Tiền tiểu đường là gì

Tiền ĐTĐ liên quan với các yếu tố nguy cơ giống như bệnh ĐTĐ: thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ít hoạt động thể lực... Cơ chế bệnh sinh: gồm nhiều yếu tố tác động bao gồm các gen nguy cơ, kháng insulin, tăng nhu cầu tiết insulin, ngộ độc glucose, ngộ độc lipid, rối loạn tiết/giảm hoạt động incretin, tích luỹ amylin, giảm khối lượng tế bào bê ta tuyến tuỵ… kết cục làm giảm chức năng tế bào bê ta tiến triển. Mức độ giảm tiết insulin và đề kháng insulin xuất hiện từ rất sớm, trước khi được chẩn đoán ĐTĐ khoảng 13 năm, và tăng dần theo thời gian. Do đó việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị tích cực người mắc tiền ĐTĐ sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc ĐTĐ típ 2 và dự phòng các biến chứng tim mạch và biến chứng khác do tăng glucose máu [cả tăng lúc đói và sau ăn].

Tỷ lệ mắc: Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế [IDF] năm 2019 toàn thế giới có 373,9 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 có RLDNG [tương ứng với 7,5%]. Dự báo đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên 548,4 triệu [8,6%], trong đó gần một nửa [48,1%] dưới 50 tuổi. Ở Việt Nam, theo báo cáo của IDF 2019, tỉ lệ người bị RLDNG chiếm 8,6%, tương đương 5,3 triệu người, gấp 1,4 lần so với bệnh nhân ĐTĐ.

Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:

Bảng: Tiêu chí chẩn đoán tiền ĐTĐ

Các phương pháp điều trị:

Can thiệp lối sống vẫn là biện pháp quan trọng để điều trị, quản lý tiền ĐTĐ. Ngoài ra có các phương pháp Điều trị bằng thuốc, có thể thực hiện Phẫu thuật giảm béo, giảm cân ở một số trường hợp. Tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Khi điều trị bằng thuốc, phương án điều trị phải được xác định trước. Metformin là thuốc có bằng chứng để chỉ định điều trị tiền ĐTĐ.

Chi tiết tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường” theo Quyết định số 3087/QĐ-BYT ngày 16/7/2020, Bộ Y tế  xin xem TẠI ĐÂY.

Nhiều người cho rằng tiền đái tháo đường chỉ là một dạng rối loạn tạm thời sẽ tự khỏi theo thời gian. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Một chế độ sinh hoạt ăn uống thoải mái dẫn đến nạp những chất có hại vào cơ thể sẽ làm tăng lượng đường huyết lên cao và kéo dài, dẫn đến tiền đái tháo đường. Nếu chuyển sang tiểu đường tuýp 2 sẽ gây khó khăn trong điều trị và sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiền Đái Tháo Đường Là Gì?

Khi mức độ glucose [đường trong máu] tăng hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để gây ra bệnh tiểu đường sẽ được gọi là tiền đái tháo đường, hay nói cách khác thì đây là một dạng rối loạn đường huyết.

Nếu nhịn ăn trong thời gian ít nhất 8 giờ sau đó đo nồng độ glucose trong máu là bình thường sẽ chỉ dao động trong mức 70-100mg/dL. Nhưng khi rối loạn dung nạp glucose sẽ khiến lượng đường trong máu khi đói tăng, chỉ số đường huyết tiền tiểu đường sẽ cao hơn mức 126mg/dL.

Tiền đái tháo đường là gì? Có nguy hiểm không?

Có thể hiểu rằng tiền đái tháo đường nằm ở giai đoạn giữa, vượt quá ngưỡng cơ thể bình thường và chưa đến giai đoạn được nhận định là bệnh tiểu đường.

Nhiều người cho rằng tiền tiểu đường không phải là bệnh nên không có gì lo lắng. Nhưng thật ra khi bị tiền tiểu đường vẫn có khả năng gây tổn hại đến tim mạch, hệ tuần hoàn và hiện tượng xơ cứng động mạch cũng có thể phát triển từ giai đoạn tiền thân của bệnh tiểu đường gây nên.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Tiền Tiểu Đường

Theo các nghiên cứu y khoa, cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiền đái tháo đường.

Nhưng một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến khả năng mắc tiền đái tháo đường trong nhiều trường hợp là do yếu tố di truyền. Một nguyên nhân khác là mỡ thừa bị tích tụ quá nhiều cũng có nguy cơ dẫn đến tiền đái tháo đường.

