Trường hợp [a] nên sử dụng từ địa phương, các trường hợp khác không nên sử dụng.

4. Củng cố, luyện tập

Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

- cho ví dụ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học ghi nhớ, làm bài tập 4-5, chuẩn bị: “Tóm tắt vb tự sự”

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án
Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Tải Word Trang sau

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Từ địa phương và biệt ngữ xã hội. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:17 Tập làm văn: TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ Xà HỘI A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu rõ khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. - Nắm được tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - - Biết cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ Giáo dục ý thức liên kết các đoạn trong một văn bản. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. - Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học [máy chiếu, bảng phụ]. - Học sinh: + Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan. + Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số [vắng] Bước 2. Kiểm tra bài cũ Bước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG [1’]: - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. G H G Có thể mang một số món đồ/ trình chiếu/ in tranh ảnh: hạt ngô, cái bát ăn cơm, cái túi bóng, cái muôi, cái bì, xe máy, xe khách...vঠyêu cầu học sinh gọi tên các đồ vật đó. Gv tiếp tục hỏi học sinh là ngoài những những tên mà bạn vừa kể thì các em có biết những vật này có tên nào khác không? ngô là bắp, bát là chén, túi bóng là bọc mủ, cái bì là cái bao, xe máy là xe honda, xe khách là xe đò [theo cách nói của người miền Nam] Dẫn dắt: Trong ngôn ngữ tiếng Việt, bên cạnh những từ ngữ toàn dân còn có những từ ngữ chỉ dùng trong một địa phương, một vùng nhất định như những từ ta vừa giải nghĩa ở trên. Và một số từ ngữ chỉ có trong hoàn cảnh giao tiếp của một vài đối tượng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những từ ngữ đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC [25’] - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu từ ngữ địa phương I. Tìm hiểu từ ngữ địa phương G G H G H G H G H G G H G G Treo bảng phụ yêu cầu HS chú ý những từ in đậm. ? Trong ba từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân? từ ngô. ? Từ bẹ, bắp thường được sử dụng ở địa phương nào? Trình bày. ? Vậy em hiểu thế nào là từ toàn dân? Đó là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi. ? Thế nào là từ ngữ địa phương? Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. ? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T56. ? Lấy thêm các ví dụ về từ ngữ địa phương? Do đâu có từ địa phương Lấy VD. Có một số từ ngữ địa phương không có từ toàn dân tương ứng. VD: từ nhút [nghệ Tĩnh] -> món ăn được muối từ xơ mit. - Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt [Nam Bộ] -> Do sự giao lưu kinh tế văn hoá -> từ toàn dân. 1. Phân tích ngữ liệu [ SGK/T56]. - Bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô + bẹ: vùng núi phía Bắc + bắp: vùng nông thôn -> từ địa phương. + ngô: từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi -> từ toàn dân. - Từ ngữ địa phương: Chỉ sử dụng ở một [hoặc một số] địa phương nhất định. 2. Ghi nhớ: SGK/T56. Hoạt động 2: Tìm hiểu biệt ngữ xã hội. II. Biệt ngữ xã hội G H G H G H G G H G H G H G H ? Đọc ngữ liệu a mục II – SGK/ T57. ? Mẹ và mợ trong đoạn văn chỉ chung một đối tượng, tại sao tác giả lại dựng như vậy Trả lời: Mẹ: tác giả dựng trong lời kể mà đối tượng là độc giả [dựng từ toàn dân]. Mợ: câu đáp của bé Hồng khi nói với bà cô, hai người cùng tầng lớp xã hội. ? Trước cách mạng tháng Tám, tầng lớp xã hội nào thường gọi bố mẹ là cậu, mợ Tầng lớp trung lưu, thượng lưu. ? Ở thôn quê gọi như thế nào Thầy, U. ? Đọc to ngữ liệu b mục II/ SGK. ? Em hiểu từ ngỗng và trứng có nghĩa ntn? ngỗng: điểm 2; trúng tủ: học kĩ, thuộc nhất. ? Đối tượng nào thường dùng những từ ngữ trên? Học sinh, sinh viên. ? Em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội? Trình bày. So sánh biệt ngữ xã hội với từ địa phương? - Từ địa phương: Dùng cho một vài địa phương. [mọi tầng lớp] - Biệt ngữ xã hội: Chỉ dùng cho một tầng lớp nhất định. [ở nhiều địa phương] 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T57. a/ Me, mợ-> Từ đồng nghĩa - Mẹ -> từ toàn dân - Mợ -> lời của bé Hồng khi nói với bà cô. -> Mợ: từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định [tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước cách mạng tháng Tám]. b] - ngỗng: điểm 2; - trúng tủ: Trúng sự chuẩn bị [học kĩ, thuộc nhất]. -> Học sinh, sinh viên thường dùng. => Mợ, ngỗng, trúng tủ là biệt ngữ xã hội [chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định]. 2. Ghi nhớ: SGK/ 57 Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội G H G H G H G H H ? Những điều cần lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? - Không nên lạm dụng -> hiệu quả giao tiếp sẽ không cao vì không phải ai cũng hiểu nghĩa của từ đó. - Phù hợp với tình huống giao tiếp [Đọc thầm ví dụ b] ? Tại sao trong các đoạn văn, thơ này tác giả lại sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? [Chú ý phần chú giải] - Tô đậm màu sắc địa phương - Tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội ? Từ việc tìm hiểu bài tập em hãy nêu kết luận về việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? - Khi sử dụng phải phù hợp với tình huống giao tiếp. - Không nên lạm dụng sẽ gây khó hiểu - Trong văn thơ sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội > Tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội. [H giỏi] Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và Biệt ngữ xã hội em cần làm gì? - Tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. Đọc ghi nhớ. 1. Phân tích ngữ liệu SGK/58 * VD: SGK/58 - mô, bầy, tui, ví, nớ hiện chừ - cá, dằm thượng, mõi. => Tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội. 2. Ghi nhớ : SGK/58 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP [15’] - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp, trò chơi - Kĩ thuật: động não, chia nhóm... Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập G H H G Bài tập 1: Hoạt động nhóm [ 4 nhóm] ? Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng? * Trò chơi ai nhanh hơn Đại diện nhóm trình bày bài tập. Chốt, nhận xét. Bài tập 1 Từ địa phương Từ toàn dân Nón Trái Chén Ghe Vô Mũ Quả Bát Thuyền Vào G G H G Bài tập 2: Hoạt động cá nhân. ? Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ trên [ cho ví dụ minh họa]? Lên bảng làm, HS nhận xét Nhận xét, bổ sung. Bài tập 2 - Phao: Tài liệu - Gậy: Điểm một - Ghi đông: Điểm 3 - Ghế đẩu: Điểm 4 - Chuồn: Trốn nhanh - Phắn: Biến đi - Cớm: Công an G G G Bài tập 3: Hoạt động cá nhân. ? Trong những trường hợp sau trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương Yêu cầu: Nên dùng trong trường hợp a, từ ngữ địa phươphương chỉ thích hợp dùng trong giao tiếp khẩu ngữ với ngươì cùng địa phương. Bài tập 3 Nên dùng từ ngữ địa phương. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG [4’] - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: vấn đáp, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... ? Em hãy tìm những từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có trong văn bản: “Trong lòng mẹ” – trích: Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng? Phân tích tác dụng của những từ ngữ ấy? H : -Từ ngữ địa phương: đánh giấy; bán xới. - Biệt ngữ xã hội: thầy; mợ. => Tác dụng: Người đọc biết được nhân vật thuộc tầng lớp xã hội nào để hiểu rõ hơn nội dung ý nghĩa của tác phẩm; tô đậm màu sắc địa phương [phương ngữ Bắc Bộ]… HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm ? Sưu tầm một số câu ca dao, thơ, hò, vè của của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương VD : Răng không, cô gái trên sông Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài Thơm như hương nhuỵ hoa lài Sạch như nước suối ban mai giữa rừng. [ Tố Hữu] [ răng không: sao] Bây chừ sông nước về ta Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào ... Gan chi gan rứa mẹ nờ? Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai? [Tố Hữu] [ Bây chừ : bây giờ; chi : gì, sao ] Bước 4. Hướng dẫn về nhà [ 2 phút ] * Đối với bài cũ: - Sưu tầm một số câu ca dao, hò, vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Đọc và sủa các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong một số bài tập làm văn của bản thân và bạn. * Đối với bài mới: Chuẩn bị “Tóm tắt văn bản tự sự” - Hiểu thế nào là cách tóm tắt văn bản tự sự. - Cách tóm tắt văn bản tự sự. - Đọc, hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của các văn bản tự sự đã học. - Biết phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng. - Mỗi nhóm chuẩn bị tóm tắt một văn bản đã học theo sự phân công.

Video liên quan

Chủ Đề