Búp bê kumanthong mua ở đâu

  • Tạm giữ 71 búp bê nghi vấn là Kumanthong
  • Vạch trần trò bịp bợm Kuman Thong

Từ công tác quản lý địa bàn, nắm tình hình, Phòng An ninh nội địa - Công an tỉnh Hải Dương đã phát hiện; phối hợp với nhà trường và gia đình vận động một số học sinh từ bỏ việc mua bán và nuôi “Búp bê Kuman Thong”.

Tiếng nói của người trong cuộc

“Bây giờ, cháu đã hiểu tác hại của “Búp bê Kuman Thong”. Cháu đã từ bỏ, không tham gia vào các nhóm facebook và “nuôi” loại búp bê này nữa. Khi chơi “Búp bê Kuman Thong” cháu chểnh mạng việc học hành; không muốn nói chuyện hay chia sẻ với thầy cô, bạn học và bố mẹ vì cho rằng đã có búp bê làm bạn…”- cháu Nguyễn Thu T., học sinh lớp 8 của một trường trung học sơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho biết.

Muốn có được điểm tốt mà lại chẳng phải ngày, đêm “dùi mài kinh sử”; muốn gặp nhiều may mắn trong các kỳ thi, cháu T. đã  tìm đến với “Búp bê Kuman Thong”. Sau đó tham gia vào các nhóm của “Búp bê Kuman Thong” như “Hội, nhóm kinh nghiệm nuôi Kuman Thong”, “Tâm linh Kuman Thong”, “Yêu thương Kuman Thong LukThep”… Qua những thông tin thiếu kiểm chứng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội và qua các hội, nhóm cháu T. nghĩ rằng, Kuman Thong trắng là thần hộ mệnh có thể mang lại may mắn cho mình. Chính vì thế, cháu đã liên hệ, mua “Búp bê Kuman Thong”.

Một em học sinh đã nuôi “Búp bê Kuman Thong" nay đã từ bỏ ý định này

Cháu T. kể lại: Lần thứ nhất vào tháng 12/2020, qua Facebook của một người tên là Trung, cháu đã mua một con búp bê với giá 200 nghìn đồng; lần thứ hai, vào khoảng tháng 2/2021, cháu mua thêm một con với giá 680 nghìn đồng. Khi nuôi “Búp bê Kuman Thong”, cháu T. bỏ bê việc học hành. Cháu tin rằng chỉ cần thắp hương và cầu xin hằng ngày thì chắc chắn “Búp bê Kuman Thong” sẽ mang lại may mắn cho mình. Vì thế, trong những ngày đó, cháu T. “chìm đắm” trong thế giới với “người bạn” là “Búp bê Kuman Thong”…Trước những biểu hiện bất thường của cô con gái, gia đình cháu T. tìm hiểu thì biết rằng cháu đang “nuôi” “Búp bê Kuman Thong”. Quá hoảng loạn, gia đình và người thân tìm cách khuyên can, nhắc nhở nhưng tình hình vẫn không chiều hướng thay đổi.

Nguyễn Thu T. chỉ là một trong những trường hợp trên địa bàn tỉnh Hải Dương tham gia nuôi “Búp bê Kuman Thong”.

Vào ngày 11/5/2021, qua công tác trinh sát, nắm tình hình, cán bộ Phòng An ninh Nội địa đã phát hiện Nguyễn Thị Bích Th. [SN 2007], cũng là học sinh của một trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương có hành vi mua, bán và nuôi “Búp bê Kuman Thong”. Từ tháng 12/2019, cháu Th. bắt đầu tìm hiểu về “Búp bê Kuman Thong”; sau đó đã sử dụng tài khoản facebook để đặt mua “Búp bê Kuman Thong”.

Cụ thể, cháu Th. đã mua và nuôi 6 “Búp bê Kuman Thong”. Đến tháng 1/2020, cháu Th. đã nhận làm cộng tác viên bán “Búp bê Kuman Thong” cho một số tài khoản Facebook trên mạng xã hội. Nhiệm vụ của Th. là copy bài viết từ các tài khoản cá nhân của nhiều người, đăng tải trên trang các nhân. Nếu việc mua bán thực hiện trót lọt, cháu Th. sẽ nhận được số tiền bằng từ 10-20 % giá trị của búp bê.

