Ca sĩ lệ thanh là ai?

Hàng ngồi, từ phải sang: nhạc sĩ Mai Trường, ca sĩ Lệ Thanh, nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Thanh Lan [của thập niên 50] và nhạc sĩ Lê Thương

Lệ Thanh thỉnh thoảng được nhắc đến với nhiều luyến tiếc vì cô là một giọng ca lẫy lừng của miền Nam từ giữa thập niên 50 đến giữa thập niên 60. Cô được biết đến như một người kín tiếng và sợ xuất hiện trước máy ảnh. Giữa Hà Thanh và Lệ Thanh thì Lệ Thanh là người đến trước nhưng Hà Thanh thì được nhắc đến nhiều hơn vì tuy cũng ngại ống kính, nhưng Hà Thanh ca hát đến tận cuối đời, tuy với một mức độ ngày càng giới hạn. Ai đã từng nghe cả hai nghệ sĩ này hát đều công nhận cả hai có cách luyến láy rất đặc biệt và giống nhau. Hay nói một cách công bằng hơn là Hà Thanh chịu nhiều ảnh hưởng từ Lệ Thanh. Nhưng thật may cho người yêu nhạc, sự trùng hợp dừng lại ở đó vì họ tô điểm cho các ca khúc bằng những âm sắc và cảm xúc khác nhau.

Nói về chất giọng thì Hà Thanh là soprano, Lệ Thanh thì không. Nhiều người cho rằng ở giai đoạn cao điểm của thập niên 1960, giọng Hà Thanh là lyric soprano [theo định nghĩa là loại giọng soprano đầy đặn và có thể hát với dàn nhạc lớn], nhưng theo tôi thì giọng cô thuộc loại soubrette soprano vì nó rất mỏng và nhẹ [The voice has a lighter vocal weight than other soprano voices with a brighter timbre- Wikipedia]. Lệ Thanh thì là giọng nữ trung, tuy khỏe nhưng nasal/ nghẹt mũi và chính điểm này đã khiến cô trở nên đặc biệt khi so với những giọng ca nữ đương thời :“Nàng và Thanh Thuý là 2 ngôi sao ăn khách nhất của các phòng trà và đại nhạc hội, có nguy cơ lấn át các bậc đàn chị như Thái Thanh, Thuý Nga, Ánh Tuyết. Nàng có một chất giọng nghẹt mũi thật đặc biệt, phát ra những âm thanh tựa như người bị nghẹt mũi mà giọng vẫn vang lộng và chắc nịch mê hoặc lòng người” [Hồ Trường An]. Khi phải vói lên những nốt nhạc ở ngoài âm vực của mình thì Lệ Thanh chuyển qua một loại giọng óc [head voice] bị yếu hẳn đi, nên có thể gọi là falsetto [giọng giả, nhiều người gọi là giọng mái ]. Trong khi đó, lúc lên cao, âm lượng của Hà Thanh vẫn không bị suy giảm mà còn thánh thót hơn vì nhờ vào những cái rung [vibrato] tuy kín đáo nhưng rất vững vàng. Ca sĩ Quỳnh Giao nhận xét về tiếng hát Hà Thanh: “Khi lên cao, giọng lồng lộng, thoải mái cho ta cảm tưởng chiếc diều phơi phới trên nền trời xanh ngắt.”

Về biểu cảm thì Lệ Thanh rất ngẫu hứng và kịch tính. Tác giả Hà Đình Nguyên viết: “...không hát liên tục một câu mà thường chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Cô còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày. Đã vậy cô ưa chẻ từng câu hát, chỗ không phải ngừng thì cô ngừng. Chơi ngẫu hứng như thế nên nhiều khi ý nhạc sai lệch hẳn đi. Các nhạc sĩ nhăn nhó, nhưng khán giả cứ vỗ tay rần rần…” [1] Hà Thanh thì dường như đã rất yêu cách luyến láy của Lệ Thanh và học theo rất giống nhưng lại tiết chế hơn nên gần như không hề bay bổng quá xa bản nhạc gốc.

Từ trái sang: Lệ Thanh, Anh Bằng và Hà Thanh tại Hoa Kỳ trong thập niên 1990

Lệ Thanh và Hà Thanh, không biết do tình cờ hay cố ý, đã hát và thâu vào băng đĩa rất nhiều bài giống nhau, từ Anh Cho Em Mùa Xuân, Nhớ Một Chiều Xuân cho đến Tiễn Em, Tà Áo Tím…. Trong tiếng hát Lệ Thanh ta dễ dàng nghe những vỡ òa của cảm xúc. Với Hà Thanh thì thường là một tâm trạng chịu đựng và một phong cách nhẹ nhàng, quí phái. Hai giọng ca vừa nghe thoáng qua tưởng chừng giống nhau nhưng thực ra là hai tông màu khác nhau được dùng để điểm tô cho nhưng nốt nhạc thêm phong phú và đa dạng.

Tác giả Lê Hữu đã viết: “Hát đi chị Lệ Thanh!” tôi nói. “Mùa xuân đang đến, hát một bài nhạc xuân hay bài nào vui vui, một vài câu cũng được. Nhiều người đang muốn nghe chị hát.” “Giọng ca trìu mến” nở nụ cười thật hiền, cất tiếng hát, khe khẽ. 

Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá …. [2]

Và người viết bài này cũng ước gì được nghe tiếng hát khe khẽ của ca sĩ Hà Thanh khi chiều nay, trong cơn bão Nor’easter, chỉ thấy Chiều nay mưa xuân bay nhiều quá ….

Tịnh Bối

————————————————————————

Nhớ một chiều Xuân- Tác giả: Nguyễn văn Đông

Lệ Thanh

//casihathanh.files.wordpress.com/2018/03/nhomotchieuxuan-lethanh-3703536.mp3?_=1

Hà Thanh

//casihathanh.files.wordpress.com/2018/03/nhomotchieuxuanpre75-hathanh-2931932-2.mp3?_=2

[1] cothommagazine.com

[2] amnhac.fm

Cho đến nay, vẫn còn có nhiều người nhắc đến ca sĩ Lệ Thanh với sự nuối tiếc và lưu luyến về một giọng hát rất đặc biệt đã dừng lại khi đang ở đỉnh cao nhất. Cho dù sự nghiệp chỉ có vỏn vẹn 10 năm, từ 1955 đến 1965, nhưng ca sĩ Lệ Thanh đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán thính giả yêu nhạc đương thời.

Bạn đang xem: Tiểu sử ca sĩ lệ thanh

Lệ Thanh là người hát thành công nhiều ca khúc nhạc xuân. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng nói rằng cô là người đầu tiên hát Nhớ Một Chiều Xuân, và giọng hát tha thiết, luyến láy của cô đã truyền tải trọn vẹn mạch cảm xúc như tràn bờ của bài hát này.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chuyển File Scan Sang Word Tieng Viet, Chuyển File Scan Sang Word Tieng Viet Online


Click để nghe Lệ Thanh hát Nhớ Một Chiều Xuân

Đã bao nhiêu mùa xuân đã đi qua kể từ khi khúc nhạc xuân kia được cất lên từ giọng hát Lệ Thanh, đã có bao nhiêu ca sĩ hát lại chuyện tình viễn xứ thật đẹp đó, nhưng người ta vẫn muốn tìm nghe lại bản thu âm đó có có số tuổi dài như một đời người.

Không chỉ có Nhớ Một Chiều Xuân, mà Lệ Thanh còn là người đầu tiên hát Anh Cho Em Mùa Xuân khi nhạc sĩ Nguyễn Hiền vừa phổ nhạc cho bài thơ của Kim Tuấn năm 1962. Theo lời của tác giả Lê Hữu, thì nghe tiếng hát Lệ Thanh, người ta nghe được cả tình yêu đôi lứa quyện trong tình yêu quê hương, đó là những hình ảnh ngoài đê diều căng gió và thoảng câu hò đôi lứa, có trăng sáng soi liếp dừa và con sông bờ cát trắng…


Click để nghe Lệ Thanh hát Anh Cho Em Mùa Xuân

Ngoài ra, một bài nhạc xuân gắn liền với Lệ Thanh là Ai Lên Xứ Hoa Đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Tiếng hát Lệ Thanh dào dạt mà lâng lâng, mênh mang mà sâu lắng, như quyện lấy chân người “lữ khách lắng hồn thơ” đang chầm chậm “bước lần theo đường hoa”:

Hoa bay đến bên người ngại ngầnRồi hoa theo chân ai…


Click để nghe Lệ Thanh hát Ai Lên Xứ Hoa Đào

Cũng theo lời Lê Hữu kể lại, trong một lần có người nói với nhạc sĩ Hoàng Nguyên rằng nhờ có Ai Lên Xứ Hoa Đào mà Đà Lạt đã đẹp hơn, đáng yêu hơn. Ông đã trả lời: “Không hẳn là vậy, đúng ra là nhờ giọng hát ấy, giọng hát Lệ Thanh.”