Cơ chế gây ra tiền đái tháo đường là do các gen có nhiệm vụ kiểm soát insulin gặp vấn đề bất thường, dẫn đến lượng insulin không được tạo ra đủ thông qua đường ăn uống hoặc do cơ thể không có khả năng hấp thụ được insulin, khiến nồng độ đường tích tụ và tăng cao trong máu.

Triệu Chứng Của Tiền Đái Tháo Đường Như Thế Nào?

Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn có diễn biến âm thầm, không có triệu chứng cụ thể nên rất khó phát hiện, chỉ khi làm các xét nghiệm chẩn đoán tiền đái tháo đường mới phát hiện ra.

Phương pháp xét nghiệm chủ yếu được áp dụng là thử glucose trong lúc đói. Bệnh nhân sẽ được cho uống nước đường, đợi sau 2 tiếng sẽ được đo lại đường huyết.

Nếu chỉ số đường huyết dưới 11mmol/l nhưng cao hơn 6,9 mmol/l thì đã bị tiền đái tháo đường, còn cao hơn mức 11mmol/l cho thấy bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Một số dấu hiệu điển hình thường xuất hiện ở bệnh nhân tiền đái tháo đường

Mặc dù trong hầu hết các trường hợp không có triệu chứng cụ thể, nhưng vẫn có một số dấu hiệu bệnh nhân có thể nghi ngờ để đi kiểm tra đường huyết như sau:

  • Thường xuyên buồn tiểu và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Có cảm giác khát nước liên tục.
  • Mắt nhìn mờ.
  • Người mệt mỏi, mất tập trung.

Một dấu hiệu phổ biến nhất mà mọi người nên đặc biệt chú ý đó là màu da sẽ thay đổi. Đối với người mắc tiền đái tháo đường thì màu da có xu hướng tối hơn bình thường, có thể quan sát rõ rệt nhất ở vùng cổ, đầu gối, vùng dưới nách, khuỷu tay và khớp ở ngón tay.

Đối Tượng Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiền Đái Tháo Đường?

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao hơn người khác

Bạn sẽ có nguy cơ của bệnh tiền đái tháo đường cao hơn người khác nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ sau:

  • Yếu tố di truyền: Có tiền sử các thành viên trong gia đình đã mắc bệnh đái tháo đường.
  • Có lối sống không khoa học, ít vận động và tập luyện thể thao.
  • Tuổi tác: Những người có độ tuổi từ 45 trở lên có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao.
  • Chỉ số BMI [chỉ số thể trọng] > 25 kg/m2.
  • Bị tiểu đường thai kỳ, và sinh em bé có trọng lượng hơn 4kg.
  • Những người bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao hơn người khác.
  • Gặp tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị buồng trứng đa nang.
  • Đối tượng thừa cân, béo phì.
  • Có chỉ số mỡ trong máu cao.
  • Những bệnh nhân đã từng bị rối loạn lipid như tăng Triglycerid hay giảm HDL cholesterol.

Xét nghiệm tiểu đường khi nào? Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường và xuất hiện kèm các triệu chứng như tiểu bất thường, có cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là da có màu tối hơn bình thường cần đến các trung tâm hoặc bệnh viện làm xét nghiệm tiểu đường để được kiểm tra và điều trị sớm, tránh nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, gây khó khăn cho việc điều trị.

Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Tiền Đái Tháo Đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường thường được áp dụng thông qua 2 phương pháp là định lượng chỉ số đường huyết lúc đói và xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.

Chỉ số đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói là phương pháp lấy mẫu máu của bệnh nhân để tiến hành đo chỉ số đường huyết khi bệnh nhân đói.

Để có kết quả chính xác nhất buộc bệnh nhân phải nhịn đói ít nhất 8 tiếng, thông thường đo chỉ số đường huyết vào buổi sáng là tốt nhất.

Đo chỉ số đường huyết lúc đói để chẩn đoán tiền đái tháo đường

Bên cạnh việc nhịn đói thì lượng nước nạp vào cơ thể cũng cần phải kiểm soát trước khi làm xét nghiệm. Bệnh nhân chỉ nên uống nước và trà không chứa đường ở mức giới hạn.

Thông thường trong các xét nghiệm tổng quát kiểm tra định kỳ thì đo chỉ số đường huyết lúc đói cũng là một trong những xét nghiệm cơ bản.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống OGTT

Nếu các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc tiền đái tháo đường hoặc bệnh tiểu đường sẽ được chỉ định làm xét nghiệm dung nạp glucose đường uống OGTT [Oral glucose tolerance test] để chẩn đoán. Tuy nhiên xét nghiệm này thường không có trong những loại xét nghiệm khi khám tổng quát.