Qua công tác nắm tình hình, Phòng An ninh nội địa - Công an tỉnh Hải Dương đã phát hiện  tình trạng học sinh của một số trường trung học cơ sở trên địa bàn mua, nuôi và buôn bán “Búp bê Kuman Thong”. Khi tham gia vào việc mua bán, nuôi “Búp bê Kuman Thong”, việc học tập và sinh hoạt của các cháu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Cá biệt, một số học sinh tham gia nuôi “Búp bê Kumathong” để cầu xin trúng số lô, số đề…

Vì thế, cùng với việc đấu tranh, ngăn chặn; cần phải phối hợp với nhà trường, gia đình tuyên truyền, vận động các học sinh nuôi “Búp bê Kuman Thong” hiểu được bản chất mê tín dị đoan của hiện tượng này, không tham gia mua bán, sử dụng “Búp bê Kuman Thong”.

Kể lại với chúng tôi về quá trình phối hợp với gia đình, nhà trường vận động các cháu học sinh không tham gia vào việc “nuôi” và mua bán “Búp bê Kuman Thong”, các trinh sát Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Việc vận động ban đầu không dễ dàng do các cháu học sinh tuổi còn nhỏ, nhận thức còn nhiều hạn chế. Vì thế, chúng tôi đã phối hợp với gia đình và nhà trường ban đầu là gặp gỡ các cháu.

Sau đó, thông qua người thân, bạn bè, nhẹ nhàng phân tích để các cháu hiểu rằng đây là hình thức mê tín dị đoan…Việc học tập và rèn luyện phải bằng nỗ lực của bản thân chứ không thể trông chờ vào hiện tượng siêu nhiên. “Mưa dầm thấm lâu”, các học sinh dần dần hiểu ra, đến nay những trường hợp được vận động đã từ bỏ nuôi “Búp bê Kuman Thong”.

Kiên quyết xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “Búp bê Kuman Thong”

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Phòng An ninh nội địa - Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, khoảng vài năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện các nhóm được lập ra nhằm mục đích trao đổi cách nuôi “Búp bê Kuman Thong”, mua bán quần áo, đồ dùng sinh hoặc hoặc “bùa chú” để “yểm” cho búp bê và mua bán các dịch vụ “ăn theo”…, đã thu hút một số người chơi.

Từ việc nhận diện, xác định đây là một hình thức mê tín dị đoan, không phù hợp với truyền thống văn hoá và pháp luật Việt Nam, Phòng An ninh nội địa - Công an tỉnh Hải Dương đã tăng cường công tác nắm tình hình; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về bản chất của hiện tượng “Búp bê Kuman Thong”…

Qua đó, đơn vị đã vận động được nhiều trường hợp từ bỏ việc buôn bán, nuôi “Búp bê Kuman Thong”. Trong đó có những trường hợp đã buôn bán trong một thời gian dài, P.V.V.H [SN 2000, trú tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương] là một ví dụ. Khoảng tháng 5/2018, qua mạng xã hội, P.V.V.H. biết đến các trang facebook “Nuoi Luk Thep” và “Kuman Thong miền Bắc” do Phạm Thanh T. làm quản lý nhóm.

Với tâm lý cầu may, P.V.V.H. đã đặt mua của Phạm Thanh T. một “Búp bê Kuman Thong” với giá 1,5 triệu đồng/ con; việc giao dịch được thực hiện bằng tài khoản. Lần đầu tiên, P.V.V.H  đặt cọc số tiền là 400 nghìn đồng; lần thứ hai chuyển số tiền là 1,1 triệu đồng… Sau khi mua được “Búp bê Kuman Thong” P.V.V.H. đã mang về nhà thắp hương cúng; sau đó thường xuyên cho ăn bánh, kẹo, hoa quả [khoảng 2 lần/tuần], mục đích là để búp bê mang lại may mắn cho mình…

Trong quá trình tìm hiểu qua hội nhóm “Nuôi LukThep” và “Kuman Thong miền Bắc”, P.V.V.H. đã quen biết với người đàn ông tên Việt. Đến tháng 7/2018, P.V.V.H đã cùng với Việt bàn bạc việc làm công tác viên bán hàng cho Nguyễn Ngọc Thương, là người quản lý nhóm tâm linh Thái Lan. Trong thời gian cộng tác với Việt, P.V.V.H. đã bán được từ 6-7 con búp bê, mỗi con có giá từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng và được chiết khấu lại mỗi con với giá là 300 nghìn đồng/ con. Phần lãi, P.V.V.H. và Thương chia nhau. Trong thời gian này, tất cả các giao dịch khách hàng đều chuyển vào tài khoản của P.V.V.H..

