Thông tuyến lệ bao lâu thì khỏi

Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Vậy tắc tuyến lệ có nguy hiểm không, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những vấn đề này.

1. Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Tắc tuyến lệ khiến người bệnh bị chảy nước mắt sống, dễ có nguy cơ bị kích ứng, nhiễm trùng mắt mạn tính. Bệnh cũng có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc kéo dài, làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn, virus và nấm ảnh hưởng đến thị lực và khả năng quan sát của mắt. Nếu không được điều trị có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đối với trẻ em sơ sinh bị tắc tuyến lệ thường không cần thiết phải điều trị. Có đến 90% tuyến lệ bị tắc có thể được “tự khai thông” trở lại khi trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ khi chăm sóc trẻ cần nhớ vệ sinh mắt bé thật cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm. Nếu thấy mắt bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ, sưng hay vàng thì chứng tỏ mắt bé đang bị nhiễm trùng.

2. Tắc tuyến lệ nguyên nhân do đâu?

Thông thường thì triệu chứng tắc tuyến lệ xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi hơn là trẻ em. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là trẻ em sẽ không bị mắc chứng bệnh này. Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ là do:

– Do quá trình tuổi tác, gây nên những tác động xấu cho mắt và mý mắt khi về già.

– Do bị sưng tấy ở các tuyến lệ và khiến cho nước mắt chảy xuống mũi.

– Bị tổn thương ở mũi.

– Hiếm khi là do bị ảnh hưởng của việc điều trị thuốc.

– Do khối u.

Tắc tuyến lệ do nhiều nguyên nhân gây ra.

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ, xảy ra với 6% số trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi-lệ [ống lệ tỵ] khi đi xuống mũi. Ngoài ra, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn do tuyến lệ ở trẻ bị viêm nhiễm, làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi của trẻ.

3. Triệu chứng cảnh báo tắc tuyến lệ

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tắc tuyến lệ là:

– Chảy nước mắt quá nhiều;

– Đỏ ở tròng trắng của mắt;

– Sưng đau ở gần góc trong của mắt;

– Mí mắt đóng váng;

– Chảy mủ;

– Mờ mắt.

Khi bạn bị bệnh tắc tuyến lệ, những vi khuẩn mắc kẹt trong túi lệ mũi có thể gây ra nhiễm trùng. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:

– Viêm [sưng], đau và đỏ các góc bên trong của mắt hoặc xung quanh mắt và mũi;

– Mắt chảy mủ;

– Lông mi đóng váng;

– Mờ mắt;

– Nước mắt nhuốm máu;

– Sốt.

4. Điều trị tắc tuyến lệ bằng cách nào?

Khi bị tắc tuyến lệ người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với mức độ tắc và tình trạng tiến triển của người bệnh. Theo đó, việc điều trị thông tắc tuyến lệ điều trị bằng cách sau:

– Làm giãn điểm lệ – Thủ thuật y khoa này rất đơn giản, có thể thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế hiện nay.

– Rửa mắt bằng tia nước: Cách chữa trị này cũng đơn giản, có thể kết hợp làm cùng với thời điểm làm giãn điểm lệ.

– Sử dụng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây tắc tuyến lệ là do viêm nhiễm.

– Phẫu thuật: Việc phẫu thuật phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ và tình trạng ,nguyên nhân của bệnh.

Người bệnh tắc tuyến lệ cần được thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả

Như vậy qua các thông tin trong bài viết có thể thấy tắc tuyến lệ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó cần thăm khám và can thiệp y tế ngay nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc phải tình trạng này.

Chứng tắc lệ đạo [tắc tuyến lệ] xảy ra khá phổ biến, gây ra tình trạng chảy nước mắt thường xuyên rất bất tiện. Vì vậy, nhiều người lựa chọn thông lệ đạo để giải quyết bệnh tắc tuyến lệ. Phương pháp này được tiến hành như thế nào? Có ưu điểm gì? Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về bệnh tắc tuyến lệ và cách giải quyết tắc tuyến lệ bằng thông lệ đạo.

1. Thông lệ đạo là gì?

Thông lệ đạo là biện pháp chuyên môn về nhãn khoa [khoa mắt], giúp điều trị bệnh tắc tuyến lệ – một căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn tuổi và trẻ em, dân gian thường gọi là chảy nước mắt sống.

Tắc tuyến lệ gây cảm giác  khó chịu và lo lắng cho người bệnh, đặc biệt khi hiện tượng này xảy ra với trẻ em.

Chứng tắc lệ đạo [tắc tuyến lệ] xảy ra khá phổ biến, gây ra tình trạng chảy nước mắt thường xuyên rất bất tiện.

2. Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới. Bệnh tắc lệ đạo thường xảy ra do cấu tạo giải phẫu của tuyến lệ là hệ thống ống, khi có tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Vì vậy, triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt.

Khi còn trong bụng mẹ, ống lệ mũi của trẻ được che lại bởi một lớp màng mỏng. Sau khi chào đời, nếu lớp màng che này không tự mở ra thì sẽ dẫn đến tình trạng tắc lệ đạo bẩm sinh.

Viêm mũi hoặc viêm xoang mạn tính đều có thể gây tắc lệ đạo. Tình trạng viêm xoang sẽ kích thích các mô tạo sẹo gây tắc nghẽn đường dẫn nước mắt.

Một số các nguyên nhân khác:

– Bất thường phát triển xương sọ và mặt [dị dạng sọ mặt]

– Thay đổi do tuổi tác

– Chấn thương mũi

– Pôlíp mũi

– Viêm kết mạc

– Khối u

Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ, có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường lệ. Tắc lệ đạo có thể gây viêm nhiễm, đau nhức…, Nếu để lâu sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, áp-xe tại vùng mắt,….

3. Triệu chứng bệnh tắc tuyến lệ

Khi tắc lệ đạo, đặc biệt là tắc ở ống lệ mũi, có thể gây viêm túi lệ mạn tính. Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ. Vùng góc trong mắt có thể nề nhẹ, căng hơn. Ấn vào vùng này có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt. Nếu không được điều trị, viêm mạn tính có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp-xe tại túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài da. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ.

Cụ thể:

– Viêm [sưng nề], mềm, đỏ ở góc mắt trong hoặc ở khu vực giữa mắt và mũi

– Nhiễm trùng mắt tái đi tái lại

– Xuất tiết nhầy mắt

– Đóng vảy ở lông mi

– Nhìn mờ

– Nước mắt có lẫn vệt máu

– Sốt

Nhìn chung, khi có triệu chứng chảy nước mắt hoặc bị kích ứng, viêm nhiễm kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ nhãn khoa.

Khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa đi khám để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân.

4. Các phương pháp thông lệ đạo

Tùy theo nguyên nhân tắc tuyến lệ và độ tuổi của bệnh nhân mà các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ có các biện pháp điều trị thích hợp:

4.1 Tắc lệ đạo bẩm sinh

Khoảng 20% trẻ sinh ra bị tắc lệ đạo bẩm sinh, nhưng tình trạng này hầu hết sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Ở người lớn, các nhiễm trùng tại mắt, tình trạng sưng nề, chấn thương hoặc khối u sẽ gây ra tắc lệ đạo.

Khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa đi khám để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glôcôm bẩm sinh, viêm trong mắt.

Biện pháp điều trị đơn giản nhất là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh nhỏ mắt. Đa số các trường hợp lệ đạo sẽ thông hoàn toàn khi trẻ được điều trị bằng biện pháp này.

Đến khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi, nếu vẫn không hết chảy nước mắt thì các bác sĩ có thể bơm rửa và thông lệ đạo giúp nước mắt của bé lưu thông tốt xuống mũi. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng: tuổi để thông lệ đạo tốt nhất là khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi. Khi trẻ lớn hơn, sau 1 năm tuổi trở đi, hiệu quả điều trị sẽ giảm. Bệnh nhân thường phải chờ đợi để có thể làm phẫu thuật, tạo nên đường thông lệ đạo mới.

4.2 Tắc lệ đạo mắc phải

Để phục hồi khả năng dẫn nước mắt, người bệnh có thể phải điều phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt sang mũi. Trong phẫu thuật nối thông lệ – mũi này, các bác sĩ có thể đặt ống silicon để giúp cho quá trình tạo đường thông mới dễ dàng hơn. Phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân hết chảy nước mắt, đồng thời hết viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ. Nếu không thể mổ tạo đường thông được, có thể mổ cắt túi lệ để loại trừ ổ viêm tại mắt, tránh các biến chứng gây áp-xe túi lệ. Tuy nhiên, các trường hợp phẫu thuật thường được cân nhắc kỹ nếu như các biện pháp nội khoa đã thực hiện mà không có hiệu quả.

Tắc tuyến lệ đạo bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

5. Tắc lệ đạo được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ hỏi bệnh sử, khám mắt toàn diện và sử dụng một số phương pháp để đánh giá xem lệ đạo của bạn có bị tắc nghẽn hay không, và tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Bác sĩ sẽ bơm dịch vào hệ thông lệ đạo của bạn thông qua điểm lệ ở góc trong của mắt bị bệnh. Nếu lượng dịch này không xuống được họng thì bạn đã bị tắc lệ đạo.

Những xét nghiệm khác như chụp X quang hoặc CT scan có kết hợp bơm chất cản quang vào hệ thông lệ đạo có thể sẽ được dùng khi bác sĩ cần khảo sát sâu thêm.

Nếu bạn hoặc người thân có biểu hiện tắc lệ đạo, bạn đừng quá lo lắng mà hãy nên đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa mắt – Để bác sĩ nhãn khoa thăm khám, chẩn đoán đúng và có chỉ định xử trí hiệu quả cho bạn. Việc thông tuyến lệ đạo không nên thực hiện tùy tiện tại các cơ sở y tế không uy tín vì có thể kéo theo các rủi ro không mong muốn như nhiễm trùng, … sẽ rất nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề