Cá rồng ăn thạch sùng có tốt không

Đam mê loài cá phong thuỷ – cá rồng, chỉ một thời gian ngắn anh Nguyễn Chính Ngọc ở quận Long Biên, Hà Nội đã trở thành “vua” cá rồng khi bỏ ra hơn 3 tỉ đồng đầu tư nuôi cá. Đặc biệt, anh đang sở hữu một đôi cá quá bố đầu vàng và một chú platium vào loại độc nhất vô nhị ở Việt Nam hiện nay, với giá hàng ngàn đôla/con...

 

Chơi cá tiền tỉ lắm công phu

 

Được giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà anh Ngọc ở đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội để được tận mắt chứng kiến những chú cá rồng trị giá hàng chục ngàn đôla. Ngay phòng khách là những bể cá rồng to đùng, hình dáng đẹp lạ. Bể lớn nhất dài hơn 4m và bể nhỏ cũng phải 2m, kính dùng làm bể là loại đặc biệt mới có thể chịu được áp lực hàng chục khối nước.

 

Anh Ngọc kể, để chơi cá rồng không hề đơn giản và cần chú tâm nhất là khâu lọc nước. Bởi sơ suất một chút có thể đi tong hàng trăm triệu đồng. Thông thường, cứ mỗi bể phải xây một bể lọc to chừng 1/3 bể cá và được phân ra từng ngăn thấm qua bông, đá sỏi, than hoạt tính... Sau khi được lọc qua các bể sẽ chảy xuống một hồ âm dưới đất, rồi mới bơm lên bồn chứa trên cao tạo áp lực đẩy xuống các bể cá.

 

 

Chơi cá rồng phải chăm chút xử lý nguồn nước, chọn thức ăn và cả chọn sắc màu hồ cho phù hợp



“Dân chơi cá miền Bắc khổ nhất vào mùa đông. Cá rồng vốn xuất xứ ở các nước như Singagore, Malaysia, Indonesia... nên không chịu được lạnh. Để sưởi ấm hàng chục mét khối nước, nếu đun bằng điện rất tốn, có thể cả chục triệu đồng/tháng. “Nên tôi làm một nồi nước to đun bằng than tổ ong để ngoài sân, rồi dẫn một hệ thống ống tuần hoàn ra vào”, anh Ngọc chia sẻ.

 

Ngoài những hệ thống trên, bóng đèn chiếu sáng cũng ngốn một khoản kha khá, mỗi bóng có giá khoảng 600 – 700 ngàn đồng và cá gì thì bóng màu đó. Vì vậy dân chơi cá thường nói: “Chơi cá là chơi đèn”. Cá huyết long hồng vĩ nhất thiết phải là nền xanh nước biển, đèn màu hồng; còn cá quá bối [cá rồng đầu vàng], thì phải nền vàng và đèn hơi vàng... Hệ thống bể này, anh Ngọc đầu tư gần 300 triệu đồng.

 

Mua cá rồng ngàn đô đổi lấy sự bình yên

 

Thông thường, thức ăn của cá rồng là tôm, cá trạch, thịt bò. Tôm còn có tác dụng lên màu và tốt cho lớp vảy cá rồng. Tuy nhiên, thức ăn cá rồng thích nhất là sâu, gián và thạch sùng. Anh Ngọc nói, ai chơi cá rồng mà thấy gián, thạch sùng... không vồ ngay là chưa biết chơi cá. Nhưng cần lưu ý, tránh bắt gián chết cho cá ăn, vì có thể gián đã ăn phải thuốc chuột. Rết là món đứng đầu bảng khoái khẩu của cá rồng, nhưng khó kiếm rết và thường phải nhập rết từ Trung Quốc, giá 10.000 đồng/con.

 

Anh Ngọc cho biết, từ năm 2007, tính riêng tiền mua cá, anh đã chi hơn 3 tỉ đồng và đã bán bớt chừng phân nửa, hiện còn 15 con cá rồng, trong đó có hai con quá bối đầu vàng và một con platium [cá rồng bị đột biến gien], có giá khoảng 400 triệu đồng/con.

 

“Tôi vào thấy ba con quá bối đầu vàng đẹp quá nên mua tất, với giá 200 triệu đồng/con. Đó là giá mua cả bầy đấy!”, anh Ngọc tấm tắc. Về nhà thả vào bể, sáng hôm sau một con chết cứng; chỉ một đêm đã mất 200 triệu.

Năm 2007, anh Ngọc sang Singapore lùng sục khắp các trại cá, nhưng chỉ mua được vài con huyết long. Bất ngờ khi về nước, một doanh nghiệp ở Sài Gòn gọi điện báo, họ vừa nhập ba con quá bối về. “Tôi vào thấy ba con quá bối đầu vàng đẹp quá nên mua tất, với giá 200 triệu đồng/con. Đó là giá mua cả bầy đấy!”, anh Ngọc tấm tắc. Về nhà thả vào bể, sáng hôm sau một con chết cứng; chỉ một đêm đã mất 200 triệu. Nhưng may, đôi quá bối đầu vàng còn sót lại, là cặp đực – cái. Một thời gian sau có người trả 800 triệu cho đôi cá này, “nhưng tôi không bán, vì biết bán đi sẽ không bao giờ tìm được một đôi như thế này nữa”, anh Ngọc khẳng định.

 

Con platium, được anh mua ở Sài Gòn năm 2008. Theo PGS.TS sinh học Hà Đình Đức và các chuyên gia cá rồng, thì platium là một loại cá rồng bị đột biến gien nên có màu trắng bạc. Loại này rất hiếm, có khi hàng chục ngàn con mới có một con. Hiện con platium thuộc dạng độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

 

Cá rồng là một loại sống “đơn độc”, nhưng tuổi thọ cao, sống khoảng vài chục năm. Khi lớn cá có chiều dài chừng 60cm, mỗi chiếc vảy có thể to bằng cái thìa, trông màu sắc đẹp và khoẻ mạnh. Cá rồng đắt, vì nó được xếp vào loài sách đỏ. Theo dân gian, ai nuôi cũng tâm niệm rằng đây là loài cá tài – lộc, diệt trừ tà ma, giúp gia chủ mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt...

 

Hiện là giám đốc một công ty sản xuất kinh doanh hoá chất, anh Ngọc trong một lần đến thăm người bạn và bị cuốn hút bởi loài cá “vua” này. “Chơi cá rồng, có một điều rất hay là tôi tìm được sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng”, anh Ngọc tâm sự.

Mình xin chia sẻ thêm vài món ăn liên quan,ngoài món ăn chính là tôm hiện mình hay thường cho Rồng mình ănlà Thằn Lằn


Chỉ mất khoảng 15,20 phút,mình nã "Súng" giây thun,nơi thằn lằn tụ tập dưới ánh đèn xơi côn trùn,và thu hoặch cứ mỗi 3 ngày trong tuần có món này trong thực đơn Rồng nhà mình


Phải canh khá lâu mình mới chụp được cảnh Rồng mum mum thằn lằn,bởi tốc độ phóng táp Rồng cực lẹ,máy mình "xí muội" hơi khó bắt được tốc độ.

Cách thứ 2 Bắt thằn lằn nhẹ nhàng nữa là,các bạn tìm một khúc cây nhỏ,nếu có cần câu bằng trúc,tre càng tốt chiều dài cở 1m5 là ok.Đầu cây tre,trúc các bạn gián giấy trắng,hoặc đầu lọc của thuốc lá,các bạn làm tơi ra một chút như bông lọc,để khi thằn lằn táp,đớp Răng chúng sẻ dính vào phần bùi nhùi của đầu lọc thuốc lá;Bằng cách khi các bạn Rê "cần câu" trên mặt bờ tường nơi có thằn lằn hiện diện chúng tưởng côn trùng,mồi nên rất nhanh lẹ chúng xông đến táp và và ghì phần bùi nhùi tơi ra đó,thì bị dính câu,việc con lại các bạn chỉ giở cần câu ngược lại,chân thằn lằn tuy Hít chặt nhưng vẩn ngoan ngoãn nhẹ nhàng rời ra khỏi bờ tường,việc còn lại các bạn chỉ việc "Lắc" cây cần cầu thằn lằn rơi xuống chụp thôi.Cách này khá khó cho các bạn "nhát tay",nhưng hiệu quả rất cao khi thành thục.
Với cách 1 và 2 mấy chú thằn lằn còn rất khỏe mạnh, nên các bạn nào có áp dụng,cẩn thận trước khi cho Rồng ăn,bằng cách búng vài phát vào đầu thằn lằn cho em nó xây xẩm mặt mày
bước kế tiếp:
Các bạn tròng vào ngón chân cái lòn xiết "kết nối" 2 phần thun lại với nhau như hình bên dưới.


Và sau đó các bạn dùng tay phải xoắn 2 phần thun lại với nhau,từ phải sang trái,và nếu như ai thuận chiều ngược lại thì cũng được,miễn sao các bạn xoắn được các vòng thun lại như dây cáp là Ok.Xem như hình bên dưới.


