Các hình thức dạy học trải nghiệm

Hình thức tham quan/trải nghiệm thực tế.1. Khái niệm- Tham quan: là hình thức học tập thực tế trong đó HS được đến một nơi xatrường học hoặc nơi sống để trực tiếp quan sát, tìm hiểu, khám phá các sự vật,hiện tượng và hoạt động của các đối tượng ở khu vực đó.- Các hình thức/địa điểm tham quan dã ngoại:+ Tham quan địa danh trong/ngoài địa phương: di tích lịch sử, văn hóa, danhlam thắng cảnh, viện bảo tàng, khu du lịch...+ Tham quan các cơng trình cơng cộng, nhà máy, xí nghiệp..+ Tham quan trải nghiệm nghề nghiệp tại các làng nghề.+ Tham quan, đi thực địa theo các chủ đề hoạt động.2. Mục đích- Tạo hứng thú và kích thích nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh của HS.- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: kĩ năng quan sát, tư duy, kĩ năng tự phụcvụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng xã hội…- Tham quan giúp HS có được những trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế để vậndụng trong cuộc sống.- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và tự hào về truyềnthống dân tộc3.Cách tiến hành* Lập kế hoạch tham quan- Chọn chủ đề hoạt động- Thiết kế mục tiêu, nội dung buổi tham quan thực tế.- Thiết kế chuỗi HĐ buổi tham quan: yêu cầu, phương thức tổ chức hoạt động,thời gian cho hoạt động- Dự kiến đối tượng tham gia, quy mô, địa điểm, thời điểm tiến hành.- Dự kiến đồ dùng, phương tiện cần thiết: phương tiện di chuyển [nếu cần], đồdùng cho các hoạt động, đồ dùng cá nhân mang theo…- Trước khi tham quan:+ Dự kiến và phân chia công việc, người phục trách: Ban tổ chức, phụ tráchtruyền thơng, tình nguyện viên [hỗ trợ các nhóm HS khi tham quan]…+ Truyền thông kế hoạch tham quan với phụ huynh và HS, hướng dẫn HSchuẩn bị đồ dùng cá nhân cho buổi tham quan.+ Liên hệ trược: Liên hệ kế hoạch với Ban quản lí nơi tham quan; liên hệ đơnxác nhận của phụ huynh…* Tiến hành: Với mỗi hoạt động- Giới thiệu hoạt động- Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện.- HS thực hiện yêu cầu theo cá nhân / nhóm- Trình bày, thảo luận, nhận xét- Đánh giá, kết luậnHình thức hội thi1. Khái niệm1 - Hội thi là hình thức tổ chức thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể hoạtđộng tích cực để đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/độithắng cuộc.- Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: Thi vẽ, thi viết, thitìm hiểu, thi đố vui, thi giải ơ chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thichụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thithời trang, hội thi học sinh thanh lịch… có nội dung giáo dục về một chủ đề nàođó.2. Mục đích- Hội thi là một hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lơi cuốn HS tham gia mộtcách chủ động, tích cực vào các hoạt động bởi các đặc điểm: đáp ứng nhu cầu vềvui chơi giải trí cho HS.- Kích thích hứng thú, tính tích cực hoạt động và khả năng tương tác, hợp táccủa HS trong quá trình học tập, thi đua.3. Cách tiến hành* Lập kế hoạch hoạt động- Chọn chủ đề hội thi.- Thiết kế mục tiêu, nội dung buổi hội thi.- Thiết kế chuỗi HĐ buổi hội thi.- Dự kiến đối tượng tham gia, quy mô, địa điểm, thời điểm tiến hành.- Dự kiến đồ dùng, phương tiện cần thiết; cách thiết lập và bài trí hội thi; các đồdùng cho từng hoạt động…- Trước khi tiến hành sự kiện:+ Dự kiến và phân chia công việc, người phục trách: Ban tổ chức, phụ tráchnhân sự, phụ trách truyền thơng, tình nguyện viên..+ Truyền thơng về hội thi với các bên liên quan [nếu cần].* Tiến hành: Với mỗi hoạt động- Giới thiệu hoạt động- Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện.- HS thực hiện yêu cầu theo cá nhân / nhóm- Trình bày, thảo luận, nhận xét- Đánh giá, kết luậnHình thức đóng vai1 Khái niệm- Hình thức tổ chức HS thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong mộttình huống giả định. Việc diễn xuất khơng phải là phần chính của phương phápnày mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn/đóng vai.- u cầu khi chọn/thiết kế tình huống đóng vai:+ Tình huống cần phù hợp với chủ đề/mục tiêu hoạt đơng.+ Tình huống có vấn đề, địi hỏi HS phải giải quyết.+ Tình huống mở để HS đưa ra các cách xử lý khác nhau.