Đầu tháng 8/2018, P.V.V.H. và Việt nảy sinh mâu thuẫn, nguyên nhân bắt nguồn từ quyền lợi kinh tế. Thông thường, khách mua sẽ lấy hàng trực tiếp từ P.V.V.H. rồi chuyển tiền cho Việt. Vậy nhưng sau khi nhận tiền, Việt lại không chuyển lại cho P.V.V.H. vì thế P.V.V.H. đã nhiều lần phải bỏ tiền túi để trả tiền cho Thương. Từ đó, P.V.V.H. đã tách ra làm ăn riêng. Sau đó, P.V.V.H. đã sử dụng tài khoản facebook tên là “Ngô Mai Linh” được thành lập từ khoảng năm 2012 để thực hiện việc mua bán với khách hàng. Sau khi nắm bắt được hoạt động của P.V.V.H., cán bộ Phòng an ninh nội địa - Công an tỉnh Hải Dương đã chủ động gặp gỡ, phân tích. Sau khi hiểu ra, P.V.V.H. đã từ bỏ việc mua bán “Búp bê Kuman Thong”.

Không dừng lại ở đó, quá trình làm việc với P.V.V.H., các trinh sát Phòng an ninh nội địa - Công an tỉnh Hải Dương còn phát hiện trường hợp của N.T.N.Q. [SN 2003, trú tại Hải Dương], cũng là học sinh của một trường trung học cơ sở đã tam gia mua và nuôi “Búp bê Kuman Thong”. Từ đó, đã vận động trường hợp trên từ bỏ việc nuôi “Búp bê Kuman Thong”.

Hiện Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương trao đổi với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, giáo viên và học sinh hiểu rõ bản chất mê tín dị đoan của loại tâm linh này. Từ đó, tăng cường cường quản lý học sinh không để học sinh tham gia mua bán, sử dụng “Búp bê Kuman Thong”.

Đồng thời, đơn vị đã phối hợp với Công an các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức nắm tình hình địa bàn, rà soát, phát hiện, sản xuất, mua bán “Búp bê Kuman Thong”; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu được bản chất của “Búp bê Kuman Thong”, không để các đối tượng xấu lôi kéo theo và có hành vi vi phạm pháp luật.

Xuân Mai

Trên mạng xã hội, nhiều người đồn thổi vềKumanthong - một loạibúp bê được các pháp sư Thái Lan yểm vào các vong hồn và xác chết thai nhi -có năng lực siêu nhiên, người nào nuôi sẽ được ban cho tiền tài, thực hiện được mọi ước muốn.

Cùng với đó, hàng loạt clipchứng minh búp vê Kumanthong có thể tự uống nước đã khiến nhiều người ngỡ ngàng, bỏ số tiền không nhỏ đểmua búp bê về "nuôi".Nhiều người còn mang búp bê Kumanthong ra chợ bày trò bói toán hay tổ chức xem bói trên mạng xã hội gây hoang mang cho những người nhẹ dạ cả tin.

Hàng loạt búp bêKumanthong xuất hiện trên MXH với lời đồn đại có năng lực siêu nhiên - Ảnh: VTV24

Búp bê Kumanthong yểm bùa chú Thái Lan với năng lực trên trời được bày bán tại Hà Nội

Búp bêKumanthong được cho biết phải "thỉnh" từ các pháp sư Thái Lan thì mới linh thiêng, tuy nhiên tại Hà Nội, loại búp bê này được bày bán khá nhiều, không khó để tìm mua.

Trong 1 phóng sự, phóng viên của VTV24 đã tìm đến 1 địa chỉ bán búp bê Kumanthong tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Không bài trí các vật dụng tâm linh, không hương khói, không bùa phép, nơi bán búp bêKumanthong này chỉ như 1 căn nhà bình thường, các loại búp bê được bày trên kệ hoặc gói trong hộp giấy, túi bóng.

Búp bê Kumanthong được bày trên kệ...

... hoặc gói trong các hộp giấy, túi bóng.

Trong vai người mua,phóng viên của VTV24 được người bán quảng cáo các năng lực "trên trời" củabúp bê Kumanthong, dẫn ra nhiều câu chuyện hoang đường để khẳng định mỗi búp bê mình bán đều có linh hồn.

"Thầy yểm phép các thứ hết rồi. Các bạn để chậu nước rồi đốt nến, nói là "Hôm nay bố muốn đánh con lô, con đề, con cho bố số". Thế là cái nến tự nhiên nó nhỏ xuống, theo số người ta luận rồi đánh luôn. Có cái cô đấy cô vừa thỉnh từ nhà mình về xong, thì hôm đó ăn đúng đề 10, lô 10.

Có bé còn mở được iPad xem hoạt hình. Có uống nước được, em cứ mua cái vòi 10 nghìn 1 gói to tướng ở ngoài hàng ấy" - người phụ nữ bán búp bêKumanthong quảng cáo.

1 tượng Kumanthong thế này có giá từ 5-10 triệu đồng

Được biết, giá mỗi búp bê, tượngKumanthong được bày bán tại địa chỉ này có giá 5-10 triệu đồng tùy độ mạnh của bùa phép. Loại nhỏ, rẻ hơn thì có giá 1,2 triệu tuy nhiên cũng được quảng cáo là mạnh không kém.

