Khi nào thì cần thuê tư vấn quản lý dự an đầu tư xây dựng

Việc thuê về tư vấn quản lý dự án là hoạt động khá phổ biến trong các lĩnh vực hoạt động về đầu tư dự án ngày nay. Và câu hỏi thường gặp hiện nay là những quy định về thuê tư vấn quản lý dự án có gì mới? Pháp luật quy định như thế nào về những dự án có đủ điều kiện thuê quản lý? Bài viết dưới đây là những giải đáp liên quan đến các quy định về thuê quản lý dự án hiện hành. Hãy cùng theo dõi nhé

Các điều kiện về tư vấn quản lý dự án theo quy định

Theo căn cứ pháp lý Luật Xây dựng năm 2014, nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng về các điều kiện tư vấn quản lý dự án theo quy định như sau:

Quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn dự án khi

các tổ chức này phải có đủ điều kiện và năng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo từng quy mô và từng loại dự án. Các cá nhân đảm nhận các vị trí quan trọng như giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm công tác và những chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô và loại dự án.

Khoản này đã được quy định rõ ràng và được hướng dẫn tại điều 63 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án xây dựng của Bộ Xây dựng.

Có thể bạn quan tâm: Các vấn đề liên quan đến địa chính, thủ tục đăng ký đất

Về phạm vi hoạt động

  • Hạng 1: được phép quản lý các dự án cùng loại
  • Hạng 2: được phép quản lý các dự án cùng loại từ hạng B trở xuống
  • Hạng 3: được phép quản lý các dự án cùng loại C và các dự án được yêu cầu lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Ảnh 1: các điều kiện về tư vấn quản lý dự án theo quy định [Nguồn: Internet]

Các hạng năng lực về tư vấn tổ chức quản lý dự án

Bộ Xây dựng đã quy định rõ về các tổ chức tham gia hoạt động tổ chức quản lý dự án theo năng lực ứng với quy mô và loại dự án như sau:

Hạng 1

  • Cá nhân đảm nhận các chức vụ quan trọng như giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề liên quan với quản lý dự án hạng 1. Chứng chỉ này phải phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
  • Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề liên quan và phù hợp với những công việc đảm nhận.
  • cá nhân tham gia vào quản lý dự án phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp dự án và công việc đảm nhận. Phải có chứng chỉ năng lực tương đương.
  • Đã thực hiện được ít nhất 01 dự án thuộc nhóm A hoặc 02 dự án thuộc nhóm B cùng loại trở lên.

Hạng 2

  • Cá nhân đảm đương vị trí giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên. Và chứng chỉ này phải phù hợp với loại dự án đã đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
  • Cá nhân phụ trách chuyên môn phải có chứng chỉ năng lực từ hạng II trở lên.
  • Các nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề phù hợp với dự án đã đăng ký.
  • Đã thực hiện ít nhất 01 dự án hạng B trở lên và 02 dự án từ hạng C trở lên.

Hạng 3

  • Cá nhân đảm nhận vị trí giám đốc dự án phải có chứng chỉ năng lực tương đương hoặc từ hạng III trở lên.
  • Cá nhân phụ trách lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ năng lực từ hạng III trở lên.
  • Cá nhân thực hiện dự án phải có chuyên môn, nghiệm vụ và chứng chỉ liên quan đến hạng của dự án.
Ảnh 2: các hạng năng lực về tư vấn tổ chức quản lý dự án [Nguồn: Internet]

Các quy định về thuê tư vấn quản lý dự án

Dưới đây là các quy định về thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/05/2015 của chính Phủ về đầu tư xây dựng:

  • Đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo Luật xây dựng năm 2014.
  • Trong trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn đầu tư để xây dựng các công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo khu vực.
  • Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận một phần hoặc toàn phần của nội dung quản lý dự án theo hợp đồng đã ký kết.
  • Chủ đầu tư phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án và xử lý các vấn đề liên quan nếu có.

Có thể bạn quan tâm: Quy định tiêu chuẩn lan can an toàn cho ban công trong xây dựng

Ảnh 3: các quy định về thuê tư vấn quản lý dự án [Nguồn: Internet]

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn các quy định về thuê tư vấn quản lý dự án năm 2020. Hoạt động thuê quản lý dự án là hoạt động khá phổ biến ngày nay. Tuy nhiên, các hoạt động đã được quy định rõ ràng theo luật được ban hành bởi chính phủ. Vì vậy, các chủ đầu tư cần nắm rõ luật để thực hiện đúng quy trình và tránh những sai phạm trong quá trình thực hiện việc thuê tư vấn quản lý dự án.

Mã ID: fs526

Điều 20. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.

2. Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.

3. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.

THAM KHẢO THÊM CÁC KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG RẤT HỮU ÍCH CHO KỸ SƯ XÂY DỰNG DƯỚI ĐÂY:

[khoahocxaydung.edu.vn]

Trường hợp nào có thể thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng? Quy định về thuê tư vấn quản lý dự án như thế nào? Tổ chức tư vấn dự án cần điều kiện và chứng chỉ gì? Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu quy định về thuê tư vấn quản lý dự án qua bài viết dưới đây.

1. Quy định về thuê tư vấn quản lý dự án - Trường hợp nào phải thuê tư vấn quản lý dự án?

Theo quy định về thuê tư vấn quản lý dự án, đối với dự án sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức quản lý dự án là Bản quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. 

Căn cứ Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, "Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện."

Cũng theo Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng "Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quản, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Bản quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định." 

Do đó, các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng thì chủ đầu tư được thuê đơn vị tư vấn quản lý có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng uỷ thác cho Bản quản lý chuyên ngành hoặc Ban quản lý khu vực để thực hiện việc quản lý dự án. 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/6/2015 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của từng dự án. 

Trong trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động xây dựng để quản lý dự án thì có thể sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc để quản lý dự án. Còn những trường hợp khác, chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, chứng chỉ để thực hiện việc quản lý dự án. 

Tuỳ theo hợp đồng, tổ chức quản lý dự án có thể đảm nhận một phần hoặc toàn phần của nội dung quản lý dự án. Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án và tiến hành xử lý những vấn đề có liên quan. 

2. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án 

Căn cứ theo nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng, cá nhân/ đơn vị tổ chức tư vấn quản lý dự án cần đảm bảo những tiêu chí và điều kiện nhất định như các cá nhân đảm nhận những vị trí quan trọng, phải có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm công tác và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với từng quy mô, loại dự án cụ thể. 

Dưới đây là quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án theo từng trường hợp cụ thể. 

Hạng năng lực Phạm vi hoạt động  Điều kiện năng lực 
Hạng 1Được phép quản lý các dự án cùng loại Cá nhân đảm nhận các chức vụ quan trọng như giám đốc quản lý dự án, có chứng chỉ hành nghề liên quan đến quản lý dự án hạng 1
Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề liên quan và phù hợp với những công viên được đảm nhận
Cá nhân tham gia vào quản lý dự án phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với dự án và công việc đảm nhận. Đồng thời phải có chứng chỉ năng lực tương đương
Đã thực hiện ít nhất 1 dự án thuộc nhóm A hoặc 2 dự án thuộc nhóm B cùng loại trở lên. 
Hạng 2 Được phép quản lý các dự án cùng loại từ hạng B trở xuống Cá nhân giữ chức giám đốc quản lý dự án, có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên. Chứng chỉ này cần phù hợp với loại dự án đã đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Cá nhân phụ trách chuyên môn phải có chứng chỉ năng lực từ hạng II trở lên
Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn, nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề phù hợp với dự án đã đăng ký
Đã thực hiện ít nhất 1 dự án hạng B trở lên và 2 dự án từ hạng C trở lên
Hạng 3 Được phép quản lý các dự án cùng loại C và các dự án yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng Cá nhân đảm nhận vị trí giám đốc dự án phải có chứng chỉ năng lực tương đương hoặc chứng chỉ năng lực từ hạng III trở lên.
Cá nhân phụ trách lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ năng lực từ hạng III trở lên.
Cá nhân thực hiện dự án phải có chuyên môn, nghiệp vụ và chứng chỉ liên quan đến hạng của dự án

Video liên quan

Chủ Đề