+ Dựa trên hứng thú và xuất phát từ vốn kinh nghiệm HS đang có2 + Cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi thảo luận/đàm thoại về tình huống, cách xử lýsau khi đóng vai.2. Mục đích:+ Giúp HS suy nghĩ sâu sắc về vấn đề mà các em vừa thực hành, quan sát, làmthử.+ HS được thực hành rèn kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống mơphỏng/giả định trước khi vận dụng trong thực tế.+ HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt.+ Có tính chất vui chơi, khơi gợi hứng thú và chú ý của HS.3. Cách tiến hành* Lập kế hoạch- Chọn chủ đề hoạt động- Thiết kế mục tiêu hoạt động.- Thiết kế [chuỗi] HĐ: nêu yêu cầu, PP và HTTC cụ thể, đồ dùng và thời giancho hoạt động.- Dự kiến đối tượng tham gia, quy mô, địa điểm, thời điểm tiến hành.- Dự kiến đồ dùng, phương tiện cần thiết để đóng vai.- Trước khi tiến hành:+ Dự kiến và phân chia công việc, người phục trách: Ban tổ chức, phụ tráchtruyền thông, tình nguyện viên, khách mời..+ Truyền thơng về với các bên liên quan [nếu cần].* Tiến hành:- Giới thiệu hoạt động- Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện- HS thực hiện yêu cầu theo cá nhân / nhóm- Trình bày, thảo luận, nhận xét- Đánh giá, kết luậnHình thức giao lưu1. Khái niệm- Hình thức hoạt động tương tác trong đó HS được tiếp xúc, trị chuyện, trao đổi,chia sẻ với một / một vài đối tượng điển hình trong các lĩnh vực khác nhau, quađó giúp HS có được hình mẫu/lời chỉ dẫn để vươn lên trong học tập, rèn luyệnbản thân.2. Mục đích- Tạo điều kiện cho HS trực tiếp tiếp xúc với những tấm gương điển hình, nhờđó tạo động lực thúc đẩy HS nỗ lực vươn lên trong học tập.- Giúp định hướng và mở rộng hiểu biết của HS về các cá nhân và các loại hìnhlao động nghề nghiệp cụ thể.- Giúp HS rèn kĩ năng giao tiếp, thiết lập và mở rộng các quan hệ xã hội3. Cách tiến hành* Lập kế hoạch hoạt động- Chọn chủ đề giao lưu- Thiết kế mục tiêu, nội dung buổi giao lưu3 -Thiết kế chuỗi HĐ buổi giao lưu: giới thiệu, trò chuyện, chơi trò chơi..Dự kiến đối tượng tham gia, quy mô, địa điểm, thời điểm tiến hành.Dự kiến đồ dùng, phương tiện cần thiết cho từng hoạt động.Trước khi tiến hành buổi giao lưu:+ Dự kiến và phân chia công việc, người phục trách: Ban tổ chức, phụ tráchtruyền thông, tình nguyện viên, liên hệ khách mời..+ Truyền thơng về buổi giao lưu với các bên liên quan [nếu cần].* Tiến hành: Với mỗi hoạt động- Giới thiệu hoạt động- Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện: giải quyết một vấn đề, tình huống,giả thuyết, câu hỏi..- HS thực hiện u cầu theo cá nhân / nhóm- Trình bày, thảo luận, nhận xét- Đánh giá, kết luậnHình thức chiến dịch1. Khái niệm- Hình thức tổ chức HS tham gia thực hiện các hành động, việc làm để giải quyếtcác vấn đề xã hội, có tác động khơng chỉ tới cá nhân HS mà tới các các thànhviên trong cộng đồng.- Mỗi chiến dịch cần theo một chủ đề cụ thể để định hướng HS hoạt động:+ Chiến dịch về trật tự xã hội, an tồn giao thơng, sức khỏe cộng đồng.+ Chiến dịch tình nguyện làm sạch mơi trường xung quanh trường học, nhàở, đường phố.+ Chiến dịch về bảo vệ môi trường: Chiến dịch Giờ trái đất, Chiến dịchKhơng khí sạch-thành phố xanh, chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu, chiếndịch hưởng ứng ngày nước sạch, chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện..+ Chiến dịch thay đổi các định kiến: Giới và bình đẳng giới, phịng chốngbạo lực gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em…2. Mục đích- Tham gia các hoạt động chiến dịch giúp tăng cường hiểu biết của HS với cácvấn đề xã hội/cộng đồng.- Có ý thức quan tâm và hành động vì cộng đồng.- Rèn kĩ năng thu thập thông tin, đánh giá, hợp tác và giải quyết vấn đề.3. Cách tiến hành* Lập kế hoạch hoạt động- Chọn chủ đề chiến dịch.- Thiết kế mục tiêu, nội dung hoạt động.- Thiết kế chuỗi HĐ chiến dịch.- Dự kiến đối tượng tham gia, quy mô, địa điểm, thời điểm tiến hành.- Dự kiến đồ dùng, phương tiện cần thiết.- Trước khi tiến hành:+ Dự kiến và phân chia công việc, người phục trách: Ban tổ chức, phụ tráchtruyền thông, tình nguyện viên, khách mời…+ Truyền thơng về chiến dịch với các bên liên quan [nếu cần].4 * Tiến hành: Với mỗi hoạt động- Giới thiệu hoạt động- Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện.- HS thực hiện yêu cầu theo cá nhân / nhóm- Trình bày, thảo luận, nhận xét- Đánh giá, kết luận5

Cuộc sống đang không ngừng chuyển động, dạy học nói chung và dạy học trải nghiệm nói riêng đã không còn là phương pháp quá xa lạ trong việc định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Theo mục tiêu giáo dục hiện đại, năng lực để mỗi con người bước vào đời không chỉ bó hẹp ở kỹ năng ghi nhớ, tích lũy các kiến thức từ sách vở mà còn trải nghiệm thực tế, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để phần nào có những trải nghiệm chân thật, thú vị nhằm hiểu sâu hơn những kiến thức đã được học từ sách vở. Chính vì thế, với vai trò là những nhà giáo dục tiên phong, đội ngũ giáo viên kết hợp với Đoàn trường THCS & THPT Lê Lợi đã chủ động thiết kế hoạt động cũng như hướng dẫn cho học sinh tham gia các buổi tham quan – trải nghiệm với tinh thần “Học để biết, đi để hiểu”.

Với mục tiêu phát triển năng lực làm cho hoạt động trải nghiệm thành đường đi có đích.  Người xưa có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, cái “khôn” chính là sự hiểu biết về kiến thức, thấu cảm về những điều thiêng liêng, quý giá để hiểu dân tộc mình, yêu đất nước mình và chủ động hội nhập quốc tế. Đó là những thu nhận không thể có nếu chỉ nghe nói, xem qua phim ảnh. Chính vì lẽ đó, trường THCS & THPT Lê Lợi đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới nhằm thúc đẩy chất lượng học tập để đào tạo nên những con người năng động. Song nếu chỉ dừng ở tính thực tế của “giờ học thực tế” thì chưa đủ. Trải nghiệm sáng tạo khác với trải nghiệm đơn thuần.Vì trong đó cần hiệu quả sáng tạo của việc tổ chức đi và thu kết quả khi về.

Sau đây là một số hoạt động tham quan – trải nghiệm do nhà trường tổ chức gần đây:

 Bảo tàng Bình Thuận: Đến với khu di tích bảo tàng Bình Thuận,  các em học sinh trường THCS & THPT Lê Lợi không ngăn nổi sự hồ hởi, phấn khởi, chăm chú lắng nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh về 7 chuyên đề hiện vật, cổ vật, một số di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, lễ hội, lễ nghi tiêu biểu hiện đang trưng bày tại bảo tàng.

Đến với bảo tàng, các em được tiếp cận trực quan các di vật, hiện vật một cách sinh động, cảm nhận được giá trị của hiện vật trưng bày có niên đại trên nghìn năm tuổi thuộc văn hoá thời kỳ đồ đá, thời kỳ kim khí như: cuốc đá, dao đá, rìu đá, rìu đồng, mũi lao, mũi giáo, các sưu tập trang sức cổ... Đặc biệt là 2 bộ đàn đá cổ thuộc văn hoá Đa Kai và văn hóa Sa Huỳnh; tiếp đến là gian trưng bày văn hóa Chăm; văn hóa các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với nhiều hiện vật, lễ hội đặc sắc của từng tộc người; các bộ sưu tập cổ vật tàu đắm phát hiện tại hai vùng biền Bình Thuận và Cà Mau. Điều đặc biệt là các em rất thích thú, háo hức, tò mò khi được tham quan chiếc máy bay A37 do Mỹ chế tạo và sử dụng trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, đây là chiến lợi phẩm của quân dân ta thu được trong một trận đánh lớn ở sân bay Đà Nẵng từ ngày 26/3 đến ngày 29/3/1975.

Trong quá trình tham quan, học tập các em ghi chép rất cẩn thận, được trải nghiệm trả lời nhanh những câu hỏi liên quan đến di sản văn hóa đia phương do thuyết minh viên đặt ra trong hành trình của buổi tham quan. Đây là một hình thức học tập, trải nghiệm rất thú vị, khơi gợi được niềm đam mê, tạo động lực để các em học tập và sáng tạo, phát triển kỹ năng, tự ghi chép kiến thức, phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh. Bên cạnh đó, dạy học thông qua di sản văn hóa bằng hình thức trực quan sinh động, trải nghiệm thú vị còn góp phần phát triển một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng độc lập sáng tạo, kỹ năng hợp tác, kỹ

năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin,…

 Khu di tích Poshainư – Bình Thuận: Tại đây, các em học sinh được tham quan, quan sát và tìm hiểu cụ thể về đặc điểm kiến trúc xây dựng của người Chăm với thiết kế của những ngôi tháp tại khu di tích. Điều quan trọng, là các em đã thu nhận thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam thông qua những thông tin về mục đích xây dựng ngôi đền:

+ Khoảng cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ thứ IX đền được xây dụng  nhằm thờ thần Shiva – vị thần Ấn Độ giáo được sung bái và tôn kính.

+ Đến thế kỉ XV xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Poshainư. Công chúa Poshainư [con vua Para Chanh] là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý.

Đồng thời, nhờ vào hoạt động tham quan này mà các em học sinh biết thêm về một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam được công nhận vào năm 1991, góp phần cho quá trình hội nhập, giới thiệu đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước và mở rộng mối quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới.

SeaLinks City: Tham quan, trải nghiệm tại khu nghỉ dưỡng Sealinks Mũi Né Bình Thuận, học sinh trường THCS & THPT Lê Lợi được tự mình trải nghiệm những hoạt động như tham gia các trò chơi thi đua đội nhóm do đoàn trường thiết kế tổ chức: đá bóng vào gôn, cướp cờ, chèo thuyền trên cạn,…Kế tiếp là hoạt động bơi lội, tìm hiểu thông tin về tổng thể khu nghỉ dưỡng Sealinks. Bên cạnh đó, các em còn được tham quan toàn bộ khuôn viên cùng khu mua sắm của khách sạn 5 sao được di chuyển bằng xe điện.

Đặc biệt, cảm giác được tự mình trải nghiệm học và chơi môn thể thao đánh golf là một trải nghiệm khó quên và để lại trong mỗi em học sinh là một niềm mong mỏi được thêm một lần đến và trải nghiệm thực tế tại Sealinks Mũi Né. Chuyến tham quan – trại nghiệm tại đây như một dịp để các em thư giãn sau những giờ học trên lớp. Song song đó, đây còn là cơ hội để các em rèn luyện một số kỹ năng như phối hợp đồng đội, kỹ năng tự thân vận động, kỹ năng lắng nghe – phản hồi thông tin hiệu quả thông qua hoạt động giới thiệu về Sealinks của các cô thuyết minh viên.

Với sự cố gắng của nhà trường và sự ủng hộ từ phía cha mẹ học sinh, trong năm học 2020 – 2021 gần 1.500 học sinh của trường THCS & THPT Lê Lợi đã được tham quan, trải nghiệm tại SeaLinks Mũi Né - Khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Việt Nam.

Vườn nấm và vườn rau thủy canh: “Một ngày làm nông dân” có lẽ là một trong những trải nghiệm ấn tượng và giá trị nhất đối với các em học sinh trường THCS & THPT Lê Lợi. Bởi lẽ, đến với hai địa điểm này, các em không chỉ được nghe cô, chú giới thiệu thông tin về vườn; cung cấp kiến thức về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc mà còn được tận mắt quan sát quy trình gieo trồng rau sạch đầy khoa học và hiện đại mà trước giờ các em chỉ được nghe qua lời giảng của thầy, cô trên lớp trong bộ môn Sinh học – Công nghệ.

Bên cạnh đó, việc tự tay trải nghiệm cảm giác thu hoạch nấm, rau quả tại vườn mang lại cho các em niềm vui sảng khoái khi được hóa thân làm một người nông dân thực thụ và đâu đó có chút tự. Hoạt động tham quan – trải nghiệm tại vườn nấm và vườn thủy canh như một cơ hội để các em kiểm chứng, đánh giá những kiến thức mà trước đó mình chỉ được học thông qua sách vở, được trải nghiệm với vai trò người nông dân để phần nào hiểu được nỗi vất vả cả về công sức lẫn tinh thần mà họ đã trải qua để tạo ra những thực phẩm đạt chất lượng nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Từ những nhận thức được đánh thức ấy, các em sẽ hình thành cho mình một lối sống tiết kiệm, biết ơn và trân quý những người đã âm thầm tạo ra những sản phẩm nhằm phục vụ và duy trì đời sống con người.

Không chỉ thiết kế và tạo sân chơi cho các em học sinh trải nghiệm, đội ngũ giáo viên trường THCS & THPT Lê Lợi còn đồng hành trải nghiệm cùng các em như những người cộng sự đắc lực với khát khao ươm mầm trải nghiệm, gặt hái kỹ năng. Chắc chắn làm thầy “dạy trải nghiệm” sẽ khổ hơn thầy “dạy bình thường” nhưng với tình yêu thương những cô, cậu học trò nhỏ cùng trái tim nhiệt huyết với nghề giáo, đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên trường THCS & THPT Lê Lợi luôn tìm cách để học trò của mình có được những trải nghiệm thực tế nhằm phát triển tư duy đào sâu phân tích, lí giải khoa học và nâng cấp được tầng nhận thức của cá nhân.

Từ những điều đã được mắt thấy tai nghe, các em học sinh tiếp tục được khơi nguồn để đầu nghĩ và tay làm, nhằm tạo nên các sản phẩm học tập sáng tạo góp phần xây dựng nền móng sơ khởi cho tương lai sau này của chính các em.

Video liên quan

Chủ Đề