Biểu cảm về bài thơ bạn đến chơi nhà

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơinhà” của Nguyễn Khuyến.Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20.Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm.Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chânthành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêubiểu ấy.Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồnvã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm.“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cáchxưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóemắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớmong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xaAo sâu nước cả, khôn chài cáVườn rộng rào thưa, khó đuổi gàCải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vôcùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽlên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, cócà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạotrong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cảmà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải vớibạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch củachính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì“Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao mộtcách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định :“ Bác đến chơi đây, ta với ta” Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắmthiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trênhết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụlợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế.Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sángnhư thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làmhoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằnglời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lênđược tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúngta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hộiphát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủychung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.Bài viết của em HàHoàng Hải – Lớp 7/2 – Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Dàn ý
  • Bài mẫu

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn [những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…]

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” [hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

2. Thân bài: Cảm nhận về tác phẩm

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.

⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.

- Nghệ thuật:

+ Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta [1]: chủ nhà – nhà thơ

+ Ta [2]: khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường…

- Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân.

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình [hai người] và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

[Gửi bác Châu Cầu]

Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

[Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương]

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

Xem thêm bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Video liên quan

Chủ Đề