Sau khi bán được 1 búp bêKumanthong cho phóng viên, người bán cho biết mỗi ngày đều phải cúng búp bê 3 bữa cơm canh, ngoài ra còn đưa 1 tờ giấy ghi các câu thần chú để niệm mỗi khi cúng cơm cho búp bê.

1 búp bê Kumanthong có giá 1,2 triệu đồng.

Tờ giấy ghi các thần chú để cúng Kumanthong.

Cúng cơm, đọc hết thần chú mà không có hiện tượng gì xảy ra

Rời địa chỉ bán Kumanthong, nhóm phóng viênVTV24 đã mang búp bê đến 1 nhóm các bạn trẻ chuyên sưu tập búp bê Thái Lan tại Hà Nội. Tại đây, mọi người cũng mang đồ ăn, thức uống, đồng thời đọc thần chú như trong tờ giấy nhưng lại không thấy hiện tượng gì xảy ra.

Lý giải về hiện tượng búp bêKumanthong có thể uống nước như trên mạng xã hội đăng tải, 1 bạn trẻ trong nhóm nói: "Coca thì nó chảy nhanh hơn. Bạn cắm ống hút càng sâu thì nó phun ra càng nhanh, vì ga từ dưới đẩy lên. Ống này bạn cắm ở giữa không đủ lực để nước chảy ra".

Dù đọc đủ thần chú nhưng không có hiện tượng gì xảy ra.

Kumanthong hay còn gọi là "Cậu bé vàng" hoặc "Quỷ linh nhi", một loại bùa ngải huyền bí có nguồn gốc từ Thái Lan. Trước đây, người Thái Lan ưa chuộng Kumanthong vì tin rằng nó sẽ mang lại may mắn, bình an cho gia đình. Nhưng cách đây vài chục năm, luật pháp nước này đã nghiêm cấm việc "chế tạo", mua bán và sử dụng kumanthong. Tuy nhiên, những đồn thổi truyền tai nhau về quyền năng siêu phàm khiến cho Kumanthong vẫn luôn là một thứ hàng "chợ đen" đắt giá và được nhiều người săn lùng.

Thượng tọa Thích Thanh Huân, chùa Quán Sứ [Hà Nội] từng chia sẻ trên báo Trí Thức Trẻ: "Theo quan điểm của cá nhân tôi, Kumathong là niềm tin trong dân gian của người Thái Lan, bắt nguồn từ việc người mẹ mang thai nhưng không giữ được thai nhi.

Khi thai nhi bị chết non, những người cha, người mẹ mang đi làm khô rồi để trong nhà thể hiện niềm thương tiếc.

Đó được coi là hành động mang tính nhân văn, thể hiện tình mẫu tử. Khi có Kumanthong [đứa con vàng ngọc, quí báu], người ta tin rằng nó sẽ phù hộ cho cha mẹ và đem đến cho gia đình sự may mắn, tốt lành.

Nhưng sau đó, điều thiêng liêng này lại có mục đích thương mại hóa vì họ tin rằng Kumanthong là một vị thần có thể đem lại may mắn, tài lộc. Những năm gần đây, người ta đã làm Kumanthong giống như búp bê để thờ cúng.

Khi du nhập vào Việt Nam, nó biến tướng trở thành một loại bùa ngải và là một cách kiếm tiền phục vụ lợi ích cá nhân.

Nhìn từ triết lý của Phật giáo, thờ như vậy không mang lại lợi ích gì. Việc yểm linh hồn vào thân búp bê là do các đối tượng tự sáng chế rồi bịa đặt cho nó có tính linh thiêng.

Thực tế thì không có một vong hồn nào nhập vào vật vô tri vô giác. Những thứ vô tri vô giác không thể đem lại tài lộc cho chúng ta.

Thế nên việc nhập hồn cho búp bê để nuôi, để cầu tài lộc chỉ là một sự đắp vẽ, mê hoặc quần chúng, nhằm vào những người thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, mơ hồ để trục lợi là chính.

Điều này hoàn toàn không phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của Việt Nam. Đó là một sự du nhập không có chọn lọc và để lại những hệ lụy cho xã hội.

Mọi người nên có lý trí và trí tuệ để nhìn nhận rõ việc này, chớ bị mê hoặc bởi niềm tin không sáng suốt rồi mất tiền của và thời gian. Sự tốt lành sẽ đến với chúng ta qua hành động, lời nói và việc làm đạo đức, đúng đắn của mình. Hãy tin vào luật nhân quả, những may rủi hay phúc họa, tốt xấu đều đặt trên nền tảng cuộc sống hiện tại của mình".

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề