Ca sĩ sơn tùng bị đánh là ai?

Chiều 29/4, trong văn bản gửi thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử [Bộ Thông tin và Truyền thông], Cục cho biết: "Nội dung bản ghi âm, ghi hình There's no one at all mang thông điệp tiêu cực, không có tính giáo dục với nhiều cảnh đuổi bắt, đập phá, bạo lực và kết thúc là hình ảnh nhân vật tự tử đã tác động mạnh đến tâm lý người xem, dễ gây ảnh hưởng, định hướng hành vi tiêu cực của xã hội, đặc biệt là trẻ em".

Cục đánh giá MV có dấu hiệu vi phạm quy định cấm "sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội"'. Đơn vị đề nghị thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử "ngay lập tức phải có biện pháp dừng lưu hành sản phẩm này".

Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - nói: "Sau khi tiếp nhận thông tin từ phía Cục Nghệ thuật Biểu diễn, chúng tôi đã liên hệ phía Google, nền tảng MV đăng tải, yêu cầu sớm gỡ sản phẩm. Thông thường, quy trình này mất khoảng một, hai ngày. Ngoài ra, tôi hy vọng phía chủ sở hữu ca khúc có thể chủ động gỡ video sớm hơn".

Phía Sơn Tùng M-TP chưa phản hồi về những tranh cãi xung quanh sản phẩm âm nhạc mới của anh.

Hiện tại, đa số MV của nghệ sĩ trong nước lưu hành trên Youtube không giới hạn độ tuổi người xem. Năm 2019, khi ra mắt video Nếu ngày mai, đề cập vấn đề trầm cảm, bạo lực gia đình... Soobin Hoàng Sơn tự gắn mác 16+ cho sản phẩm.

Sơn Tùng M-TP mặc áo in tên ban nhạc rock Nirvana. Ảnh: M-TP Entertainment

Sau nửa ngày ra mắt, MV bị một bộ phận khán giả phản đối vì cho rằng gieo cảm xúc tiêu cực. There's no one at all nói về chàng trai bị bỏ rơi, thể loại hip-hop pha rock. So với các MV nói về tình yêu trước đây của nam ca sĩ, sản phẩm mới mang màu sắc u tối hơn. Cuối video là hình ảnh nhân vật nhảy từ tòa nhà cao tầng xuống.

Nhiều hình ảnh khác thể hiện sự nổi loạn. Mở đầu, ca sĩ mặc áo in chữ Nirvana - ban nhạc rock của Mỹ, nổi tiếng với nhiều ca khúc đậm tính bất mãn, ưu phiền. Ở tuổi 27, Kurt Cobain - thủ lĩnh Nirvana - kết thúc cuộc đời bằng một phát súng.

Trên trang cá nhân, doanh nhân Lâm Minh Chánh nói một người bạn của anh là hiệu trưởng trường mầm non, gửi đường link ca khúc và bày tỏ lo lắng các bạn trẻ học theo cách giải quyết tiêu cực trong MV của thần tượng.

Bên cạnh đó, một số người cho rằng mỗi nghệ sĩ có biên độ sáng tạo riêng trong tác phẩm, và họ nên được tôn trọng ở mức độ nhất định.

Nhân vật trong MV thường xuyên vướng vào bạo lực. Ảnh: M-TP Entertainment

Ngoài nội dung gây tranh cãi, câu chuyện đạo nhái ý tưởng của Sơn Tùng M-TP tiếp tục trở thành chủ đề được bàn luận. Một số khán giả thực hiện video so sánh There's no one at all với Crooked [ra mắt năm 2013] của G-Dragon. Nhân vật chính trong hai MV cùng có cảnh xô xát trong ngõ, phá xe hơi, xô đổ thức ăn trên bàn... Kiểu tóc xoăn mỳ tôm của Sơn Tùng M-TP cũng bị nhiều khán giả nhận xét bắt chước tạo hình của Daesung trong MV mới của Big Bang - Still Life.

There's no one at all có phần lời ngắn, ca từ đơn giản, chủ yếu là các câu đơn chỉ hành động, với cụm "There's no one at all" được lặp đi lặp lại. Lần đầu hát tiếng Anh, Sơn Tùng M-TP hát không rõ lời, lạm dụng kỹ thuật chỉnh âm thanh, khiến nhiều khán giả cho biết không hiểu nội dung. Trước đây, khi hát tiếng Việt, Sơn Tùng M-TP cũng thường bị chê phát âm không tròn vành rõ chữ. Chất nhạc ca khúc dễ nghe nhưng chưa thực sự tạo điểm nhấn.

Về chỉ số, video nhạc mới kém hơn các MV trước đây của Sơn Tùng M-TP. Đứng đầu danh sách phổ biến trên Youtube sau 12 giờ nhưng ca khúc chỉ đạt bốn triệu lượt xem. Trong khi, Hãy trao cho anh [2019] và Chúng ta của hiện tại [2020] có lần lượt 12 triệu và 9 triệu lượt xem sau nửa ngày, còn Chạy ngay đi [2018] có 22 triệu lượt xem sau một ngày. Sau There's no one at all, Sơn Tùng M-TP dự định ra mắt một số ca khúc tiếng Anh khác.

Hà Thu

MV mới của Sơn Tùng M-TP gây phản ứng dữ dội

[NLĐO]- Sơn Tùng M-TP xây dựng hình ảnh bi kịch, ám ảnh trong MV mới đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, đặc biệt là cảnh chọn cái kết tiêu cực.

  • Giao lưu trực tuyến "Nhận diện và giúp trẻ vượt qua trầm cảm"

  • [eMagazine] Sơn Tùng M-TP và chuyện tương tư của một chàng trai

  • Sơn Tùng M-TP lại đạo nhạc?

  • Sơn Tùng M-TP lên tiếng về nghi án bán kem trộn

Tối qua 28-4, nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP tung MV ca khúc 100% bằng tiếng Anh mang tên "There's no one at all" [tạm dịch: "Không có ai cả"]. Theo nam ca sĩ, đây là cách anh mạo hiểm rời khỏi "vùng an toàn" trước đây.

MV "There's no one at all" của Sơn Tùng M-TP gây nhiều tranh cãi

Trong MV, Sơn Tùng hóa thân thành một cậu bé không gia đình nhưng luôn mang niềm tin một ngày nào đó mẹ sẽ trở lại đón mình, dành tình yêu thương. Cậu cố gắng để được sống như người bình thường nhưng số phận lại không mỉm cười, lớn lên trong sự cô đơn, thường bị bạn bè buông lời ác ý, đánh đập. Cậu bé khi lớn lên đã biến thành một kẻ nổi loạn, hay gây rối. Và cuối cùng, nhân vật chính của MV tìm cách kết thúc những chuỗi ngày ấy bằng hình ảnh nhảy lầu

Cách Sơn Tùng M-TP chọn cái kết tiêu cực cho nhân vật của mình khiến dư luận "dậy sóng". Vốn là một thần tượng của giới trẻ, nhiều người lo ngại MV ca nhạc về nhảy lầu tự tử khi gặp bế tắc áp lực cuộc sống, bị bắt nạt sẽ khiến nhiều fan trẻ bị tác động.

Hình ảnh trong MV "There's no one at all"

"Vô cùng nguy hiểm vì các em học sinh non nớt, dễ bị tác động tâm lý có thể sẽ dẫn đến những quyết định dại dột khi gặp chút khó khăn đã nghĩ đến tự tử. Đặc biệt, gần đây có quá nhiều vụ học sinh tự tử vì áp lực học hành, cuộc sống rồi. Rất đau lòng. Là bố mẹ, phụ huynh thì không nên cho các em xem mấy MV ca nhạc kiểu đen tối, tiêu cực như này!" - một khán giả nêu ý kiến.

Vân Nguyễn, một sinh viên của Học viện Ngoại giao, cho rằng trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các vụ học sinh, sinh viên tự tử, nếu ai đó thần tượng Sơn Tùng và bắt chước hành động của nhân vật trong MV thì rất đáng lo ngại. "Bản thân tôi không thích MV này" - sinh viên này cho hay.

TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội và Phát triển, cho rằng tự tử trong giới trẻ là một vấn đề cần nghiên cứu nghiêm túc. Nhiều học sinh đã chọn kết thúc tiêu cực, đau lòng. Trong nghệ thuật, nghệ sĩ hoàn toàn tự do sáng tạo nhưng cũng cần nghĩ đến khía cạnh đạo đức và trách nhiệm. Việc tung sản phẩm có yếu tố nhạy cảm ở thời điểm nào là vấn đề nên được tính đến.

Yến Anh

Video liên quan

Chủ Đề