Để tiến hành xét nghiệm OGTT, bệnh nhân phải nhịn đói trên 10 tiếng, thường tính từ lúc sau bữa tối hôm trước đến sáng hôm sau.

Trong thời gian 3 ngày trước khi xét nghiệm, bệnh nhân nên ăn chế độ ăn giàu carbohydrate từ các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột bao gồm cơm, phở, ngũ cốc, rau củ, trái cây...

Khi đủ thời gian bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu trong lúc đói. Tiếp theo bệnh nhân sẽ phải uống  từ 75g- 100g glucose khan pha trong khoảng 200ml nước lọc. Đợi thời gian sau 1 giờ sẽ tiếp tục lấy mẫu máu một lần, và lần thứ 3 là sau 2 giờ.

Bệnh nhân sẽ phải uống glucose khan pha nước sau đó đo lại chỉ số đường huyết

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống nhằm kiểm tra lượng đường có tăng sau bữa ăn hay không, và sau đó lượng đường có trong máu vẫn ở mức cao hay hạ xuống mức cho phép.

Thông qua xét nghiệm này cũng là một phương pháp nhằm chẩn đoán và phát hiện ra bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường tiềm ẩn.

Xét Nghiệm Tiểu Đường Ở Đâu?

Khi bệnh nhân nghi ngờ mình bị đái tháo đường hay tiền đái tháo đường muốn đi kiểm tra nhưng lại lo ngại vấn đề xét nghiệm tiểu đường ở đâu?

Hiện nay có nhiều bệnh viện công lập lẫn bệnh viện tư có tiến hành xét nghiệm bệnh tiểu đường. Bạn có thể chọn những nơi gần ở địa phương để tiện cho việc di chuyển. Mỗi bệnh viện sẽ có trang thiết bị để chẩn đoán khác theo, theo đó thời gian trả kết quả cũng không giống nhau.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về vấn đề trước khi làm xét nghiệm cần lưu ý gì, có thể đặt lịch hẹn trước không, hay muốn được tư vấn thêm phù hợp với tình trạng sức khoẻ để có sự chuẩn bị tránh mất thời gian bạn cũng có thể gọi đến hotline 19001717 của Diag – Trung tâm chẩn đoán y khoa uy tín hiện nay để được tư vấn và giải đáp cụ thể nhất.

Chữa Trị Tiền Đái Tháo Đường

Khi nhận kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân bị mắc tiền đái tháo đường, nhiều người không khỏi lo lắng và đặt ra câu hỏi là tiền đái tháo đường có chữa được không?

Tiền đái tháo đường chữa trị bằng cách nào?

Tiền đái tháo đường được điều trị và kiểm soát nhằm ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 bằng cách thay đổi thói quen sống và chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.

Để làm được điều này, bệnh nhân cần thực hiện được những điều sau:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh cùng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tránh xa các loại thức ăn nhanh và thực phẩm quá ngọt trong thời gian dài.
  • Giảm cân là một phương pháp hiệu quả giúp ổn định được lượng glucose trong máu. Cụ thể nên giảm khoảng 10% cân nặng để có sự cải thiện rõ rệt bằng cách tăng cường tập luyện và cả chế độ dinh dưỡng.
  • Nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện và đều đặn khoảng từ 3 – 4 lần trong một tuần bằng những bài tập tốt cho sức khỏe, hay chơi cầu lông, chạy bộ, bơi lội... Nhưng ưu tiên bài tập phù hợp với thể trạng và tình hình sức khoẻ.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá.
  • Kiểm soát và điều trị bệnh cao huyết áp và lượng cholesterol nạp vào cơ thể.
  • Tuân theo phác đồ điều trị và ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống, luyện tập. Nên sử dụng thuốc theo chỉ định và tái khám định kỳ theo lịch hẹn.

Tiền đái tháo đường là giai đoạn trước khi phát triển thành tiểu đường. Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân có thể thay đổi lối sống theo hướng tích cực kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt.

Tăng cường tập luyện thể thao để kiểm soát cân nặng từ đó cải thiện
tình trạng tiền đái tháo đường

Nếu không tích cực trong việc điều trị tiền tiểu đường, đến khi khởi phát sang bệnh tiểu đường sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đồng thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng tiểu đường.

Để được tư vấn về dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp và thanh toán bảo hiểm, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề