Các doanh nghiệp xử lý khủng hoảng thành công

Xử lý khủng hoảng truyền thông đã trở thành một vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, xử lý khủng hoảng truyền thông đang trở nên dễ mà khó, khó mà dễ

Xử lý khủng hoảng truyền thông - Khi tiếng nói cá nhân lấn át cả doanh nghiệp

Khủng hoảng truyền thông mạng phạm vi rộng hơn so với ngày trước rất nhiều. Nếu ngày trước, bạn chỉ nghe cụm từ khủng hoảng truyền thông trong ngành Tiếp thị và Truyền thông thì giờ đây cụm từ này nó đã lan tỏa ra tất cả ngành nghề khác nhờ vào sự phát triển của công nghệ và tư duy con người. Để chứng minh điều này, KaF Education sẽ liệt kê một số ngành nghề và những ví dụ về khủng hoảng truyền thông ngành đang đối mặt

Xử lý khủng hoảng truyền thông ngành nhân sự

Ngày trước người lao động tìm kiếm cơ hội cho mình thông qua các nhà tuyển dụng. Việc “trao thân gửi phận” này được diễn ra khá lặng lẽ giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Nếu như trong suốt quá trình phỏng vấn có bất kỳ điều gì xảy ra gây thiệt thòi cho ứng viên thì họ cũng âm thầm chịu đựng và tìm kiếm công việc ở đơn vị khác. 

Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ, ứng viên đã tự tin nói lên trải nghiệm phỏng vấn cũng như làm việc tại các công ty thông qua mạng xã hội, các website review công ty, các hội nhóm,... Từ đó, bất kỳ một sự trải nghiệm không tốt nào từ phía nhà tuyển dụng nhân sự cũng có thể bị ứng viên “bóc phốt” tạo “drama” gây ảnh hưởng lớn đến thương hiệu doanh nghiệp. 

Chính từ điều này, người làm nhân sự giờ đây không chỉ giỏi những kỹ năng chuyên môn mà còn phải khéo léo giải quyết những ý kiến trái chiều này một cách nhanh nhất để đảm bảo thương hiệu tuyển dụng và hình ảnh doanh nghiệp. Ngược lại nếu ứng viên, người đi làm có vấn đề thì cũng khó che mắt nhà tuyển dụng bởi vì chỉ cần một lượt tra cứu là tất cả những thông tin cá nhân đều được hiển thị qua internet

XEM THÊM: Kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức doanh nghiệp

Xử lý khủng hoảng truyền thông trong bán hàng

Một lời quảng cáo từ khách hàng có giá trị gấp 10 lần doanh nghiệp từ quảng cáo. Ngược lại, lời phàn nàn của khách hàng cũng gây thất thoát cho doanh nghiệp tương tự như vậy. Mỗi lời khiếu nại, mỗi sản phẩm lỗi, mỗi sai lầm của nhân viên,... đều đẩy khách hàng ra xa doanh nghiệp hơn. Trong khi cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, mỗi lời phàn nàn của khách hàng đều làm cho doanh nghiệp phải suy nghĩ lại quan niệm lấy khách hàng làm trọng tâm của mình đã thực được thực hiện đúng hay chưa

Vì thế, từng nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần làm hài lòng khách hàng một cách tối đa để giảm thiểu sự phê bình và hạn chế xảy ra những sự cố khiến khách hàng tức giận đến mức thương hiệu của bạn phải ở trên các mặt báo hoặc mạng xã hội

XEM THÊM: LỚP NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN VÀ THƯƠNG LƯỢNG ĐỈNH CAO – TẬP ĐOÀN VIỆT ÚC BẠC LIÊU

Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông không hề đơn giản mà thực chất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng. Vì thế, hình thành một quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp lường trước mọi kết quả có thể xảy ra

Bước 1: Thiết lập bộ phận xử lý truyền thông

Không có gì tệ hơn cho bằng doanh nghiệp thiếu đi bộ phận này. Khi đối mặt với sự cố cần có sự hành động nhanh chóng bởi những người có kinh nghiệm và kỹ năng tốt. Từ đó, sự cố truyền thông sẽ được giải quyết gãy gọn và không làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín doanh nghiệp

Bước 2: Đánh giá vấn đề bằng suy nghĩ tích cực nhưng cũng phải thật cẩn trọng

Hoảng loạn và bị động thường không phải là cách đối mặt tốt với vấn đề đang xảy ra. Một thái độ bình tĩnh, cẩn thận xem xét nguồn gốc vấn đề, nguyên nhân và cách khắc phục mới chính là cách ứng xử hay nhất. Nếu cần, hãy nhờ người dẫn đầu phát ngôn chính thức về sự việc và phương hướng giải quyết trên các kênh thông tin chính thức của doanh nghiệp

Bước 3: Đánh giá phản hồi của công chúng về vấn đề

Công chúng là những người rất quan tâm về các chủ đề hot trên mạng xã hội. Sức mạnh của họ có thể hỗ trợ bạn lấy lại thiện cảm trong mắt khách hàng nếu như bạn chứng minh được sự trong sạch hoặc có hướng giải quyết công bằng và phù hợp

Bước 4: Xây dựng lại hình ảnh thương hiệu

Sau khủng hoảng truyền thông, thương hiệu doanh nghiệp cũng đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Lúc này, bạn cần tổ chức lại hoạt động sản xuất, huấn luyện nhân viên để họ có thêm kỹ năng nếu xảy ra rủi ro một lần nữa trong tương lai

Huấn luyện nhân viên Phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông

Sau mỗi vấn đề việc quan trọng là chúng ta rút ra được bài học gì và cần cải thiện điều gì trong tương lai là việc làm cần thiết. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp lường trước những rủi ro có thể xảy ra và có phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông rõ ràng, KaF Education gửi đến quý doanh nghiệp khóa đào tạo Phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông 

Kết thúc khóa đào tạo học viên sẽ am hiểu và sử dụng được

  • Nắm bắt được các nguy cơ khủng hoảng truyền thông

  • Hiểu được nguyên nhân gây ra khủng hoảng

  • Nắm được các bước trong quy trình xử lý khủng hoảng

  • Học được cách xử lý thông qua các tình huống thực tế

Đối tượng tham dự: Cá nhân và doanh nghiệp, cấp quản lý hoặc nhân viên

Thời lượng: 2 ngày

Mọi thông tin chi tiết về nội dung khóa học bạn vui lòng liên hệ KaF Education theo hotline 02873009789 - 104 hoặc email . KaF Education - Học thật, áp dụng ngay

Chủ Đề