Không chỉ những bài nhạc xuân vừa kể, chúng ta còn nghe được Lệ Thanh qua những Hoa Xuân[Phạm Duy], Cánh Hoa xuân [Nguyễn Hữu Thiết], Gái xuân [Từ Vũ & Nguyễn Bính], Phiên Gác Đêm Xuân [Nguyễn Văn Đông], Bài Thơ Hoa Đào [Hoàng Nguyên], Cánh Thiệp Đầu Xuân, Hạnh Phúc Đầu Xuân [Minh Kỳ & Lê Dinh]… Tiếng hát ấy đủ mang về một mùa xuân.

Vào những năm của thập niên 1960 ở Sài Gòn, thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình… đêm nào cũng có mặt người thư sinh là Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Đó là ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.


Click để nghe Lệ Thanh hát

Nhạc sĩ Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si. Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người. khoảng năm 1963 – 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn và viết thành nhạc phẩm “Sang Ngang” với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau.

Lệ Thanh được đào tạo bởi nhạc sĩ Hùng Lân chung một lò với Ngọc Loan và Thu Hà. Sự nghiệp ca hát của cô tuy chỉ vỏn vẹn có khoảng 10 năm, kéo dài từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965, nhưng đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán thính giả đương thời.

Lệ Thanh có một chất giọng nghẹt mũi thật đặc biệt, phát ra những âm thanh tựa như người bị nghẹt mũi mà giọng vẫn vang lộng và chắc nịch mê hoặc lòng người. Phong cách trình bày bản nhạc của nàng cũng đặc biệt không kém: cô không hát liên tục một câu hát mà hay chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Cô còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày.

Đang lúc danh vọng lẫy lừng như vậy, Lệ Thanh bỗng nhiên bỏ nghiệp ca hát và đi lấy chồng, để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khách mộ điệu. Từ khi nàng giã từ sân khấu, có nhiều ca sĩ đã bắt chước cách hát đặc biệt của nàng để quyến rũ thính giả như Hà Thanh, Xuân Thu, hoặc Ngọc Lan tại hải ngoại sau này.

Về nhân dáng của Lệ Thanh, nhà báo Hồ Trường An mô tả như sau:

“Trên sân khấu, Lệ Thanh trang điểm tuy phơn phớt dịu nhẹ mà vẫn không bị ánh đèn lấn át hoặc nuốt chửng. Không khi nào Lệ Thanh mặc áo hoa hòe hoa sói. Thường thì cô mặc một màu thuần nhất, nhưng là màu tái và màu nguội: hường tái, vàng nâu, xanh pha chút xám bạc như lá liễu, lục pha chút nâu bạc như vỏ trái táo… Nếu mặc áo thêu hoặc áo in hoa thì hoa phải nhỏ cỡ như hoa linh lan, hoa ti gôn, hoa hường tiểu muội, nhưng chấm hoa phải rời xa chứ không chen khít vào nhau. Lệ Thanh tuy là ca sĩ, nhưng cô bám chặt vào hình ảnh một cô nữ sinh thơ mộng cho nhân dáng của mình”.

Trong các nữ nghệ sĩ nổi danh, Lệ Thanh là kẻ độc nhất không thích đăng ảnh trên báo chí. Cô nói là tại mình không ăn ảnh. Vì vậy cho đến nay, rất hiếm tìm thấy lại ảnh của cô. Hình ảnh có xuất hiện Lệ Thanh có lẽ là chỉ đếm được trên một bàn tay, và đó đều là những tấm ảnh chụp tập thể.

Ca sĩ Lệ Thanh được báo giới và công chúng đương thời nhận xét là khiêm tốn, ngoan hiền và thùy mị, đầy lòng tự trọng. Dù là ca sĩ nổi tiếng bực nhứt nhưng cô luôn tránh né đám đông một cách tối đa.

Sau khi lấy chồng là bác sĩ, Lệ Thanh giải nghệ và hoàn toàn mất tích, sau năm 1975 đi định cư ở Canada. Ngày 20 tháng 9 năm 1980, cô có trở lại sân khấu một lần duy nhất trong buổi ra mắt các sáng tác của nhạc sĩ Vy Hùng tại Montreal.

nhacvangonline.com tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề