Trồng cây trầu bà trong nhà có tốt không

Cây trầu bà có mục đích chính là dùng để tô điểm cho vẻ đẹp cho không gian sinh hoạt của con người. Ngoài ra chúng còn có nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc, khiến mọi người càng tôn sùng và muốn sở hữu chúng.

Trong bài viết này, Fao sẽ giải đáp cho bạn việc trồng trầu bà trong nhà có tốt không cũng như cách chăm sóc cây để đạt được chất lượng tốt nhất nhé.

Mục Lục

  • Trầu bà là cây gì?
  • Cây trầu bà có tác dụng gì?
  • Có nên trồng cây trầu bà trong nhà không?
  • Có nên trồng cây trầu bà ở trước và sau nhà không?
  • Cách trồng cây trầu bà đúng kỹ thuật
  • Cách chăm sóc cây trầu bà chi tiết

Trước tiên thì bạn hãy cùng Fao tìm hiểu về đặc điểm chung của loài cây này, để đảm bảo việc trồng và chăm sóc cây của bạn có hiệu quả tốt nhất.

Tên tiếng anh của cây trầu bà là Pothos, tên khoa học của chúng là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy [Araceae], là một giống thực vật có hoa.

Bên cạnh đó chúng còn được mọi người gọi với những tên khác như Trầu Ba Vàng, sắn dây Hoàng Kim, Vạn Niên Thanh leo, Thạch Cam Tử, Hoàng Tam Điệp.

Chúng được đặt tên là trầu bà là bởi hình dáng giống với cây trầu. Về đặc tính thực vật, đây là loài cây thân thảo, lá và thân có màu xanh, dạng dây leo còn, hoa mọc thành những cụm ngắn nên có nhiều nơi gọi đây là dây trầu bà.

Đặc điểm nổi trội của trầu bà là lá đơn, gốc lá có dạng hình trái tim và thuôn dài từ dưới lên trên.

Những đốm vàng chấm chấm trên bề mặt lá tạo nên điểm nhấn, vẻ đẹp khác biệt của cây. Thân cây mềm, vừa có thể bò dài hoặc buông thõng.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể trồng trầu bà theo kiểu giàn leo. Không chỉ vậy, đây là loài cây thủy sinh ưa nước, hút nhiều nước mà không sợ bị ngập úng, thối rễ, bởi vậy nếu muốn ngắm nhìn những chùm rễ tỏa ra trong nước thì có thể trồng trầu bà theo phương pháp thủy canh nhé.

Cây trầu bà đã được trồng tại rất nhiều nơi, và thường trồng trầu bà trong nhà tại những vị trí có ánh sáng vừa phải chiếu vào vây, giúp không gian căn hộ, sân vườn nhà bạn được tươi mát hơn và thoáng đãng hơn rất nhiều.

Người trồng trầu bà thường để cây trong những chậu treo đặt trên bàn hay treo trên giàn để cây tự do thả xuống rất đẹp.

Không chỉ dừng lại ở tác dụng trang trí làm đẹp ra, cây trầu bà còn giúp ích cho sức khỏe của con người cùng với ý nghĩa phong thủy là đem lại tài lộc cho gia chủ. Giá thành của loại cây này cũng không quá đắt, nằm trong khoảng từ 100K đến 500K VNĐ tùy từng loại.

Cây trầu bà có tác dụng gì?

Cùng tham khảo những công dụng mà cây trầu bà mang lại cho chúng ta là gì mà khiến nhiều người say đắm chúng đến như vậy nhé.

Ngoài tác dụng chính mà mọi người đều biết là một loại cây cảnh trang trí nội thất rất đẹp, trầu bà còn chứa ẩn 2 tác dụng rất có lợi cho sức khỏe của con người, chính là thanh lọc không khí và hỗ trợ chữa trị bệnh thận trong Đông Y [Dựa vào nội dung của từ điển cây thuốc Việt Nam].

