Thuật ngữ dar'sana có nghĩa gốc là gì

Axial Age -thời gian trục Thế kỷ 8 -2 TCN chính là thời gian trục mà ở đó, tất cả những sáng tạo cơ bản làm cơ sở cho nền văn minh hiện đại ra đời.

Thời gian trục: bước nhảy vọt của tư duy lý tính so với lối hiểu biết huyền thoại.

Sự xuất hiện của các vĩ nhân ở cả ba nền văn minh lớn của nhân loại: Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ.

Thời gian trục là trung tâm, nền tảng và là toàn bộ khung tham chiếu của lịch sử nhân loại.

Quan niệm của triết học Mác -Lênin 6 Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

Triết học ra đời đáp ứng nhu cầu của nhận thức; Gắn liền với sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng.

» Nhận thức thế giới là một nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người. » Con người có kinh nghiệm và có tri thức về thế giới. » Ban đầu là những tri thức cụ thể, riêng lẻ, cảm tính. » Nhu cầu nhận thức -đòi hỏi phải quan tâm sâu sắc hơn đến cái chung, những quy luật chung. » Một lúc nào đó cần phải tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa các tri thức riêng lẻ thành những luận điểm, học thuyết, phạm trù. » Sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát trong quá trình nhận thức, các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới được hình thành.

» Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp.

» Lao động trí óc đã tách khỏi lao động chân tay. Trí thức xuất hiện với tính cách là một tầng lớp xã hội, có vị thế xã hội xác định.

» Những người xuất sắc trong tầng lớp này đã hệ thống hóa thành công tri thức thời đại dưới dạng các quan điểm, các học thuyết lý luận.

» Họ được xã hội công nhận là các nhà thông thái, các triết gia [Wise man, Sage, Scholars, Philosopher], tức là các nhà tư tưởng b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC * chữtriết [哲] đã có từ rất sớm.

triết học [哲 學] với ý nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ trụ và tư tưởng.

Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ thế giới thiên -địa -nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người Ở Trung Quốc * thuật ngữDar'sana [triết học] nghĩa gốc là chiêm ngưỡng.

hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽphải.

* thuật ngữ "triết học" [Philosophy, philosophie, философия], xuất hiện ở Hy Lạp Cổ đại, với nghĩa là yêu mến sự thông thái.

Người Hy Lạp Cổ đại quan niệm, philosophia vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Có nhiều định nghĩa vềtriết học, nhưng các định nghĩa thường bao hàm những nội dung chủ yếu sau:

-Triết học là một hình thái ý thức xã hội.

-Khách thể khám phá của triết học là thế giới [gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài con người] trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có của nó.

-Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ của thế giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định và quyết định sự vận động của thế giới, của con người và của tư duy.

-Tri thức triết học mang tính hệ thống, lôgíc và trừu tượng về thế giới, bao gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc trưng bản chất và những quan điểm nền tảng về mọi tồn tại.

-Triết học là hạt nhân của thế giới quan.

Thế giới vật chát không do ai sáng tạo ra, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người. Giới tự nhiên vận động biến đổi do những nguyên nhân bên trong của nó.

Ý thức là sản phẩm của con người. Con người có khả năng nhận thức được thế giới.

Chống lại CNDT của Hegel, xem sự phát triển của vật chất và con người là quá trình lâu dài của tự nhiên

Chỉ đề cao con người ở mặt tự nhiên, mặt bản năng, không đề cập đến tính xã hội của con người

Tới đây, ta có thể tóm tắt một hệ vũ trụ 3 bậc: » Thế giới vĩnh hằng với các ideas chân thiện mỹ, vĩnh cửu, là mẫu mực của mọi sự vật trong tự nhiên.

» Thế giới tự nhiên, vật chất với những con rối, objects được các thần copy từ các idea.

» Thế giới của các cái bóng của những con rối, là hình ảnh về những sự vật khách quan theo cảm nhận chủ quan của con người.

Khẳng định con người vềnguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật. Do thế giới vật chất, xét về bản chất, là vật tự nó, nên con người không nhận thức được bản chất của thế giới, mà chỉ nhận thức được hiện tượng của nó.

Tri thức của con người không phản ánh bản chất của thế giới khách quan mà chỉ phản ánh các hiện tượng của nó mà thôi.

Vật tự nó được Kant hiểu theo 3 nghĩa:

1.Tất cả những gì thuộc lĩnh vực hiện tượng mà chúng ta chưa nhận thức được.

2.Tất cả những gì thuộc về bản chất của mọi sự vật khách quan, tồn tại bên ngoài chúng ta [thuộc lĩnh vực siêu nghiệm] mà chúng ta không thể nhận thức được.

3.Tất cả những lý tưởng, những chuẩn mực, sự hoàn hảo tuyệt đối mà con người cố vươn đến nhưng không đạt được [Thượng đế, tự do, linh hồn].

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, những người cho rằng, ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các nhà duy tâm; họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

- Chủ nghĩa duy vật:

Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế.

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

- Chủ nghĩa duy tâm:

Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể.

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng theo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..

Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận chứng cho các quan điểm của mình. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo. Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.

Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.

Cùng với nguồn gốc nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm ra đời còn do nguồn gốc xã hội. Sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra quan niệm về vai trò quyết định của nhân tố tinh thần. Các giai cấp thống trị và những lực lượng xã hội phản động ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị - xã hội của mình.

Một học thuyết triết học thừa nhận chỉ một trong hai thực thể [vật chất hoặc tinh thần] là nguồn gốc của thế giới được gọi là nhất nguyên luận [nhất nguyên luận duy vật hoặc nhất nguyên luận duy tâm].

Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học xem vật chất và tinh thần là hai nguyên thể tồn tại độc lập, tạo thành hai nguồn gốc của thế giới; học thuyết triết học của họ là nhị nguyên luận. Lại có nhà triết học cho rằng vạn vật trong thế giới là do vô số nguyên thể độc lập tạo nên; đó là đa nguyên luận trong triết học [phân biệt với thuyết đa nguyên chính trị]. Song đó chỉ là biểu hiện tính không triệt để về lập trường thế giới quan; rốt cuộc chúng thường sa vào chủ nghĩa duy tâm.

Như vậy, trong lịch sử tuy những quan điểm triết học biểu hiện đa dạng nhưng suy cho cùng, triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này.

Đây là kết quả của cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. Đối với câu hỏi "Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?", tuyệt đại đa số các nhà triết học [cả duy vật và duy tâm] trả lời một cách khẳng định: thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết không thể biết. Theo thuyết này, con người không thể hiểu được đối tượng hoặc có hiểu chăng chỉ là hiểu hình thức bề ngoài vì tính xác thực các hình ảnh về đối tượng mà các giác quan của con người cung cấp trong quá trình nhận thức không bảo đảm tính chân thực.

Tính tương đối của nhận thức dẫn đến việc ra đời của trào lưu hoài nghi luận từ triết học Hy Lạp cổ đại. Những người theo trào lưu này nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan. Tuy còn những mặt hạn chế nhưng Hoài nghi luận thời phục hưng đã giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng và quyền uy của Giáo hội thời trung cổ, vì hoài nghi luận thừa nhận sự hoài nghi đối với cả Kinh thánh và các tín điều tôn giáo. Từ hoài nghi luận [scepticisme] một số nhà triết học đã đi đến thuyết không thể biết [agnosticisme] mà tiêu biểu là Cantơ ở thế kỷ XVIII.

Video liên quan

Chủ Đề