Sau khi tay phải bạn xoắn hết 1 vòng,thì liền sau đó các bạn lòn tay trái vào để giử vòng thun đã được xoắn,để đưa cánh tay phải chuẩn bị cho vòng xoay kế tiếp,[các bạn cũng biết tại sao phải làm như các bước nêu trên rồi chứ ạ].Bởi không có ai có thể xoay được cánh tay 360 độ và liên tục được như các trục láp cuộn dây cáp,nên chỉ làm như thế mới cuộn xoắn được các vòng thun lại với nhau
Hình này tay phải LVCUC đang xoay xoắn từ bên phải sang bên trái,và lúc này các bạn đã thấy các vòng thun đã xoắn xiết chặt từ từ lại với nhau khá nhiều vòng,sau khi được xoay xoắn liên tục[khi các bạn làm thao tác này thì rất là nhanh và liên tục,khác với những gì mình mô tả trên này với các bạn]


Sau khi vòng 2 vòng thun đã được các bạn xoắn lại với nhau tương đối xiết chặt rồi,các bạn lúc này dùng ngón tay trái chặn phần giữa 2 đoạn thun để giử cho chúng không gút lại với nhau,khi đó ngón tay phải bạn tròng vòng thun đó vào chung phần thun,đang nằm trong ngón chân cái bạn,để chuẩn bị các bạn làm cái "Cò Súng".ở phần thun còn lại,trong 3 phần như lúc đầu các bạn đã chuẩn bị.


Khi hai đầu thun đã yên vị bên trong ngón chân cái các bạn,khi đó các bạn dùng phần thun còn lại luồn vào bên trong nơi 2 phần thun đang "ngự" trong ngón chân cái các bạn,và kết nối siết chúng lại với nhau và kéo luôn 2 đầu thun ra khỏi ngón chân cái như hình bên dưới.[Phần này mình một tay chụp hình một tay phải xiết minh hoạ,nên không có công đoạn mình kéo 2 đâu thun ra ngoài nên hơi khó hình dung chút mong các bạn thông cảm,và mình tin là các vẫn bạn dễ dàng làm được.]



Hình này Cò Súng đã được lắp xong,1 Cây thì Cò Súng đã LVCUC túm cố định các sợi dây thun lại bằng một sợi thun khác cho gọn gàng,để khi các bạn Quan Sát thấy mục tiêu,chỉ cần dùng ngón tay TRỎ của tay phải luồn vào trong CÒ Súng,ngón tay cái tay trỏ trái lúc này giử đầu súng,kéo căng lên đạn và lấy tầm ngắm,nhanh chóng kịp thời chớp lấy thời cơ Bóp,Buông Cò vào mục tiêu.Cây Súng này rất dễ làm và mình làm không quá 5p,mặc dù theo mô tả có vẻ khá lâu,và có vẻ hơi rối chút.

Công đoạn này,nếu các bạn không thực hiện thì rất khó cho các bạn trong "cuộc săn",bởi các sợi dây thun rối ren nếu không được cố định gọn,thì rất mắc công các bạn đứng dò từng sợi thun lại với nhau,nhanh "Nạp Đạn" Lên Nòng kịp đưa vào tầm ngắm.Nếu nơi các bạn thường săn thằn lằn thường xuyên thì bọn chúng rất nhát và cảnh giác khi thấy bóng người và Cao Chạy Xa Bay,va` chúng không đứng đó chờ các bạn làm Bia cho các bạn "Nã" đâu :lick:.Lưu ý sợi thun các bạn càng kéo căng,thì độ chính xác và HỎA LỰC càng mạnh,LVCUC thường bắn tầm cở 1m5 chỉ dùng khoảng 7,8 phần công lực,trên 2m thì kéo căng Over luôn.
@Lượng thun ở cây súng này ở đây chỉ giới hạn độ chính xác và tầm Sát Thương khoảng 3m5 trở lại,nếu các bạn muốn bắn tầm xa hơn thì nâng lên số lượng thun đều ở mỗi 3 phần để tạo cây súng như bước đầu mình chuẩn bị,ngón tay ai khỏe lắm chỉ đủ Kéo Căng ở mức 10 sợi mà thôi:lick:
Hi vọng chút mẹo cỏn con,giúp ích được phần nào đến các bạn "cải thiện" thêm Dinh Dưỡng,đổi món ăn mới cho "Cục Cưng" các bạn đang chăm,càng thêm sung và khỏe đẹp.goodluck

 

Chủ Đề