Tất cá những loại trầu bà đều mang lại một bầu không khí trong lành, thoáng mát cho không gian của bạn.

Đối với phòng có diện tích khoảng 10 m2 thì nên để 1 tới 2 cây trầu bà để chúng làm nhiệm vụ thanh lọc không khí, giúp cho bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Những loại khí độc, chất độc hại mà khi trồng trầu bà trong nhà có thể hút được đó chính là những khí benzene, bức xạ từ những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi…..

Có nên trồng cây trầu bà trong nhà không?

Dựa vào góc độ phong thủy, cây trầu bà thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở, đem tới cho gia chủ nhiều tài lộc, thịnh vượng và may mắn.

Rất nhiều gia đình trồng trầu bà trong nhà để mong muố tránh được điều xui xẻo hoặc thị phi trong cuộc sống.

Đặc biệt là với người mệnh Mộc, bạn chỉ cần đặt cây trầu bà trên bàn làm việc hay trồng trầu bà trong phòng thì sẽ tạo ý chí và lòng quyết tâm không ngừng vươn lên, ngụ ý là chúng đem lại sự thăng tiến hơn trong công việc hay học tập.

Với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, vì vậy câu trả lời cho câu hỏi “Có nên trồng trầu bà trong nhà không?” là hoàn toàn có thể, đặc biệt là đặt chúng trên bàn làm việc.

Bên cạnh đó, cây trầu bà còn có khả năng chịu bóng bán phần và có thể trồng chúng theo phương pháp thủy sinh. Trồng trầu bà trong nhà không những giúp ích cho sự sinh trưởng của cây mà còn tạo thêm một chậu cây cảnh thủy sinh sang trọng, lạ mắt cho gia đình.

Một lưu ý nhỏ là nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ thì nên đặt cây tại những vị trí xa tầm với của trẻ và thường xuyên dặn dò chúng không được ăn hoặc cho lá trầu bà vào miệng bởi khi ăn phải lá trầu bà thì gây ra hậu quả rất nguy hiểm.

Bộ phân lá và thân cây trầu bà chứa chất độc calcium oxalate gây nên tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, bỏng rát niêm mạc miệng.

Có nên trồng cây trầu bà ở trước và sau nhà không?

Ngoài vị trí trồng trầu bà trong nhà, thì bạn cũng có thể đặt chúng ngoài ban công hay vị trí ở phía trước căn nhà của bạn. Như vậy vừa đem lại ý nghĩa may mắn cho gia đình, vừa giúp cảnh quan xung quanh nhà bạn được xanh tươi và đẹp đẽ hơn.

Ngược lại, việc trồng cây trầu bà ở sau nhà là không nên bởi ý nghĩa của cây là mang tới cho gia chủ sự sinh sôi, nảy nở, trong khi vị trí phía sau của căn nhà là khoảng không gian đã bị che lấp đi bởi căn nhà phía trước. Như vậy khi trồng cây trầu bà phía sau nhà sẽ kìm hãm đi sự sinh trưởng, những điều may mắn và tài lộc của gia đình.

Khoảng không gian phía sau của căn hộ thường chứa nhiều loại gió lạnh nên cần trồng những loại cây có tán cao, rộng để thực hiện việc che chắn tốt hơn như cây bàng singapore, cây mít, cây trúc…

Cách trồng cây trầu bà đúng kỹ thuật

Bạn có thể áp dụng mộ trong hai cách trồng cây trầu bà trong nhà là trồng bằng đất và trồng trong nước nhé. Hãy thực hiện theo sự hướng dẫn của Fao để đảm bảo cây trồng được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất có thể nhé.

Trồng trầu bà trong nhà bằng đất: bạn nên chọn lựa những loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, độ ẩm tốt. Bạn có thể mua đất sẵn tại những cửa hàng uy tín chuyên bán tư vật liệu nông nghiệp hoặc tự tay trộn chúng cũng được nhé.

Trồng trầu bà trong nước: Để thực hiện được cách trồng cây trầu bà trong nước, trước hết, bạn phải tiến hành rửa sạch chậu và rễ cây trầu bà, đổ nước vào chậu rồi nhẹ nhàng đặt cây trầu bà vào. Lưu ý lượng nước đổ vào chỉ tới 2/3 rễ.

Cách chăm sóc cây trầu bà chi tiết

Việc chăm sóc cho cây là vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thực hiện cách trồng trầu bà trong nhà.

Vì vậy bạn phải thường xuyên theo dõi cây trồng, khi thấy cây xuất hiện những dấu hiệu lạ thì nhanh chóng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt. Thường xuyên tưới nước và bón phân với liều lượng vừa đủ cho trầu bà nhé.

Khi trồng trầu bà trong nhà, bạn hãy đặt chúng tại những vị trí có ánh sáng tự nhiên. Nếu trồng trầu bà trong phòng làm việc, thi thoảng nên phơi ngoài nắng để cây được quang hợp đầy đủ.

Khi trồng trầu bà ngoài trời, bạn cần tiến hành thiết kế mái che chắn cho cây, nếu không thì cây sẽ gặp phải tình trạng vàng và cháy lá hay có thể sẽ chết.

Chú ý, bạn không nên đặt cây trầu bà tại những vị trí sát cửa kính ay nơi có ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào. Mỗi tuần đem cây ra phơi nắng đều đặn 1 lần là được.

Trong suốt quá trình trồng trầu bà trong nhà và chăm sóc chúng, nên bón những loại phân chuồng hoai mục hay than củi đã được để lâu, thiết kế giàn leo hoặc cắm một chiếc cọc để cây trầu bà bám, leo vào đó.

Nếu không làm giàn, cọc cho chúng được thì hãy trồng bà gần một thân cây cứng cáp khác để chúng leo lên thân của cây đó. Việc thiết kế giàn, cột,… nhằm giúp cây được đứng vững khi gặp phải những yếu tố bên ngoài tác động như: bão, lũ,…

Nhiệt độ để đảm bảo cây trầu bà phát triển tốt nhất đó là từ 15 độ C đến 30 độ C. Cây trầu bà không có khả năng chịu được lạnh, cần đảm bảo nhiệt độ lớn hơn 8 độ C.

Tưới nước cho cây theo định kì 1 tuần/lần nếu trồng cây trong đất, nếu trồng cây trầu bà theo phương pháp thủy sinh thì hãy thay nước 1 tuần 1 lần và bón thêm phân bón để cây sinh trưởng tốt nhất nhé.

Loài cây này rất ít khi bị sâu bệnh gây hại, thi thoảng gặp một số bệnh phổ biến như ve, rệp và thối rễ. Nếu có cây có tình trạng ve hay rệp tấn công, bạn hãy sử dụng thêm thuốc diệt trừ ve rệp.

Nếu cây có hiện tượng thối rễ là do tưới nước quá nhiều, bạn cần phải kiểm tra lại lượng nước tưới cho cây mỗi ngày.

Ngoài ra, trong quá trình cây phát triển, lá già sẽ dần chuyển sang màu vàng úa, bạn hãy tiến hành ngắt bỏ chúng ngay đi.

Nếu như cây có tình trạng bị rụng nhiều lá thì bạn phải có đưa ra một chế độ chăm sóc thật đặc biệt, tưới nước theo định kì là 2 lần/ngày đối với cây trầu bà trồng trong đất và chỉ cần đổ thêm nước khi cây thủy sinh bị cạn.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về việc có nên trồng cây trầu bà trong nhà cũng như là việc chăm sóc chúng rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình những chậu cây trầu bà xanh tốt đặt chúng ngay trong ngôi nhà của mình nhé. Chúc bạn thành công!

Chủ Đề