Các mô hình cấu trúc nhân cách

TIỂU LUẬN một số mô HÌNH cấu TRÚC NHÂN CÁCH TIỂU BIỂU TRONG tâm lý học và vấn đề xây DỰNG mô HÌNH NHÂN CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [132.1 KB, 24 trang ]

MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC NHÂN CÁCH TIÊU BIỂU TRONG
TÂM LÝ HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÂN CÁCH
NGƯỜI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga L.X.Vưgốtxki đã từng khẳng định: vấn
đề nhân cách và phát triển nhân cách là vấn đề tập trung cao nhất của toàn bộ tâm
lý học. Trong nghiên cứu nhân cách, vấn đề cấu trúc nhân cách lại là vấn đề trung
tâm bởi lẽ nó chỉ ra những yếu tố tương đối ổn định trong tâm lý con người, chỉ
ra cách mà các yếu tố này liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau và chi phối
hành vi của con người. Do đó, cấu trúc nhân cách tạo ra công cụ thao tác trong tư
duy và hành động thực tiễn. Nhà nghiên cứu dựa trên mô hình cấu trúc nhân cách
mà tiến hành thu thập, mô tả, lý giải các hiện tượng tâm lý đa dạng của con người
và cũng trên mô hình cấu trúc nhân cách đưa ra các định hướng, chiến lược và
biện pháp can thiệp nhằm thay đổi tâm lý và hành vi cá nhân.
Hiện nay, trong các lý thuyết tâm lý học tồn tại nhiều mô hình cấu trúc nhân
cách do chỗ các nhà nghiên cứu khi đề xuất mô hình đều xuất phát từ mục đích
riêng của mình. Mỗi mô hình đều gắn với mục đích và nhiệm vụ cụ thể mà nhà
nghiên cứu giải quyết. Việc nghiên cứu và đề xuất các mô hình mới về cấu trúc
nhân cách có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo thêm những công cụ mới cho tâm
lý học trên con đường khám phá và can thiệp vào đời sống tâm lý đầy bí ẩn của
con người. Trong phạm vi bài tiểu luận này, xin được đề cập đến một số mô hình
cấu trúc nhân cách tiêu biểu trong tâm lý học, trên cơ sở đó chỉ ra những vấn đề
có tính chất nghiên cứu trong xây dựng mô hình nhân cách người Việt Nam giai
đoạn hiện nay.

1


1. Một số mô hình cấu trúc nhân cách tiêu biểu trong tâm lý học
Cấu trúc nhân cách là luận điểm trung tâm của bất kỳ lý thuyết nhân cách
nào. Nó gắn với các đặc điểm tương đối bất biến mà con người thể hiện trong các


tình huống khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Các đặc điểm ổn định này đóng
vai trò là những thành phần cơ bản tạo nên tâm lý người. Với ý nghĩa này chúng
tương tự như những khái niệm “nguyên tử” và “tế bào” trong các khoa học tự
nhiên – cái kiến tạo nên các sự vật và các cơ thể sống. Tuy nhiên các luận điểm
cấu trúc nhân cách về bản chất mang tính giả định ngặt.
Để dễ thao tác các nhà nghiên cứu đề xuất luận điểm cấu trúc nhân cách
dưới dạng những mô hình cấu trúc nhân cách. Mô hình cấu trúc nhân cách là sự
giả định về các yếu tố tương đối ổn định trong tâm lý con người, về cách mà các
yếu tố này liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau và chi phối hành vi của con
người. Mô hình hướng đến lý giải những sự kiện xác định được quan sát từ hiện
thực và làm cơ sở cho việc đưa ra các can thiệp vào hiện thực. Thông thường, khi
nghiên cứu về nhân cách, bất cứ nhà tâm lý học nào cũng hướng đến việc xác
định một mô hình cấu trúc nhân cách cụ thể, từ đó xác định các phương pháp
nghiên cứu và các biện pháp tác động nhằm hướng đến mô hình cấu trúc nhân
cách đó trong thực tế. Có thể khái quát một số hướng nghiên cứu cơ bản trong
tâm lý học về mô hình cấu trúc nhân cách như sau:
1.1. Mô hình cấu trúc nhân cách trong tâm lý học phương Tây
Tổng kết các công trình nghiên cứu về nhân cách ở phương Tây, R. Meili đã
nêu ra 3 loại mô hình về nhân cách: mô hình phân kiểu học, mô hình nhân tố và
mô hình động thái. Dĩ nhiên những mô hình đó không thể là những mô hình tuyệt
đối, chúng không thể chứa đựng những thành phần nào đó mà các mô hình khác
cũng có ở mức độ như nhau. Sự khác biệt giữa các mô hình trên đây trước hết là ở
sự khác biệt giữa các đặc tính trung tâm của chúng.
Mô hình phân kiểu học [W.H. Sheldon, E. Kretschmer, C.G. Jung] là sự tri
giác toàn bộ nhân cách và sau đó quy tính đa dạng của các hình thức cá thể vào
một số lượng không lớn các nhóm, được thống nhất lại xung quanh một kiểu đại
diện [hay tiêu biểu]. Tiếp theo sau công việc chuẩn bị nhằm mô tả và phân loại,
2



cần phải giải thích tại sao lại có thể phân nhóm như vậy, và phải xác định các biến
số cho phép mô tả đặc điểm của mỗi kiểu. Kretschmer và Sheldon đã đưa ra các
nhân tố thể tạng, mà cho đến nay vẫn còn chưa rõ ràng. Jung cũng lấy nhân tố
sinh lí làm cơ sở cho sự phân chia của mình thành các kiểu nhân cách hướng nội
và hướng ngoại, nhưng ông đã xem xét quá trình hình thành chúng trên bình diện
động thái. Mặc dù không nên đánh giá xấu những kết quả nghiên cứu của các nhà
phân kiểu học như một số người ủng hộ môn đo lường tâm lí [tâm trắc] đã làm,
nhưng cho đến nay quan niệm phân kiểu học vẫn chưa cho phép ta thu được một
biểu tượng chính xác về cấu trúc của nhân cách.
Mô hình nhân tố [J.P. Guiford, H.J. Eysenck, R.B. Cattell] đã xích gần đến
mô hình kinh điển về nhân cách, xem nhân cách như là một tổng hoà các phẩm
chất bẩm sinh. Phương pháp nghiên cứu theo quan niệm này có nhiệm vụ phải
vạch ra bằng những đo lường khách quan các thông số cơ bản của nhân cách.
Nhưng các kết quả nghiên cứu đã vượt ra khỏi quan niệm khởi đầu. Guilford, và
đặc biệt là Eysenck, với những thứ bậc các nhân tố của mình, ông đã bị xếp vào
lập trường của các nhà phân kiểu học trong một mức độ nào đó. Mặt khác, Cattell
đã buộc phải đưa ra khái niệm “động lực tâm lí” để giải thích một loạt các nhân tố
của mình. Những kết quả này, dù là chưa hoàn thiện, còn có tính chất bước đầu,
thì chúng cũng chỉ ra rằng: các thông số nhất định về thể trạng là cơ sở của cấu
trúc nhân cách.
Ít nhất, về nguyên tắc thì các quan niệm phân kiểu học và nhân tố đều có tính
chất thống kê. Các kiểu và nhân tố đều có nhiệm vụ mô tả hình thức của nhân
cách. Trái lại, mô hình động thái lại xuất phát từ biểu tượng về những lực, mà sự
tác động qua lại của chúng với nhau và với môi trường bên ngoài đã tạo nên cấu
trúc của nhân cách. Dưới dạng hiện đại của mình, lí thuyết này có nguồn gốc phân
tâm học, nhưng nó đã được phát triển trên một cơ sở rộng lớn hơn nhờ các nhà
tâm h học như H.A. Murray [1938], O.H. Mower [1944], J. Nuttin [1955] v.v…
Xuất phát từ lí thuyết Gestalt, độc lập với phân tâm học, K. Lewin [1935] đã đề ra
những quan niệm động thái mà sau này đã khiến E.C. Tolman [1952] tiến hành
những nghiên cứu có hệ thống. Năm 1947, G. Murphy đã viết cuốn “Một quan


3


điểm sinh vật – xã hội đối với nhân cách” [New York, Harper, 1947], trong đó
tổng hợp tất cả những tri thức tâm lí học có liên quan đến động thái của nhân
cách. Nhưng tất cả những lí thuyết đó đều đã không đề ra các biến số có thể kiểm
tra được dễ dàng bằng thực nghiệm, và đều không được xem xét gắn liền với
những vấn đề của tâm lí học sai biệt.
Ở một góc độ tiếp cận khác, cũng có thể thấy trong các lý thuyết tâm lý học
phương Tây ngày nay có một số kiểu xây dựng mô hình cấu trúc nhân cách sau:
Mô hình “tranh ghép”: Để mô tả nhân cách các nhà nghiên cứu đề xuất một
kiểu tranh ghép từ các khái niệm – các nét nhân cách. Nét nhân cách được xem
xét như một chất lượng ổn định hay một khuynh hướng cư xử theo một cách nhất
định trong các tình huống khác nhau. Ở đây có một sự tương đồng với những định
nghĩa thông thường khi người ta nói về những hành vi ứng xử đặc trưng của một
người nào đó. Những ví dụ phổ biến về nét nhân cách là: tính xung động, tính
trung thực, tính nhạy cảm, tính e thẹn. Gordon Allport, Raymond Cattell, Hans
Eysenck - ba đại diện nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu các nét nhân cách, cho
rằng tốt nhất nên trình bày bằng sơ đồ cấu trúc nhân cách dựa trên các chất lượng
giả định - những chất lượng tạo cơ sở cho hành vi. G.Allport, R.Cattell và H.
Eysenck phân biệt 16 cặp nét nhân cách bao gồm: 1] đóng – mở; 2] duy lý – phi
lý; 3] không ổn định về cảm xúc - ổn định; 4] quy thuận – lãnh đạo; 5] nghiêm
túc – cạn nghĩ; 6] có tính toán, tháo vát - thực hiện tận tâm; 7] thận trọng – tìm
kiếm phiêu lưu; 8] thô lậu - nhạy cảm; 9] cả tin – đa nghi; 10] thực tế - mơ
mộng; 11] thẳng thắn – ranh mãnh; 12] tự tin – hay lo sợ; 13] bảo thủ - thích thử
nghiệm; 14] phụ thuộc người khác - độc lập; 15] không điều khiển được – có thể
điều khiển được; 16] thư thả - căng thẳng. Dựa theo 16 cặp nét nhân cách này
có thể vẽ được “chân dung tâm lý” của từng con người cụ thể. R.Cattell sau
này còn đề cập đến loạt 16 cặp nhân tố cấu thành – được coi là nét đặc trưng
của nhân cách gồm các nhân tố được ký hiệu: A, B, C, E, F, G, H, I, L, M, N,


O, Q1, Q2, Q3 và Q4.
Mô hình kiểu nhân cách: ở một mức độ phân tích khác, cấu trúc nhân cách
được mô tả nhờ vào luận điểm kiểu nhân cách. Kiểu nhân cách được mô tả dưới
4


dạng một tập hợp nhiều nét khác nhau tạo thành một phạm trù độc lập với các giới
hạn phân định rõ ràng. So với các luận điểm xem xét cấu trúc nhân cách từ góc
độ các nét nhân cách thì các luận điểm này hàm chỉ những đặc điểm hành vi ổn
định và khái quát hơn. Do lẽ con người có nhiều nét khác nhau, thể hiện ở nhiều
mức độ khác nhau, nên họ được mô tả như là thuộc về một kiểu nhất định.
W.H.Sheldom, E.Kretschmer, C.G.Jung đi theo hướng nghiên cứu này. C. G. Jung
chia con người làm 2 phạm trù: hướng nội và hướng ngoại. E.Spranger, dựa trên
định hướng giá trị của cá nhân, nói đến 6 kiểu nhân cách: người lý thuyết, người
chính trị, người kinh tế, người thẩm mỹ, người vị tha và người tôn giáo. P.Drucker
phân biệt: người tâm linh, người trí tuệ, người tâm lý, người kinh tế và người
hùng. C.Horney, theo định hướng giá trị trong quan hệ người - người, phân biệt:
người nhường nhịn, người công kích và người hờ hững.
Mô hình tầng bậc: các lý thuyết nhân cách được phân biệt với nhau theo
các luận điểm được sử dụng để mô tả cấu trúc nhân cách. Một số nhà lý luận đưa
ra những cấu trúc được xây dựng đặc biệt phức tạp và cặn kẽ trong đó các bộ
phận cấu trúc liên kết với nhau bởi vô số con đường. Cấu trúc nhân cách do
S.Freud đề xuất gồm 3 tầng: Id [cái Nó], Ego [cái Tôi] và Super Ego [cái Siêu
Tôi], là một ví dụ về cách mô tả cấu trúc nhân cách theo tầng bậc đặc biệt phức
tạp. Id là cái thùng chứa năng lượng tâm thần, là cái chảo sục sôi những khát
vọng, bản năng, hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, nghĩa là yêu cầu được thỏa
mãn ngay tức khắc những khát vọng, bản năng. Ego được hình thành do áp lực
của thực tại bên ngoài tới toàn bộ khối bản năng và ham mê. Ego tuân theo
nguyên tắc của nhu cầu thực tại. Con người phải dùng một năng lượng đáng kể để
kiềm chế và kiểm soát những phi lí của Id. SuperEgo được hình thành do kết quả


nhập tâm của những lời dạy bảo của gia đình, những ảnh hưởng của nền giáo dục,
của nền văn hóa. Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc phê phán và nguyên tắc kiểm
duyệt. Cả ba khối này nếu được chuẩn mực phải ở trạng thái thăng bằng tương
đối. Lúc ấy nhân cách phát triển bình thường. Nhưng cả ba khối này luôn luôn
xung đột và mâu thuẫn với nhau. Sự xung đột này chính là cơ chế hoạt động tinh
thần con người.
5


Mô hình 5 nhân tố lớn: Mô hình này xuất phát từ những nghiên cứu về từ
vựng của G.W.Alloprt và H.S. Odbert [1936] cùng với sự phát triển của phương
pháp phân tích nhân tố đã phát triển thành ghi chép nhân cách dựa vào 5 nhân tố.
Tiếp theo các nghiên cứu của E.C.Tupes và R.E.Christal [1961] rồi W.T.Norman
[1963]. Phân tích thuật ngữ đặc điểm được tiến hành bắt đầu bằng cách tìm trong
từ điển những từ vựng được sử dụng để mô tả nhân cách. Sau đó các nghiệm thể
tự đánh giá mình và những người khác qua những đặc điểm này. Phân tích yếu tố
kết quả thu được với mục đích xem những đặc điểm nào đi cùng nhau Norman đã
tìm thấy 5 yếu tố nổi bật của nhân cách. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu khác
nhau, tiến hành khảo sát lại những nguồn dữ liệu khác nhau, với các mẫu khác
nhau và với những công cụ khác nhau cũng phát hiện ra 5 yếu tố lớn của nhân
cách [Jonh]. Người ta cũng tìm thấy độ tin cậy và độ giá trị của 5 yếu tố và các
yếu tố này khá ổn định ở lứa tuổi trưởng thành [McCrae và Costa].

L.R.

Goldberg trên cơ sở xem xét lại bản chất ý nghĩa tâm lý của các yếu tố, đã đi đến
chỗ coi 5 nhân tố là mô hình có thể ghi chép một cách bao quát về nhân cách vượt
qua sự phân loại đơn thuần về đặc tính từ ngữ. Năm 1981, sau khi tổng hợp các
nghiên cứu của những người khác và của chính ông đã đề nghị lấy tên gọi 5 yếu
tố đó là "Big - Five". Tên của mỗi yếu tố lớn này được mỗi tác giả đặt một cách


khác nhau, nhưng chúng có cùng điểm chung là mô tả nhân cách. Goldberg gọi 5
yếu tố đó là Sức sống [Surgency]; Tán thành [agreeableness]; Tận tâm
[Conscientiousness]; ổn định tình cảm và trí tuệ. Còn theo McCrae và Costa thì 5
yếu tố đó là Hướng ngoại; Tán thành [agreeableness]; Tận tâm [Conscientiousness],
nhạy cảm [Neuroticism] và sẵn sàng trải nghiệm [Opennes to experience]. Botwin và
Buss [1989] lại đề nghị 5 yếu tố Hướng ngoại; Tán thành [agreeableness]; Tận tâm;
Tình cảm bất ổn định [Emotional instability]; và Văn hoá [Culture]...Nhưng tên của
5 yếu tố được nhiều người tán thành nhất là Nhạy cảm, Hướng ngoại, Sẵn sàng trải
nghiệm, Tán thành và Tận tâm.
Có thể thấy xu hướng đề xuất mô hình cấu trúc nhân cách của các nhà tâm
lý học phương Tây có tính ứng dụng rất cao. Các yếu tố của mô hình đó được
mô tả, khái quát thông qua các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể. Do đó, đi liền
6


với các mô hình cấu trúc nhân cách là các phương pháp đo lường các yếu tố
trong mô hình đó, đặc biệt là các trắc nghiệm khách quan. Vì vậy, các mô hình
cấu trúc nhân cách trong tâm lý học phương Tây có khả năng ứng dụng mạnh
mẽ trong nghiên cứu và đo lường nhân cách. Tuy nhiên, các mô hình đó đều
xây dựng trên một quan niệm, một hướng nghiên cứu nào đó của tác giả nên
không bao quát được tính đa dạng, tính tổng thể của nhân cách.
1.2. Mô hình cấu trúc nhân cách trong tâm lý học Xô Viết
Khi xem xét nhân cách trong quá trình hoạt động hiện thời thì cấu trúc của
nhân cách với tư cách là yếu tố chủ thể hoạt động có tính quyết định ảnh hưởng
đến sự thúc đẩy hành vi, hình thức giao tiếp, đến hoạt động nói chung và cũng
ảnh hưởng đến các trạng thái của nhân cách. Việc nghiên cứu về cấu trúc của
nhân cách đã trở thành nhiệm vụ trung tâm của tâm lí học Xô viết. Đây cũng
thường là điểm đụng độ gay gắt của các quan điểm mâu thuẫn nhau trong tâm
lí học về nhân cách. Tình hình đó đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận
vấn đề này. Những công trình xung quanh Ananhiep được coi là đi đầu trên


lĩnh vực này. Chính Ananhiep đã dày công xây dựng những tiền đề phương
pháp luận – phương pháp nghiên cứu về cấu trúc nhân cách. Trong phạm vi
này, năm 1966, Norakide viết rằng, ngay khi xuất hiện, khoa học tâm lí đã nhận
ra rằng nhân cách không chỉ biểu hiện một số lượng mà đồng thời còn biểu
hiện một cấu trúc. Cấu trúc này chứa đựng những quy luật chung. Những hiểu
biết về những quy luật chung của cấu trúc nhân cách là điều cần thiết bắt buộc
khi nghiên cứu về kiểu loại riêng của nhân cách. Nhà nghiên cứu Xô viết này
khẳng định rằng tâm lí học tư sản phương Tây không thể đạt đến sự mô tả đa
diện về đời sống tâm lí của nhân cách trong thể thống nhất có tính toàn vẹn cấu
trúc của nó mà chỉ đưa ra những giải thích đơn lẻ, bộ phận chi tiết. Ananhiep
và Palai [1970] đã nghĩ rằng điểm đối chứng của vấn đề này là mối tương tác
của tính sai biệt và tính tích hợp [thâm nhập vào nhau]. Điều này cũng bộc lộ
chẳng hạn tổng quan niệm của Allport, Doktrin cho rằng nhân cách cần được
coi là tổng cộng lại từ hàng ngàn kĩ xảo độc lập, chuyên biệt và qua đó cũng
bộc lộ về tình hình phát triển của tâm lí học sai biệt trên lĩnh vực lí luận về các
7


thuộc tính cơ bản và các kiểu hệ thần kinh. Cái thống trị ở đây là tính sai biệt,
mà đặc biệt về phương pháp nghiên cứu đã có thể khăng định là không có khả
năng tìm ra kiểu chung của hệ thần kinh qua việc đo từng thông số. Vì vậy có
thể sai lầm khi nói rằng chỉ tồn tại những kiểu thành phần. Cũng như vậy,
người ta có thể sai lầm trên lĩnh vực mô hình nhân cách và mô hình trí tuệ yếu
tố hoá [theo phương pháp phân tích yếu tố]. Trong hệ thống quan niệm của họ,
Burt, Thurtorne và Cattell xem cấu trúc là một liên kết về mặt nội dung theo
các thông số tự thân, dù có thể có những tác động qua lại của các thông số đó
như là một hệ thống mạng lưới nhận biết.
Chéplốp [1961] và Platônốp [1961] cho rằng sự tiếp cận các thuộc tính
nhân cách là sự tiếp cận hình thức khái quát [khả năng là hoạt động khái quát,
nét tính cách là động cơ tổng hợp] theo quan niệm của Rubinstein. Năm 1947,


Ananhiep phát biểu rằng có hai nguyên tắc đặt cơ sở xây dựng cấu trúc nhân
cách và thể hiện một trường họp riêng lẻ của quy luật cấu trúc chung của nhân
cách và các thuộc tính của nó. Theo nguyên tắc phân lớp thì những đặc trưng
xã hội chung của nhân cách phải được sắp xếp thành từng đặc trưng tâm – sinh
lí và xã hội. Theo nguyên tắc điều hoà thì dù các tương tác có vị trí xác định
tương đối đối với các đại lượng tuyến tính với nhau, thì cũng là cái đại diện
cho nhân cách, chẳng hạn các thái độ và hình thức hành vi cũng như tổ hợp các
định hướng giá trị. Dù trong quan niệm cấu trúc nhân cách còn phải bổ sung
chỗ này chỗ kia, song bản thân khái niệm cấu trúc nhân cách không có sự khác
nhau. Quan điểm đặt nền tảng cho nghiên cứu cấu trúc nhân cách là “Cấu trúc
là một liên hệ và quan hệ qua lại bền vững có quy luật của bộ phận và phần tử
của toàn thể, của hệ thống”. Cấu trúc này tồn tại bền vững bất luận sự thay đổi
thường xuyên của bộ phận và bản thân toàn thể. Cấu trúc này chỉ thay đổi khi
cái toàn thể có một nhảy vọt về chất lượng.
Đặc biệt, năm 1969, chính Platonov đã chỉ ra những sai lầm cần được
khắc phục của một quan niệm cho cấu trúc chỉ là một khối các của các phần tử
và do đó rơi vào mảnh đất của thuyết chức năng tâm lí. Và cũng sai lầm, phiến
diện nếu chỉ quan tâm đến quan hệ giữa các yếu tố nằm trong tâm điểm hay chỉ
8


thấy cái toàn thể mà không thấy các quan hệ tương tác giữa bộ phận và toàn thể
[như trong tâm lí học Gestalt]. Từ đó, Platonov đã kết luận rằng, cấu trúc là sự
thống nhất các phần tử của nó, các mối quan hệ của những phần tử này và của
toàn thể, và các mối liên hệ của các phần tử với toàn thể, trong đó phải chú
trọng nhất đến mối quan hệ giữa các phần tử với toàn thể trong cấu trúc nhân
cách. Chính vấn đề các yếu tố cấu trúc của nhân cách đang là trung tâm của
những tranh luận hiện nay trong tâm lí học nhân cách. Ở đây có quan niệm xếp
cả những đặc điểm sinh lí và những chỉ số của các quá trình và trạng thái tâm lí
vào cấu trúc của nhân cách. Điều này là mâu thuẫn với sự xác định khái niệm


nhân cách mà trong đó có các đặc điểm như tính định hướng, thái độ, xu
hướng, các thuộc tính tính cách, năng lực. Kiểu cá nhân được xếp vào đại
lượng tâm – sinh lí của lớp các thuộc tính khởi thuỷ bởi vì các đặc điểm cá
nhân phần nhiều được truyền lại thông qua đặc điểm xã hội của nhân cách. Cấu
trúc của các cá nhân là dưới dạng những đặc điểm chung nhất, là những đặc
điểm và tổ hợp cơ bản đối với hoạt động sống và hành vi.
Quan niệm coi nhân cách tương tự như cơ thể của con người, và do đó nó
cũng cần có một “bộ khung” là không thích hợp ở đây. Nếu ở đây đề cập đến
vấn đề mối tương quan của cái sinh vật và cái xã hội dưới dạng đặc biệt hoá,
thì liệu với tư cách là cơ sở của những thông số sinh lí học có liên quan đến
bình diện phẩm chất đối với vấn đề cấu trúc nhân cách hay không, ngay cả khi
giả định rằng có sự tồn tại biện chứng của nó trên bình diện tâm lí học.
Trong tâm lí học nhân cách Xô viết có nhiều lí thuyết khác nhau về cấu
trúc nhân cách. Sau đây đề cập đến một số quan điểm đại diện.
Quan niệm của Côvaliốp [1970] xem nhân cách như một liên kết của
những tiểu cấu trúc phức hợp sau:
Khí chất [tiểu cấu trúc các thuộc tính tự nhiên]; Xu hướng theo nghĩa tính
định hướng [hệ thống nhu cầu, hứng thú, lí tưởng]; Năng lực [hệ thống các
thuộc tính trí tuệ, ý chí và xúc cảm].
Những tiểu cấu trúc này được hình thành phù hợp với các yêu cầu hoạt
động, trong quá trình của hoạt động nhờ mối liên kết phù hợp yêu cầu của các
9


thuộc tính tâm lí. Dưới quan điểm cấu trúc này, theo Ananhiep thì sự chuyển từ
các quá trình tâm lí sang các trạng thái tâm lí và từ các trạng thái tâm lí đó sang
các thuộc tính tâm lí là có kết quả nhất. Tương tự, một số tác giả khác cũng
xem cấu trúc nhân cách như là sự thống nhất động của năng lực, khí chất, tính
cách và những quan hệ có ý thức biểu hiện trong quan điểm, nguyên tắc, hứng
thú và khuynh hướng.


Có một quan niệm khác về cấu trúc nhân cách không giống với quan niệm
của Côvaliốp là quan niệm do Miaxisep nêu ra vào những năm 1938 – 1960.
Trong tâm lí học về các quan hệ do ông xây dựng, Miaxisep đã xác định nhân
cách qua các mặt sau:
Tính định hướng: Thuộc tính này tác động đến các quan hệ tích cực hay
tiêu cực được xác định bởi thực tế xã hội mà nhân cách tồn tại trong đó, trên
các mặt của hiện thực bao gồm: quan điểm, niềm tin, giá trị, khuynh hướng,
hứng thú, mục đích và động cơ hoạt động. Trong đề cương tâm lí học nhân
cách của Miaxisep, nhân cách được đặt ngang với trình độ cao nhất của hình
ảnh tâm lí, với hệ thống quan hệ ấy.
Trình độ của kinh nghiệm, bao gồm: Mức độ rộng lớn của các quan hệ xã
hội, tính phức tạp của các mối liên kết qua lại với hiện thực, chất lượng của sự
phản ánh hiện thực và thay đổi hiện thực. Mặt này của nhân cách hình như
tương đối độc lập với tính định hướng. Ở đây nhận thấy tác giả cố gắng đưa ra
các mặt đánh giá theo chuẩn chủ thể của nhân cách và đo đạc hiệu quả của nó
với tư cách là chủ thể của hoạt động.
Tính cấu trúc nhân cách. Trong khi xem xét và xác định về nhân cách thì
tính cấu trúc góp phần làm sáng tỏ tính toàn thể hay tính bộ phận, tính kết tụ
hay tính mâu thuẫn, tính bền chặt hay tính biến đổi, sâu sắc hay nông cạn của
chúng.
Động thái của khí chất. Mặt này của nhân cách được xác định qua mức độ của
tính cảm xúc, tính có thể kích thích, lực và tốc độ của các quan hệ.
Bốn mặt hay bốn phương diện vừa trình bày trên đây về cấu trúc nhân
cách nghiêng về việc nêu những nguyên tắc quan sát hay phương diện tiếp cận
10


nhân cách. Ở đây cấu trúc của nhân cách chỉ là một sự xác định có tính hình
thức theo nghĩa tính thống nhất và tính toàn vẹn và như thế thì chỉ bao gồm sự
xác định phát triển chức năng của con người. Điều này ngược lại với quan


niệm của Côvaliốp. Và như vậy thì tính định hướng, trình độ phát triển và động
lực đã có được một nơi tồn tại khác ở bên ngoài cấu trúc nhân cách.
Quan niệm của Platonov đại diện cho một cấp độ khác của sự tiếp cận tích
hợp đến cấu trúc nhân cách. Ông đã phân tích các hiện tượng tâm lí của nhân
cách thành các lớp rõ ràng. Platonov vẫn giữ lại các phạm trù quen thuộc: Quá
trình tâm lí, trạng thái tâm lí và thuộc tính tâm lí. Platonov cho rằng tất cả các
quan điểm về cấu trúc nhân cách vừa nêu [kể cả quan điểm của Merlin sắp
trình bày] không phù hợp với yêu cầu của khái niệm cấu trúc theo sự phân chia
thành phần tử và cấu trúc cơ bản ở những trình độ khác nhau, chúng cố định
hoá những liên kết giữa các yếu tố được tách ra với nhau cũng như giữa chúng
và nhân cách với tư cách một toàn thể. Trong công trình của mình, Platônốp đã
nghiên cứu trình độ tích hợp của các tiểu cấu trúc nhân cách nhờ việc xác định
khái niệm “cấu trúc chức năng động của nhân cách” được ông nêu lên nhiều
lần vào các năm 1961, 1965 và 1968, theo đó có thể kể đến 4 tiểu cấu trúc cơ
bản sau: Cấu trúc có nguồn gốc xã hội [tính định hướng, các quan hệ, thái độ đạo
đức. Kinh nghiệm [bề rộng và chất lượng của tri thức, năng lực, kĩ xảo và thói quen].
Đặc tính cá nhân của hình thức phản ánh [trong nghĩa những đặc điểm của các
quá trình tâm lí khác nhau. Cấu trúc có nguồn gốc sinh học [khí chất và những đặc
tính của cơ thể].
Những quan niệm này về cấu trúc nhân cách cũng có nhiều điều cần phải
suy nghĩ thêm. Nhưng điều đáng nói là sự vận dụng mô hình nhân cách của
Platônốp vẫn dừng lại ở việc mô tả bằng lời và không được kiểm tra giả thuyết
bằng thực nghiệm. Vì vậy, có cảm giác rằng sự phân nhóm thuộc tính nhân
cách của Platônốp trước tiên chỉ phục vụ cho sự hệ thống hoá các khái niệm,
thuộc tính được mô tả. Hơn nữa những tiêu chí làm căn cứ để phân loại các
hiện tượng tâm lí của nhân cách của Platônốp hình như ít được biện luân theo
tính cấu trúc hoà. Ở đây có thể nêu câu hỏi, tại sao phân chia theo nguyên tắc
11



phân tích điều kiện mà không theo đơn vị quan hệ cấu trúc được bắt nguồn từ
những liên kết chức năng của các phần tử cấu trúc. Có lẽ chính vì vậy mà
Anxưphêrốpva đã phê phán rằng, mô hình cấu trúc nhân cách của Platônốp
không làm bộc lộ được mối liên kết lẫn nhau giữa các cấu trúc bộ phận. Theo
bà, có lẽ việc nghiên cứu từ nguyên tắc thống nhất của nhân cách và hoạt động
đã được Platônốp ít diễn tả trong không gian nhiều chiều, cấu trúc nhân cách đã
được Platônốp nghiên cứu tách rời hoạt động. Hơn nữa trong quan điểm cấu
trúc nhân cách của Platônốp hoàn toàn vắng bóng những yếu tố như “cái tôi”.
Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, xu hướng tiếp cận cấu trúc nhân cách
đã dần thay thế bằng xu hướng tiếp cận hệ thống. Có thể nói đây là bước tiến
trong lí luận tâm lí học, đặc biệt trong tâm lí học nhân cách. Thực tế ở Liên Xô
người ta đã vận dụng quan điểm hệ thống trong các tác phẩm lí luận nhân cách
của V.N. Kuzmin, E. G. Iudin, I.V. Blauberg, B.N. Xadovxki và nhiều tác giả
khác. Điều này chứng tỏ sự cần thiết của việc nắm vững những nguyên tắc
chung của phân tích hệ thống để chuyển nó vào tâm lí học nhân cách. Trong
những năm gần đây, trong các quan niệm nhân cách khác nhau người ta đã vạch ra
những dấu hiệu của tính chất hệ thống. Những công trình của Đ. N. Uznadze, V.
E. Iadov, N. I. Népomniasaia, L.I. Bogiovie đã thể hiện điều đó. Đặc biệt trong 7
công trình viết tay chưa công bố khi A.N. Leonchiev còn sống, ông đã chỉ ra rằng
"nhân cách là phẩm chất hệ thống và vì vậy nó là phẩm chất cực nhạy".
A. V. Pêtrovxki cho rằng với quan điểm hoạt động, nhân cách có thể hiểu
chỉ trong hệ thống của mối liên hệ nhân cách bền vững. Những mối liên hệ này
tạo thành phẩm chất, của bản thân nhóm hoạt động. Những hoạt động nhóm
quy định những biểu hiện nhân cách, vị trí riêng của mỗi người trong hệ thống
mối liên hệ liên cá nhân và nói rộng trong hệ thống mối quan hệ xã hội. Trong
điều kiện của nhóm xã hội cụ thể, phẩm chất nhân cách thể hiện dưới hình thức
của những mối liên hệ qua lại liên nhân cách.
Hành vi của nhân cách hình thành trong điều kiện của hoạt động có đối
tượng và giao tiếp theo tính chất của mức độ phát triển của nhóm. Hành vi điển
hình của cá nhân diễn ra với tư cách là hành vi xã hội - tâm lí. Những mối liên


12


hệ liên nhân cách diễn ra vừa như mối quan hệ chủ thể - chủ thể [giao tiếp]
hoặc như mối quan hệ chủ thể - khách thể [hoạt động có đối tượng], và nhân
cách là chủ thể của những mối quan hệ này. Hoạt động và giao tiếp với tư cách
là hệ thống trọn vẹn của mối liên hệ cá nhân và hoàn cảnh xã hội của cá nhân
đó thể hiện trong mối liên hệ nhân cách. Trên cơ sở phân tích hệ thống mối liên
hệ liên nhân cách, A.V. Petrovxki hiểu nhân cách là chủ thể của hệ thống bền
vững tương đối của mối quan hệ chủ thể- khách thể - chủ thể và chủ thể - chủ
thể - khách thể thể hiện trong hoạt động và giao tiếp và có ảnh hưởng đến
những người khác. Các quan niệm nhân cách như vậy sẽ tháo gỡ được sự đối lập
nhân cách với hoàn cảnh xã hội, với nhóm xã hội, và cho phép xem xét một cách
hiện thực nhân cách với bước tiếp cận hệ thống. Điều đó có nghĩa là, trong sự thống
nhất với điều kiện của hoàn cảnh xã hội, nhân cách được phát triển và tự khám phá
ra mình với tư cách là chủ thể của mối quan hệ qua lại với nội dung đối tượng của
hoạt động và với những người khác. Với quan niệm nhân cách như vậy, A. V.
Petrovxki đã chia ra ba loại tính chất của tồn tại cá nhân do thành phần khái quát xã
hội, bản thân cá nhân và mối liên hệ giữa chúng.
Mặt đầu tiên là thuộc tính nhân cách bên trong. Nhân cách được xem xét
với tư cách là tồn tại do bản thân của chủ thể, trong không gian bên trong của
tồn tại cá nhân.
Mặt thứ hai là thuộc tính nhân cách ngoài cá nhân. Hình thức tồn tại của
nhân cách và quy định nhân cách là không gian của mối liên hệ liên nhân cách.
Nhân cách diễn ra trong nhóm và phẩm chất nhóm diễn ra thông qua từng cá
nhân. Mặt này bao gồm những hoạt động và giao tiếp của cá nhân đối với sự
vật và đối với người khác.
Mặt thứ ba là thuộc tính hệ thống cá nhân của nhân cách. Hình thức tồn tại của
nhân cách cũng ở ngoài cá nhân, thể hiện sự đánh giá của xã hội, của người khác
đối với nhân cách. Ở mặt này, cá nhân dù chết đi nhân cách vẫn còn.


Nếu quan niệm ba mặt trong hệ thống nhân cách như trên thì sẽ xuất hiện
vấn đề giữa nhân cách và cá nhân không có sự đồng nhất. Nhân cách tồn tại
không cần sự có mặt của cá nhân. Liệu điều này có thể chấp nhận được không?
13


Có thể chấp nhận luận điểm này nếu tính đến ý nghĩa to lớn của nó trong việc
vận dụng quan điểm của C. Mác về bản chất con người: trong tính hiện thực,
bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Đồng thời luận điểm này
giải quyết được cơ bản một số vấn đề lí luận nhân cách cũng như vận dụng nó
vào thực tiễn công tác giáo dục.
1.3. Mô hình cấu trúc nhân cách trong tâm lí học Việt Nam
Kế thừa những thành tựu của tâm lý học thế giới, đặc biệt là của nền tâm
lý học Xô Viết, các nhà tâm lý học Việt Nam cũng đề cập nhiều đến mô hình
cấu trúc nhân cách. Có thể nêu ra một số quan niệm về mô hình cấu trúc của
nhân cách có liên quan đến quá trình giáo dục – đào tạo và nhìn chung được
nhiều người chấp nhận, như sau:
Quan niệm coi nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản là: nhận thức [bao
gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ], rung cảm [tình cảm và thái độ] và ý chí
[phẩm chất ý chí, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen].
Quan niệm coi nhân cách bao gồm 4 tiểu cấu trúc: xu hướng [thế giới
quan, lí tưởng, hứng thú, tâm thế…], kinh nghiệm [tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,
thói quen], đặc điểm của cảm xúc tình cảm], các thuộc tính sinh học quan trọng
[khí chất, giới tính, lứa tuổi, các đặc điểm bệnh lí, v.v…]
Quan niệm nhân cách có nhiều tầng: tầng “nổi”, sáng tỏ [bao gồm ý thức, tự ý
thức và ý thức nhóm] và tầng “sâu”, tối tăm [bao gồm tiềm thức và vô thức].
Quan niệm về các mặt đào tạo của nhân cách: đức, trí, thể, mĩ… và quan
niệm về 4 thuộc tính phức hợp của nhân cách là xu hướng, tính cách, năng lực
và khí chất.
Nhưng bao quát hơn cả và phù hợp hơn cả với khái niệm nhân cách đã


phân tích ở trên, thì có lẽ nên xem nhân cách con người bao gồm 4 khối hay bộ
phận sau:
Xu hướng của nhân cách: đó là hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa
chọn của các thái độ và tính tích cực của con người. Xu hướng bao gồm nhiều
thuộc tính khác nhau, đó là hệ thống các nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lí tưởng tác
14


động qua lại lẫn nhau. Trong đó có một thành phần nào đấy chiếm ưu thế và có ý
nghĩa chủ đạo, đồng thời các thành phần khác giữ vai trò chỗ dựa, làm nền.
Những khả năng của nhân cách: bao gồm một hệ thống các năng lực, bảo
đảm cho sự thành công của hoạt động. Các năng lực của cá nhân là tiền đề tâm
lí bảo đảm cho những xu hướng của nhân cách trở thành hiện thực, chúng liên
quan và tác động qua lại với nhau. Thông thường có một năng lực nào đó
chiếm ưu thế còn các năng lực khác thì phụ thuộc vào nó và tăng cường cho nó
[tức năng lực chủ đạo].
Rõ ràng là, cấu trúc của xu hướng nhân cách sẽ ảnh hưởng đến tính chất
của mối tương quan giữa các năng lực của nhân cách. Về phần mình, sự phân
hoá của các năng lực sẽ lại ảnh hưởng đến thái độ lựa chọn của nhân cách đối
với hiện thực.
Phong cách hành vi của nhân cách: phong cách, cũng như các đặc điểm
tâm lí trong hành vi của nhân cách là do tính cách và khí chất của nhân cách ấy
quy định. Tính cách là hệ thống thái độ của con người đối với thế giới xung
quanh và bản thân, được thể hiện trong hành vi của họ. Tính cách tạo nên
phong cách hành vi của con người trong môi trường xã hội và phương thức giải
quyết những nhiệm vụ thực tế của họ.
Hệ thống điều khiển của nhân cách: hệ thống này thường được gọi là “Cái
tôi” của nhân cách. “Cái tôi” là một cấu tạo tự ý thức của nhân cách, nó thực
hiện sự tự ý thức của nhân cách, nó thực hiện sự tự điều chỉnh – tăng cường
hay làm giảm bớt hoạt động, tự kiểm tra và sửa chữa các hành vi và hành động,


dự kiến và hoạch định cuộc sống và hoạt động của cá nhân. Tuỳ theo mức độ
phát triển mà hệ thống tự điều chỉnh này được củng cố và con người trở thành
chủ nhân của các sức mạnh của mình. Tuỳ thuộc vào sự giáo dục và lối sống
của đứa trẻ và người lớn mà phẩm chất của “Cái tôi” được xác định, khả năng
tự điều chỉnh các sức mạnh và phương tiện của bản thân được xác định. Biểu
tượng về “cái Tôi” của bản thân sẽ quy định mức độ kì vọng, mức độ phát triển
của các năng lực.
15


Một cách tiếp cận khác, mô hình cấu trúc nhân cách được sắp xếp thành hai
mặt thống nhất với nhau là đức và tài, hay phẩm chất và năng lực, dưới sự chỉ đạo
của ý thức bản ngã [“cái Tôi”]. Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu thực
nghiệm một cách hệ thống đủ sức thuyết phục nhưng trong thực tiễn, quan niệm
về cấu trúc nhân cách “Đức – Tài” hình như được các nhà tâm lí học, giáo dục
học dễ chấp nhận vì cho rằng cấu trúc này sát hợp với thực tiễn giáo dục của
chúng ta hiện nay. Thực tế là, quan niệm “Đức – Tài” đang chi phối, chỉ đạo các
hoạt động giáo dục ở Việt Nam.
Như vậy, cấu trúc tâm lí của nhân cách khá phức tạp, nhiều mặt và cơ
động. Tất cả mọi thành phần của nhân cách đều liên hệ qua lại và chế ước lẫn
nhau. Với sự phát triển của nhân cách thì trong cấu trúc của nó cũng có những
biến đổi. Đồng thời, cấu trúc của mỗi nhân cách lại tương đối ổn định, nó chứa
đựng những hệ thống thuộc tính điển hình cho mỗi cá nhân, đặc trưng cho cá
nhân đó như là một con người mà ta có thể chờ đợi ở họ những hành vi và cử
chỉ hoàn toàn xác định trong những tình huống này hay tình huống kia. Tóm
lại, mỗi con người đều là sự thống nhất của cái ổn định và cái biến đổi, thể hiện
được tính mềm dẻo, linh hoạt và có thể thực hiện được một lối sống phù hợp
với các điều kiện khác nhau.
2. Vấn đề xây dựng mô hình nhân cách người Việt Nam giai đoạn hiện nay
Xây dựng mô hình nhân cách bao giờ cũng phải phù hợp với thực tế cuộc


sống, dựa trên cơ sở thực tế. Tuy nhiên, khi thực tiễn có sự phát triển, biến đổi thì
mô hình cũng thay đổi. Nếu ta dùng cơ chế quản lý để khống chế thì sẽ đến lúc cơ
chế không còn khả năng khống chế sự phát triển. Mô hình không còn phù hợp với
thực tế, trở thành áp đặt, cưỡng bức thì đối với nó, người ta có thái độ hai mặt, giả
dối, cho đến khi công khai phủ nhận. Vì vậy, việc xây dựng mô hình nhân cách
phải trên cơ sở những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tìm mô hình nhân cách cũng là tìm chiến lược phát triển con người.
Chiến lược phát triển con người phụ thuộc vào chiến lược phát triển đất nước. Nếu
không có chiến lược phát triển chọn hướng, mục tiêu, bước đi cho tương lai của đất
nước làm căn cứ thì mô hình con người sẽ thành ảo tưởng.
16


Thứ hai, mô hình được xây dựng luôn có tính lý tưởng hoá, song mô hình
đó cũng cần có tính hiện thực và khả thi [thực tế thì mô hình nhân cách nào
cũng ít nhiều xuất phát từ thực tiễn]. Vì vậy cần coi trọng việc tính toán đến
hoàn cảnh và điều kiện. Cũng phải tính toán cho mô hình được lựa chọn có khả
năng tự động được thực hiện nhẹ nhàng hơn. Thế giới hiện đại và nước Việt
Nam trong thế giới đó có ý nghĩa chi phối, quy định mô hình mà ta đang tìm
kiếm. Cần tìm mô hình có thể sống được trong thế giới hiện đại, có nghĩa là
cần phải chú ý đến các quy luật phát triển tự nhiên [tức phải tính đến những
con đường mòn của lịch sử phát triển, đến thói quen của con người, đến những
cái tích cực và tiêu cực sẽ tác động đến sự phát triển]. Chiến lược phát triển và
mô hình nhân cách được lựa chọn sẽ lợi dụng hoặc uốn nắn để có bước đi tối
ưu theo đà phát triển tự nhiên.
Thứ ba, tìm mô hình nhân cách phải tính đến tương lai xa, đến mục tiêu
phát triển và bối cảnh phát triển trong tương lai xa.
Từ những năm cuối của thế kỉ XX, vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt
của các nhà tâm lí học, giáo dục học, xã hội học không chỉ ở Việt Nam mà ở
nhiều nước trên thế giới là vấn đề mô hình nhân cách con người đáp ứng yêu


cầu xã hội khi loài người bước vào thế kỉ XXI. Hàng loạt nghiên cứu được tiến
hành, nhiều mô hình khác nhau được đưa ra, tuỳ thuộc vào những đặc trưng
của xã hội cụ thể. Tuy nhiên, tất cả các nhà nghiên cứu đều đề cập đến những
thách thức mà con người và các quốc gia tiên thế giới sẽ phải đối mặt trong thế
kỉ XXI để từ đó khẳng định cho tính đúng đắn của mô hình nhân cách mà mình
đưa ra. Đó là: sự cạnh tranh toàn cầu, ảnh hưởng của công nghệ thông tin, sự
thay đổi và định nghĩa lại thế giới nghề nghiệp do sự chuyển từ sản xuất sản
phẩm sang cung cấp dịch vụ rồi sự thay đổi quy mô cửa các công ty… Ở Mĩ,
một số nhà tâm lí học, thuộc lĩnh vực Tâm lí học tổ chức lao động công nghiệp
đã nghiên cứu đề xuất mô hình nhận cách người lao động Mĩ đáp ứng yêu cầu
xã hội của thế kỉ XXI. Trong tình hình cạnh tranh với các nước trên thế giới
như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore… đòi hỏi người lao động Mĩ phải được
17


đào tạo và phát triển nghề nghiệp tốt dựa trên cơ sở phát triển tốt của các tổ
chức. Một vài phẩm chất quan trọng của người lao động Mĩ được nhấn mạnh là
Có các kĩ năng lao động phát triển cao, có tính độc đáo sáng tạo, có khả
năng thích ứng cao, có khả năng làm việc theo nhóm, có thái độ tích cực đối
với lao động.
Mô hình nhân cách chung của người lao động được đưa ra không chỉ để
đào tạo và phát triển, mà còn là cơ sở để tuyển chọn và đánh giá thành tích
nghề nghiệp.
Một số các nhà tâm lí học lao động Nga, khi đề cập đến các chiến lược
tâm lí – giáo dục chủ yếu của việc đào tạo nghề cũng đưa ra chiến lược phát
triển nhân cách nghề nghiệp, trong đó có nhấn mạnh rằng hạt nhân đạo đức là
cơ sở của nhân cách nghề nghiệp và được hình thành trong quá trình giáo dục
có định hướng. Các nhà nghiên cứu [A. K. Marcôva,…] có đưa ra một loạt yêu
cầu về các phẩm chất cần có của một người lao động trong giai đoạn phát triển
hiện nay, như: Là người phát triển hài hoà; có những mối quan tâm hứng thú


vượt ra khỏi phạm vi nghề nghiệp; là người sáng tạo, sáng kiến; là người hoài
nghi; là người luôn hướng tới sự tự hoàn thiện bản thân với tư cách là người
lao động; là người luôn biết rõ vị trí của mình; là người có khả hăng làm việc
theo nhóm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, đào tạo nghề không phải chỉ là cung cấp
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, hình thành những phẩm chất nhân cách
nghề nghiệp, mà quan trọng hơn là phải làm thế nào đề trên cơ sở những cái đó
hình thành được ở con người tính sáng tạo, sự tự thể hiện mình và lòng mong
muốn tự hoàn thiện bản thân.
Trong những năm gần đây một số nhà nghiên cứu của châu Á, trong đó có
Trung Quốc cũng rất quan tâm vấn đề này. Chẳng hạn, theo Ihang Lyhai
Hunkai, mô hình nhân cách lí tưởng của thời đại kinh tế tri thức gồm có những
đặc trưng sau đây:
Khám phá, coi trọng thực tế, phê phán, đổi mới, không ngừng tiến thủ [tố
chất nhân cách có tinh thần khoa học].
18


Tôn trọng giới tự nhiên và quy luật sinh thái, yêu quý môi trường [giá trị
phát triển hài hoà giữa con người và tự nhiên].
Đoàn kết, hợp tác, quan tâm, yêu mến người khác [thực hiện sự phát triển
hài hoà giữa con người và xã hội, thúc đẩy sự vận động lành mạnh của xã hội].
Không ngừng vươn lên, tự hoàn thiện mình.
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH. Sự nghiệp
hiện đại hoá đất nước chỉ có thể thành công khi nó được những con người hiện
đại hoá thực hiện. Điều này đặt ra cho các nhà giáo dục một nhiệm vụ quan
trọng là hình thành, giáo dục nhân cách con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã
hội. Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, cần phải có nguồn nhân lực
phát triển ở trình độ cao, luôn luôn đổi mới và có phong cách sống mới. Vì thế,
một loạt nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đề xuất những mô hình nhân cách


của con người Việt Nam cần được giáo dục, hình thành và phát triển trong giai
đoạn mới.
Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà
nước “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế –
xã hội” đã đưa ra những định hướng cơ bản về nhân cách con người Việt Nam
như sau:
Con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao thực hiện CNH, HĐH
đất nước bằng ý chí và tài năng trí tuệ, bằng khoa học và công nghệ.
Con người đậm đà bản sắc dân tộc, có tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự
do, có lòng tự hào dân tộc, có tinh thần tự lực tự cường, có tinh thần hoà hợp,
hoà bình, hữu nghị.
Con người có bản chất nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ người người; có ý thức cộng đồng; có ý thức trách nhiệm trước đất nước gia đình, bản
thân; coi trọng chữ tín, có tinh thần làm chủ.
Con người khoa học: phát triển cao về trí tuệ, ham khoa học, tiếp thu tinh
hoa nhân loại; có ý thức nghiên cứu, khai thác các di sản văn hoá dân tộc; có tư
duy tổng hợp, linh hoạt, sáng tạo.
19


Con người công nghệ: được đào tạo, có tay nghề cao, năng động, tự chủ,
làm việc có tính đến hiệu quả có đầu óc quản lí kinh doanh; có ý thức tiết kiệm,
làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước; có tác phong
công nghiệp; có khả năng thích ứng cao.
Con người có thể lực cường tráng; có kiến thức, kĩ năng rèn luyện thân
thể; biết tổ chức cuộc sống có văn hoá…
Con người công dân: có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, hiểu
biết và sống, làm việc theo Pháp luật: có ý thức bảo vệ môi trường…
Con người có cá tính và bản sắc riêng, hoài bão, tự chủ, năng động; có
tinh thần tôn trọng, hợp tác với người khác…
Tương tự, khi đề cập đến con người Việt Nam thế kỉ XXI, ngay từ năm


1999, một số nhà khoa học đã nhấn mạnh đến những phẩm chất sau đây: Yêu
nước; Đạo đức; Tinh thần khoa học; Độc lập suy nghĩ; Ý thức kỉ luật; Con
người hạnh phúc, tự do; Khả năng thuyết phục; Tài năng đích thực toàn theo.
Trên cơ sở phân tích, bổ sung, khái quát các nghiên cứu ở trong và ngoài
nước, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài “Mô hình nhân cách con người Việt Nam
trong thời kì CNH, HĐH đất nước” đã đề xuất một mô hình nhân cách phát
triển toàn diện gồm các phẩm chất sau:
Có lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đạo đức trong sáng, giữ
gìn phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có nghị lực tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại. Có ý chí kiên cường, hoài bão lớn lao, phát huy tiềm năng của
dân tộc và tính tích cực của cá nhân. Có tư duy sáng tạo và óc thực nghiệm, có
kĩ năng thực hành giỏi, tay nghề cao, tác phong công nghiệp, tinh thần tồ chức
kỉ luật cao, tinh thần trách nhiệm cao. Có lòng nhân ái, tôn trọng và hợp tác
được với người khác. Có sức khoẻ, có khả năng tự hoàn thiện không ngừng,
năng động và thích ứng. Có tinh thần pháp luật và ý thức công dân, ý thức bảo
vệ môi sinh, biết yêu cái đẹp.
Một số tác giả khác lại phác thảo mô hình nhân cách con người Việt Nam
gồm 5 thành phần cơ bản là: Con người nhân văn và xã hội; con người công

20


nghệ; con người thích nghi cao; con người thiên nhiên [có sức khoẻ, có thể
lực]; con người sáng tạo.
Có thể nói, trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, có sự khác
nhau về trọng tâm và mức độ, nhưng các mặt cơ bản tạo nên mô hình nhân
cách con người phát triển toàn diện của các quốc gia hiện nay là tương tự như
nhau và tập trung vào các mặt: trí tuệ, cảm xúc, tinh thần, thể chất, hay nói một
cách khác, là tổng hợp của tâm lực trí lực, thể lực.
Gần đây, trong một chương trình nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước do Đại


học Quốc gia Hà Nội thực hiện “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy
trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài phục vụ CNH, HĐH đất
nước” có một nhánh mang tên “Cơ sở khoa học và xây dựng các tiêu chí phát
hiện, tuyển chọn nhân tài khoa học – công nghệ, lãnh đạo quản lí và kinh
doanh” do PGS. TS Nguyễn Huy Tú làm chủ nhiệm. Trên cơ sở phân tích các lí
thuyết khác nhau trong Tâm lí học về tài năng, nhân tài, một mô hình nhân
cách nhân tài đã được đề xuất. Đó là một cấu trúc gồm 6 thành tố có quan hệ
hữu cơ với nhau và có thứ bậc chặt chẽ:
Thái độ tích cực đối với sự tiến bộ xã hội; mục đích sống riêng vững bền,
cao cả, trong sáng; động cơ và hứng thú mạnh mẽ; trí tuệ cao [tư duy sáng tạo,
trí tuệ xã hội, trí tuệ cảm xúc]; tri thức rộng và kĩ năng thành thạo; các bền
vững tương ứng hay còn gọi là những phẩm chất nhân cách đặc biệt.
Mô hình chung này được đưa vào áp dụng trong từng lĩnh vực hoạt động
cụ thể từ đó đề xuất mô hình nhân tài của lĩnh vực tương ứng. Chẳng hạn, mô
hình nhân tài khoa học – công nghệ bao gồm các phẩm chất sau:
Có thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Am hiểu triết học,
đặc biệt triết học Mác–lênin, kinh tế, chính trị học Mác–Lênin. Có thái độ đồng
thuận, tán thành, ủng hộ tuyệt đối công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội ở Việt
Nam hiện nay. Có mục đích sống riêng kiểu “Sống để làm việc” chứ không
phải “Sống để hưởng thụ”. Có vốn tri thức khoa học rộng và vốn tri thức sâu
rộng trong ngành khoa học – công nghệ yêu thích. Am hiểu lịch sử và hiện
trạng công nghệ – sản xuất trên thế giới, khu vực và Việt Nam. Say mê khoa
21


học và công nghệ, dùng hầu hết thời gian cho khoa học – công nghệ yêu thích.
Biết tổ chức lao động một cách khoa học. Năng lực nhận thức, trí thông minh
IQ trên trung bình. Năng lực sáng tạo CQ trên trung bình. Năng lực toán học và
lôgic học trên trung bình. Có trí tuệ xã hội SQ trên trung bình. Một số phẩm
chất nhân cách đặc biệt thuận lợi cho nhận thức tri thức và sáng tạo công nghệ


[năng lực tập trung, tính kiên định mục đích, cởi mở thông thoáng, hài hước,
quảng giao, sẵn sàng đương đầu với thử thách, rủi ro…
Việc đề xuất xây dựng các mô hình lí thuyết như thế có ý nghĩa quan trọng
trong việc nhận dạng, tuyển chọn đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho đất nước, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

22


KẾT LUẬN
Xuất phát từ quan điểm, cách thức tiếp cận khác nhau mà các nhà tâm lý
học đề xuất các mô hình cấu trúc nhân cách khác nhau. Trong đó, các nhà tâm lý
học phương Tây có xu hướng cụ thể hóa trong xác định các mô hình nhân cách,
thường gắn liền các yếu tố, các phẩm chất cụ thể. Ngược lại, các mô hình cấu trúc
nhân cách trong tâm lý học Xô Viết thường mang tính tổng thể, hệ thống và mối
quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống đó. Mô hình nhân cách là khung lý thuyết
cơ bản để các nhà tâm lý học định hình các phương pháp nghiên cứu, đo lường
nhân cách và tác động hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết. Trong
tâm lý học hiện nay, mô hình cấu trúc nhân cách được chấp nhận nhiều nhất chính
là những mô hình có tính ứng dụng cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Những
vấn đề lý luận về mô hình cấu trúc nhân cách chính là cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu xác định mô hình nhân cách người Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Những nghiên cứu này đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần chỉ ra
những đặc trưng, những phẩm chất cơ bản trong nhân cách người Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đó chính là những định hướng cho quá trình
giáo dục đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, yếu tố cơ bản để
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, H 2001.
2. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, Nxb ĐHQG, H 2000.
3. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc [chủ biên], Một số vấn đề nghiên cứu
nhân cách, Nxb CTQG, H 2004.
4. Đào Thị Oanh [chủ biên], Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học ngày nay,
Nxb GD, H 2007.
5. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, Nxb CTQG, H 2006.
6. Phạm Minh Hạc [chủ biên], Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương
pháp NEO PI-R, Nxb KHXH, H 2007.

24



1. Các khái niệm cơ bản và một số đánh giá liên quan:

1.1. Khái niệm nhân cách:

Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân.

Như vậy có thể thấy rằng: nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Cá nhân là phương thức biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt.

Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình. Mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hoá xã hội, từ đó, thông qua sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình thành các giá trị định hướng của nhân cách. Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhận thức và hành động được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể, hình thành nhân cách trong quan hệ xã hội.

Mặt khác Nhân cách không phải là bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố sau đây:

Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh.

Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội đối với mỗi cá nhân.

Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị…

1.2. Xu hướng:

Xu hướng của nhân cách là hệ thống động cơ quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của con người trong quá trình hoạt động.

Xem thêm: Tâm lý học phát triển là gì? Các lý thuyết theo tâm lý học phát triển?

Từ khái niệm trên ta có thể đánh giá: Xu hướng của nhân cách thường được biểu hiện qua: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng,

thế giới quan, niềm tin. Có thể nói rằng xu hướng chính là chiều hướng phát triển của nhân cách con người, các thành phần trong xu hướng nhân cách như: nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động lực của hành vi, của hoạt động.

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Về mô hình cấu trúc nhân cách trong tâm lý học

Cấu trúc nhân cách là luận điểm trung tâm của bất kỳ lý thuyết nhân cách nào. Trong các lý thuyết tâm lý học, do chỗ các nhà nghiên cứu khi đề xuất mô hình cấu trúc nhân cách đều xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể mà họ giải quyết, nên tồn tại nhiều mô hình khác nhau. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • trình bày báo cáo
  • báo cáo kỹ thuật
  • báo cáo triết học
  • báo cáo nông nghiệp
  • báo cáo kinh tế

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6[35].2009 VỀ MÔ HÌNH CẤU TRÚC NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC ON PSYCHOLOGICAL PERSONALITY STRUCTURE Lê Quang Sơn Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Cấu trúc nhân cách là luận điểm trung tâm của bất kỳ lý thuyết nhân cách nào. Trong các lý thuy tâm lý họ c, do chỗ các nhà nghiên cứu khi đề xuất mô hình cấu trúc nhân cách ết đều xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể mà họ giải quyết, nên tồn tại nhiều mô hình khác nhau. Trong điều kiện của công tác tham vấn tâm lý và giáo dục nhân cách ngày nay cần thiết phải nghiên cứu và đề xuất các mô hình mới về cấu trúc nhân cách. Bài viết, trên cơ sở phân tích các mô hình đã có, và xu phát từ góc nhìn phương pháp tác động đến con người, đề xuất mô hình ất mới về cấu trúc nhân cách – mô hình HB2010. Mô hình HB2010 có kh năng gợi mở phương ả hướng, cách thức tác động và nhận định, đánh giá hiệu quả tác động lên nhân cách. Mô hình được kỳ vọng góp phần tạo thêm những công cụ mới cho tâm lý học trên con đường khám phá và can thiệp vào đời sống tâm lý đầy bí ẩn của con người. ABSTRACT Personality structure is the central issue of any personality theory. In popular psychological theories, each theorist designed a model of personality structure according to his concrete tasks; therefore, different models came into being. In recent conditions for personality education and psychological counseling, there has been a pressing need for new models of personality structure. This research , based on the analysis of existing models, suggests a new model, called HB2010, with the orientation on personality intervention and educational methodology. The HB2010 model of personality structure is used for suggesting strategies and directions on intervention as well as assessing intervention effects on personality. It is hoped that the HB2010 model will serve as an effective means for researching and intervening in the human mysterious psychological world. 1. Đặt vấn đề Nhân cách và phát tri n nhân cách, nói như L.X.Vygotxky, nhà tâm lý học kiệt ể xuất người Nga, là vấn đề tập trung cao nhất của toàn bộ tâm lý học. Ở đây tổng hợp và hợp nhất những luận điểm có tính nguyên tắc của tất cả các lĩnh vực khác của tâm lý học. Chính trong việc nghiên cứu nhân cách các nhà nghiên cứu kết hợ p các lĩnh vực của tâm lý học lại trong nỗ lực hiểu con người với tư cách một thể trọn vẹn mang tính tổng hợp. Trong nghiên cứu nhân cách, vấn đề cấu trúc nhân cách luôn là vấn đề trung tâm do lẽ nó chỉ ra những yếu tố tương đối ổn định trong tâm lý con người, và chỉ ra cách mà các yếu tố này liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau và chi phối hành vi của con người. Cấu trúc nhân cách, do đó, tạo ra công cụ thao tác trong tư duy và hành động thực tiễn. Nhà nghiên cứu, dựa trên mô hình cấu trúc nhân cách thu thập, mô tả, lý giải 112
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6[35].2009 các hiện tượng tâm lý đa dạng của con người và cũng trên mô hình cấu trúc nhân cách đưa ra các định hướng, chiến lược và biện pháp can thiệp, tạo thay đổi tro ng tâm lý và hành vi cá nhân. Hầu hết các nhà nhân cách học đều đề cập đến vấn đề cấu trúc nhân cách. Trong các lý thuyết tâm lý học tồn tại nhiều mô hình cấu trúc nhân cách do chỗ các nhà nghiên cứu khi đề xuất mô hình đều xuất phát từ mục đích riêng của mình. Mỗi mô hình, do đó, đều gắn với mục đích và nhiệm vụ cụ thể mà nhà nghiên cứu giải quyết. Trong điều kiện của công tác tham vấn tâm lý và giáo dục nhân cách ngày nay, việc nghiên cứu và đề xuất các mô hình mới về cấu trúc nhân cách có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo thêm những công cụ mới cho tâm lý học trên con đường khám phá và can thiệp vào đời sống tâm lý đầy bí ẩn của con người. 2. Mô hình cấu trúc nhân cách trong tâm lý học Cấu trúc nhân cách là luận điểm trung tâm của bất kỳ lý thuyết nhân cách nào [8]. Nó gắn với các đặc điểm tương đối bất biến mà con người thể hiện trong các tình huống khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Các đặc điểm ổn định này đóng vai trò những khối kiến tạo cơ bản tạo nên tâm lý người. Với ý nghĩa này chúng tương tự như những khái niệm “nguyên tử ” và “tế bào” trong các khoa học tự nhiên – cái kiến tạo nên các sự vật và các cơ thể sống . Tuy nhiên các lu điểm cấu trúc nhân cách về bản chất ận mang tính giả định ngặt. Không thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi như những tế bào thần kinh. Để dễ thao tác các nhà nghiên cứu đề xuất luận điểm cấu trúc nhân cách dưới dạng những mô hình cấu trúc nhân cách. Mô hình cấu trúc nhân cách, như vậy, là sự giả định về các yếu tố tương đối ổn định trong tâm lý con người, về cách mà các yếu tố nà y liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau và chi phối hành vi của con người. Mô hình hướng đến lý giải những sự kiện xác định được quan sát từ hiện thực và làm cơ sở cho việc đưa ra các can thiệp vào hiện thực. Về bản chất, tất nhiên, mô hình luôn mang tính suy đoán, và do đó không th ể là “đúng” hay “không đúng”. Mô hình được đánh giá ở góc độ phù hợp nhiều hay ít đối với việc lý giải các sự kiện quan sát được từ thực tiễn trong khi vẫn tuân thủ tính nhất quán bên trong, và ừ góc độ tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp vào hiện thực t xuất phát từ mô hình. Trong các lý thuy tâm lý học ngày nay có thể chỉ ra một số kiểu xây dựng mô ết hình cấu trúc nhân cách sau. Mô hình “tranh ghép” Để mô tả nhân cách các nhà nghiên cứu đề xuất một kiểu tranh ghép từ các khái niệm – các nét nhân cách. Nét nhân cách được xem xét như một chất lượng ổn định hay một khuynh hướng cư xử theo một cách nhất định trong các tình huống khác nhau. Ở đây có m sự tương đồng với những định nghĩa thông thường khi người ta nói về ột những hành vi ứng xử đặc trưng của một người nào đó. Những ví dụ phổ biến về nét nhân cách là: tính xung đ ng, tính trung thực, tính nhạy cảm, tính e thẹn. Gordon ộ 113
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6[35].2009 Allport, Raymond Cattell, Hans Eysenck - ba đại diện nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu các nét nhân cách, - cho rằng tốt nhất nên trình bày bằng sơ đồ cấu trúc nhân cách dựa trên các chất lượng giả định - những chất lượng tạo cơ sở cho hành vi. G.Allport, R.Cattell và H. Eysenck phân biệt 16 cặp nét nhân cách bao gồm: 1] đóng – mở; 2] duy lý – phi lý; 3] không ổn định về cảm xúc - ổn định; 4] quy thuận – lãnh đạo; 5] nghiêm túc – cạn nghĩ; 6] có tính toán, tháo vát - thực hiện tận tâm; 7] thận trọng – tìm kiếm phiêu lưu; 8] thô lậu - nhạy cảm; 9] cả tin – đa nghi; 10] thực tế - mơ mộng; 11] thẳng thắn – ranh mãnh; 12] tự tin – hay lo sợ; 13] bảo thủ - thích thử nghiệm; 14] phụ thuộc người khác - độc lập; 15] không điều khiển được – có thể điều khiển được; 16] thư thả - căng thẳng . Dựa theo 16 cặp nét nhân cách này có thể vẽ được “chân dung tâm lý” của từng con người cụ thể [2]. R.Cattell sau này còn đề cập đến loạt 16 cặp nhân tố cấu thành – được coi là nét đặc trưng của nhân cách gồm các nhân tố được ký hiệu: A, B, C, E, F, G, H, I, L, M, N, O, Q1, Q2, Q3 và Q4 [4]. Mô hình kiểu nhân cách Ở một mức độ phân tích khác, cấu trúc nhân cách được mô tả nhờ vào luận điểm kiểu nhân cách. Kiểu nhân cách được mô tả dưới dạng một tập hợp nhiều nét khác nhau tạo thành một phạm trù độc lập với các giới hạn phân định rõ ràng. So với các luận điểm xem xét cấu trúc nhân cách từ góc độ các nét nhân cách thì các luận điểm này hàm chỉ những đặc điểm hành vi ổn định và khái quát hơn. Do lẽ con người có nhiều nét khác nhau, thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nên họ được mô tả như là thuộc về một kiểu nhất định. W.H.Sheldom, E.Kretschmer, C.G.Jung đi theo hư nghiên cứu này. Ví ớng dụ, C. G. Jung chia con người làm 2 phạm trù: hướng nội và hướng ngoại. E.Spranger, dựa trên định hướng giá trị của cá nhân, nói đến 6 kiểu nhân cách: người lý thuyết, người chính trị, người kinh tế, người thẩm mỹ, người vị tha và người tôn giáo. P.Drucker phân biệt: người tâm linh, người trí tuệ, người tâm lý, người kinh tế và người hùng. C.Horney, theo định hướng giá trị trong quan hệ người - người, phân biệt : người nhường nhịn, người công kích và người hờ hững [12]. Đáng chú ý là trong các tư tưởng cổ đại về nhân cách cũng đã thấy tồn tại kiểu tư duy này. Chẳng hạn thuyết Ngũ hành phân biệt các kiểu người : Kim, M Thủy, Hỏa, Thổ trong đó mỗi kiểu có hai loại ộc, vượng và suy [1], hay Hypocrat phân biệt các kiểu người theo khí chất của họ. Mô hình tầng bậc Các lý thuy nhân cách được phân biệt với nhau theo các luận điểm được sử ết dụng để mô tả cấu trúc nhân cách. Một số nhà lý luận đưa ra những cấu trúc được xây dựng đặc biệt phức tạp và cặn kẽ trong đó các bộ phận cấu trúc liên kết với nhau bởi vô số con đường. Cấu trúc nhân cách do S.Freud đề xuất gồm 3 tầng: Id [cái Nó], Ego [cái Tôi] và Super Ego [cái Siêu Tôi], là một ví dụ về cách mô tả cấu trúc nhân cách theo tầng bậc đặc biệt phức tạp [13]. Eric Berne, tương t , phân biệt các tầng trong nhân ự cách gồm: Cha mẹ [P] - Người lớn [A] - Trẻ con [E] [3]. Mô hình các thành phần nội dung Nhiều nhà lý luận khác, ngược lại, lại đề xuất những hệ thống tổ chức đơn giản 114
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6[35].2009 hơn, với một số lượng giới hạn các bộ phận và chỉ một số các liên hệ giữa chúng. Ví dụ: luận điểm về các cấu trúc nhân cách do đại điện của tâm lý học nhận thức George Kelly đề xuất [9]. A.G.Kovaliev đề xuất cấu trúc nhân cách gồm bốn thuộc tính: xu hướng, khí chất, năng lực, tính cách. X.L.Rubi nstein thì phân biệt: nhận thức [tri thức và năng lực trí tuệ]; tình cảm; ý chí, hành động ý chí. K.K.Platonov cố gắng kiên kết mô hình tầng bậc và mô hình các thành phần nội dung trong một giả định khá phức tạp. Theo ông cấu trúc nhân cách bao gồm 4 tiểu cấu trúc khác nhau đồng thời cũng là những trình độ của nhân cách. Đó là: 1] tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học [khí chất, giới tính, lứa tuổi, bệnh lý...]; 2] tiểu cấu trúc về các đặc điểm của quá trình tâm lý [trí nhớ, cảm giác, tư duy, cảm xúc…] ; 3] tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực; 4] tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách. Tương tự, Fridman và Volkov phân biệt : 1] thái độ với thế giới; 2] những khả năng; 3] hành vi; 4] tự ý thức; 5] các quá trình và trạng thái tâm lý [11]. Ở Việt nam khi bàn về nhân cách phần lớn các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình Đức [các phẩm chất đạo đức] – Tài [các năng lực của nhân cách] . Sự đa dạng của các cách tiếp cận và mô hình cấu trúc nhân cách phản ánh một thực tế là nhân cách là một cấu tạo rất phức tạp. Các hình thức, phương pháp và con đường làm bộc lộ nhân cách rất đa dạng và diễn ra trên nhiều bình diện. Mặt khác, nói như E.V.Shorokhova, “trình độ của những công trình nghiên cứu tâm lý học cụ thể cho đến nay còn chưa cho phép mô tả có logic chặt chẽ và có luận chứng thực tế về cấu trúc của nhân cách” [5]. Mô hình tranh ghép đặt ra nhiệm vụ đo lường khách quan các thông số cơ bản của nhân cách, và điều này gợi ý việc sử dụng các phương pháp đo lường khách quan trong tâm lý học. Mô hình tranh ghép, ở một mức độ nhất định, khi đặt vấn đề về tính thứ bậc của các nhân tố - nét nhân cách, b ị nhập vào lập trường của mô hình kiểu nhân cách. Mô hình kiểu nhân cách cho phép quy tính đa dạng của các hình thức cá thể vào một số lượng không lớn các nhóm đư thống nhất lại xung quanh một kiểu đại diện ợc [tiêu biểu]. Điều này làm cho việc nhận diện từng cá nhân được dễ dàng. Tuy nhiên, cách làm này ại không cho phép thu được một biểu tượng chính xác về cấu trúc của l nhân cách. Cả hai mô hình, tranh ghép và kiểu nhân cách, về nguyên tắc, đều có tính thống kê. Các nét nhân cách hay kiểu nhân cách đều chỉ có thể giải quyết nhiệm vụ mô tả hình thức của nhân cách. Mô hình tầng bậc chú ý đến những động lực mà sự tác động qua lại của chúng với nhau và với môi trường bên ngoài đã tạo nên cấu trúc của nhân cách. Từ góc độ phương pháp tác động đến cá nhân, với việc chỉ ra các cơ chế hình thành nhân cách, đây là mô hình đáng chú ý. Đáng tiếc, các tác giả theo lập trường này ít nhiều đều xuất phát từ quan điểm phân tâm học về tính quy định của các yếu tố sinh học đối với nhân cách, và do vậy khó có thể được sử dụng như nền tảng có triển vọng để xây dựng các đường hướng can thiệp vào sự hình thành và phát triển nhân cách. Mô hình cấu trúc theo các thành ph nội du ng là một gợi ý quan trọng trong việc thiết kế các nội dung ần 115
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6[35].2009 giáo dục hình thành và phát triển nhân cách, nhưng lại không gợi mở hướng ứng dụng từ góc độ phương pháp tác động đến nhân cách. Tóm lại, từ góc nhìn phương pháp tác động đến con người, bao gồm cả tác động giáo dục và tác động tham vấn, cần thiết phải có một mô hình cấu trúc nhân cách chuyên biệt, có khả năng gợi mở phương hướng, cách thức tác động và nhận định, đánh giá hiệu quả tác động lên nhân cách. Dưới đây là mô hình đề xuất của tác giả với tên gọi mô hình cấu trúc nhân cách HB2010. 3. Đề xuất mô hình HB2010 Mô hình cấu trúc nhân cách HB2010 [hình 1] có dạng hình nhân [giống như búp bê неваляшка của người Nga] trong đó yếu tố trọng tâm là giá trị cá nhân [khối giá trị]. Theo thứ tự mở rộng từ hạt nhân lần lượt các yếu tố cấu thành là: tự ý thức; năng lực; cảm xúc, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; ngoài cùng là các cảm giác. Giá trị cá nhân [hay các định hướng giá trị cá nhân] được hiểu như những thái độ có ý nghĩa của nhân cách đối với mình và với thế giới trong quá khứ, hiện tại, tương lai, được kết tinh lại trong các rung động và biểu tượng của nhân cách. Giá trị cá nhân được xem xét với tư cách kết quả của sự tiếp nhận bởi chủ thể những giá trị cội nguồn [những định hướng xã hội-lịch sử của nền văn hóa mà trong đó con ngư phát triển và ời hành động], những giá trị có ý nghĩa về mặt xã hội, và với tư cách kết quả của sự tạo dựng bởi chính chủ thể hệ thống giá trị riêng của mình. Từ góc độ này có thể nói đến những cấu trúc chung đặc trưng cho toàn bộ loài người trong hệ thống giá trị của nhân cách. Những cấu trúc này được xác định bởi những giá trị xuất hiện có tính quy luật trong bất cứ hệ thống quan hệ xã hội nào của con người, và tạo thành hạt nhân cấu trúc tự ý thức của nhân cách [14]. Giá trị, trong cấu trúc nhân cách, xuất hiện với tư cách yếu tố tạo hệ thống, liên kết các thuộc tính nhân cách, các dạng hoạt động khác nhau của con người, quyết định sự phát triển lĩnh vực động cơ-nhu cầu, tạo ra xu hướng nhân cách, đồng thời là một trong những cơ chế tự điều khiển quan trọng nhất của nhân cách. Giá trị thực hiện chức năng thúc đẩy và điều khiển hoạt động của con người. Giá trị bao hàm trong nó sự đánh giá và tự đánh giá của nhân cách, mà mọi sự tự đánh giá đều xuất hiện trong quá trình hoạt động, trong quá trình chủ thể ý thức kết quả hoạt động của mình, và định hướng vào tương lai. Như v giá trị chính là khởi nguồn của hành vi tương lai. Nếu như một ậy lý thuyết nhân cách tìm kiếm những phương diện ổn định, bất biến của hành vi của con người, phương diện có ảnh hưởng quyết định đến sự vận động của cá thể thì đó chính là giá trị của cá nhân [6]. Đó cũng là lý do để giá trị đứng ở vị trí trọng tâm của mô hình HB2010. Tự ý thức được xem xét với tư cách một cấu trúc tâm lý phức hợp có tính lịch sử và tính xã hội, hiện hữu ở mọi cá thể đã được xã hội hóa. Cấu trúc của tự ý thức bao gồm một hệ thống các đơn vị. Các đơn vị này tạo nên nội dung của những trải nghiệm cơ bản của nhân cách và xuất hiện với tư cách yếu tố bên trong của sự phản ánh bởi 116
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6[35].2009 nhân cách những thái độ của nó đối với bản thân và thế giới xung quanh. Đây là điều kiện tâm lý bên trong cần thiết cho sự tự đồng nhất của nhân cách, cho tính ổn định của nó [7]. Năng lực với tư cách là một thuộc tính tâm lý có tính tổ hợp bao hàm trong nó cả tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm lẫn cảm xúc, ý chí và các nét nhân cách khác. Năng lực được hình thành trong hoạt động của con người trên nền tảng vận dụng các tri thức, kinh nghiệm, nỗ lực ý chí và các trải nghiệm cảm xúc khác nhau. Cấu trúc này tương đối ổn định so với các yếu tố cấu thành nên nó như tri thức hay cảm xúc. Bìa ngoài của mô hình là các cảm giác – các yếu tố giản đơn nhất, nguyên liệu hình thành nên những cấu trúc bề sâu phức tạp hơn. Ở phần cấu trúc này diễn ra sự trao đổi nội dung giữa nhân cách và thế giới bên ngoài. Xét từ góc độ tính ổn định của nhân cách mô hình HB2010 cho phép hình dung một cách trực quan mức độ ổn định của các yếu tố cấu thành của nhân cách. Cái dễ thay đổi nhất là các cảm giác, sau đó là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các cảm xúc. Khó thay đổi hơn là năng ực, sau đó là tự ý thức. Khối ổn định nhất là giá trị. Đây là khối có l trọnglượng lớn nhất và có chức năng giữ thăng bằng cho toàn bộ hình nhân. Khi có tác động từ bên ngoài hình nhân có thể chao đảo những chính khối giá trị sẽ giúp hình nhân trở lại vị trí trí ban đầu. Giống như búp bê неваляшка của người Nga, khi bạn kéo nó ngã thì nó lại tự động đứng lên được mà không cần bất cứ sự can thiệp nào. Cảm giác Cảm xúc, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Năng lực Tự ý thức Giá trị Hình 1. Mô hình nhân cách HB2010 Từ góc độ quá trình hình thành nhân cách, các yếu tố tầng sâu ở bên trong được hình thành từ sự kết tinh, sự lắng đọng của các yếu tố tầng nổi bên trên thông qua quá 117
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6[35].2009 trình hoạt động và giao tiếp. Các cảm giác là cơ sở hình thành tri thức, kỹ năng, cảm xúc. Đến lượt mình tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, cảm xúc là nền tảng hình thành nên năng lực của cá nhân. Tự ý thức và giá trị là những yếu tố hình thành sau cùng, là sự kết tinh những gì là ổn định nhất trong nhất cách. Mô hình HB2010 cũng cho phép hình dung chiến lược, con đường và cách thức tác động, can thiệp đến nhân cách. Muốn thay đổi nhân cách thì phải tác động được đến tầng sâu nhất của nhân cách, đến các giá trị của nó. Một sự thay đổi dừng lại ở tri thức, cảm xúc hay ngay cả ở tầng năng lực cũng tỏ ra hời hợt vì chưa làm thay đổi được yếu tố quy định hành vi của chủ thể. Sự thay đổi giá trị chỉ được thực hiện trên cơ sở “tự phá vỡ” bản thân, tức là thay đổi tự ý thức. Con đường khái quát để đi đến giá trị cá nhân, hình thành hay thay đổi, là đi từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới theo gợi ý của mô hình. 4. Khả năng ứng dụng của mô hình đề xuất Bất cứ cách tiếp cận nào đối với nhân cách, để trở nên hữu ích, cũng phải xem xét câu hỏi: những phương diện ổn định, bất biến của hành vi của con người là gì? Vấn đề cấu trúc và, quan trọng hơn, bản chất tổ chức của cấu trúc và ảnh hưởng của nó đến sự vận động của cá thể là yếu tố cơ bản trong tất cả các lý thuyết nhân cách. Một mô hình cấu trúc nhân cá ch có giá trị điểm tựa cho việc hoạnh định chiến lược, con đường và biện pháp can thiệp vào tiến trình hình thành và phát triển của nhân cách, tạo công cụ thao tác trong tư duy và th tiễn là thực sự cần thiết. Mô hình HB2010, với nhiệm vụ ực mô tả nhân cách từ góc nhìn phương pháp tác đ ộng đến con người, có thể được ứng dụng trong thực tiễn can thiệp vào nhân cách, bao gồm cả giáo dục và tham vấn tâm lý. Trên thực tế mô hình đang được ứng dụng trong dự án giáo dục giới tính cho sinh viên Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng [10] và bước đầu đem lại các kết quả khả quan. Trong tài liệu của dự án này, mô hình HB2010 là một trong những cơ sở đề xuất các biện pháp can thiệp thay đổi hành vi tình dục của sinh viên. Những kết quả cụ thể sẽ được công bố trong một bài viết riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách – Một số vấn đề lý luận, Nxb GD, 1998. [2] Burlachuc L.Ph., Chẩn đoán tâm lý học, Nxb Piter, Moscow, 2002. [3] Denomé J.M., Madeleine R.: Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, Nxb Thanh niên, T/c Tri thức & công nghệ, 2000. [4] Đào Thị Oanh, Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, Nxb GD, 2007. [5] Shorokhova E.V.: Những vấn đề lý luận của tâm lý học nhân cách, M., 1974. [6] Lê Quang Sơn, Bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội miền Trung, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho miền Trung trước thềm thế kỷ XXI, ĐN, 2000. 118
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6[35].2009 [7] Lê Quang Sơn, Một số đặc điểm tự ý thức sắc tộc của người Việt, Tạp chí Khoa học & công nghệ, Đại học Đà Nẵng, No8, 10/2001. [8] Lê Quang Sơn, Về cấu trúc của một lý thuyết Tâm lý học nhân cách, Thông báo khoa học, Khoa Tâm lý-Giáo dục, Trường ĐHSP-ĐHĐN, 5/2006. [9] Lê Quang Sơn, Nguyễn Văn Lũy, Từ điển Tâm lý học, Nxb GD, 2009. [10] Lê Quang Sơn và các tác gi khác: Hành trình thành niên, Giáo trình điện tử về ả giáo dục giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản cho sinh viên, Quỹ Dân số thế giới và ĐHSP-ĐHĐN, 2009. [11] Trần Trọng Thủy, Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb GD, 1992. [12] Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, HN, 1995. [13] Larry A.Hjelle & Daniel J. Ziegler: Personality theories, McGraw Hill, 1997. [14] Ле Куанг Шон, Психологические особенности ценностных ориентаций современной вьетнамской молодёжи, Кандидатская диссертация, Москва, 1998. 119

Mô hình cấu trúc nhân cách " con người " S.FREUD.

Sigmund Freud [1856-1939] là nhà khoa học mà tên tuổi của ông được đặt bên cạnh những tên tuổi vĩ đại khác như Acsimet, Galile, Isaac Niuton, Anbe Anhstanh. Công lao to lớn của Freud và cũng là cơ sở của học thuyết mang tên ông [được gọi là học thuyết Phân tâm - Psychoanalysis] là khám phá ra vô thức[unconscious]như một tầng tư duy nền tảng định hình và định hướng cho mọi hành vi của con người.

Đánh giá về học thuyết Freud có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau, thậm chí có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, mọi người đều thừa nhận rằng, học thuyết Freud có tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của thế giới ngày nay như tâm lý học, y học, triết học, xã hội học, tội phạm học, văn học nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục...

Khám phá về vô thức của Freud được coi là một cuộc cách mạng trong nhận thức về bản chất hành vi con người, bởi trước đó, người ta vẫn đề cao ý thức và coi ý thức như phần tư duy chủ yếu của con người.

Freud chia bộ máy tư duy của con người theo ba lát cắt khác nhau: Vô thức[unconscius], tiền ý thức [preconscius] và ý thức [conscius] . Ý thức là phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tiền ý thức là phần tinh thần đi ra từ vô thức nhưng chưa đến được ý thức và do đó chưa trở thành ý thức. Vô thứctách rời hẳn ý thức, nằm tầng sâu trong kết cấu tâm lý con người. Vô thức là nơi tàng trữ các bản năng, trong đó bản năng dục vọng là cốt lõi. Những bản năng này chất chứa những năng lượng tâm lý hết sức mãnh liệt, phục tùng nguyên tắc khoái lạc, luôn luôn hướng ra ngoài để tìm cách thể hiện, muốn tiến vào ý thức để được thoả mãn. Có thể coi bộ máy tư duy của con người như một tảng băng trôi, phần nổi nhìn thấy được trên mặt nước là ý thức, chỉ chiếm một phần rất nhỏ của tảng băng; phần chìm dưới nước không nhìn thấy được chiếm phần vô cùng lớn của tảng băng là vô thức ; phần rất nhỏ nằm giáp danh giữa vô thức và ý thức và vẫn chìm dưới nước là tiền ý thức. Sơ đồ lát cắt của Freud đã xác định rõ vị trí và vai trò của vô thức, tiền ý thức, ý thức trong bộ máy tư duy con người.

Cho đến nay đã có rất nhiều học giả miêu tả mô hình cấu trúc nhân cách của Freud ở rất nhiều dạng khác nhau, trong đó, sơ đồ miêu tả của Giáo sư S. Anthony A.Walsh trường Đại học Tổng hợp Washington, Mỹ năm 2008 là mạch lạc rõ ràng nhất. Sơ đồ mô hình cấu trúc của Anthony A.Walsh thể hiện đầy đủ sâu sắc toàn bộ bản chất của các phạm trù mà Freud đã nêu ra trong học thuyết của mình [xem hình vẽ].

Trong sơ đồ lát cắt nêu trên, Freud cấu trúc bộ máy tư duy của con người gồm ba thành phần quan trọng là: cái ấy [id], cái tôi [ego], cái siêu tôi [superego].

- Cái ấy [id: Nằm hoàn toàn trong vô thức, theo cách mô tả trên thì nó là phần dưới nước của tảng băng trôi. Cái ấy là thành phần sinh học [biological component] của tư duy. Nó là bản năng tính dục, có ngay từ lúc mới sinh, chỉ năng lượng nguyên thủy của sự sống, Các hành động của nó đều dựa trên nguyên tắc khoái lạc [pleasure principle]. Cái ấy tượng trưng cho phần vô thức và thể hiện sự chống đối xã hội của cá nhân. Theo Freud, phạm vi của cái ấy trong vô thức là phần nhân cách tối tăm, không thể đi đến được, nó rất mù quáng và độc ác. Mục đích độc nhất của nó là thỏa mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm trong con người mà không cần biết đến các hậu quả. Nói theo Thomas Mann thì “Nó không biết gì đến giá trị, thiện hay ác và cả đạo đức nữa”. [Jostein Gaarder - Những luận thuyết nổi tiếng thế giới NXB Grasset Paris]

- Cái tôi [Ego]: Nằm ở trên cái ấy, bao hàm cả ý thức, tiền ý thức và một phần vô thức, nó nằm ở phần nổi và một phần chìm của tảng băng trôi, cái tôi là thành phần tâm lý [psychological component] của bộ máy tư duy. Cái tôi, thể hiện cá tính tâm lý của mỗi con người. Cái tôi còn thể hiện trong hoạt động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những hoạt động trí tuệ cho phép kiểm soát kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Cái tôi có thể kìm nén xung đột của cái ấy và kiềm chế khoái lạc. Cái tôi nhận biết được thế giới xung quanh và nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng sai lệch của cái tôi, để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội. Như vậy, cái tôi vượt khỏi sự thống nhất sinh vật của thân xác để đạt tới một sự thống nhất cao hơn là sự tự chủ. Cái tôi tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.

- Cái siêu tôi [superego]: Nằm trong cả ba lát cắt vô thức, tiền ý thức và ý thức, nó nằm cả trong phần chìm và phần nổi của tảng băng trôi. Cái siêu tôi là thành phần xã hội [social component] của bộ máy tư duy Cái siêu tôi được xem là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và quy tắc xã hội. Nó được coi là mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân và cái tôi lý tưởng [ego-ideal]. Cái siêu tôi đấu tranh để cho các hành vi được hoàn thiện bằng cách xác định giá trị hành vi hoặc tỏ thái độ đối với hành vi là đúng hay sai. Cái siêu tôi chứa tất cả các tiêu chuẩn đạo đức tiếp nhận được từ cha mẹ và xã hội. Các siêu tôi buộc cái tôi phù hợp không chỉ về thực tế mà còn về lý tưởng của mình về đạo đức. Do đó, các siêu tôi khiến người ta cảm thấy tội lỗi khi họ đi ngược lại quy tắc của xã hội.

Trong cái ấy, phần nằm hoàn toàn trong vô thức, Freud còn nhìn thấu bản chất của nó và ông đã xác định được hai bản năng thúc đẩy cái ấy và cũng là thúc đẩy hành vi con người, đó là Eros và Thanatos .

- Eros là thuật ngữ gốc Hy lạp được Freud sử dụng để biểu thị bản năng thúc đẩy cái ấy, id, ông gọi đó là bản năng sống [the instinct Eros]. Eros theo nghĩa rộng là động lực để duy trì và bảo tồn cuộc sống, là động lực cho cảm xúc của tình yêu, tình dục tích cực. Eros theo nghĩa hẹp là động lực hướng tới thỏa mãn các ham muốn dục vọng và sự sống còn, sâu xa hơn là ham ăn, ham uống, ham sắc dục, ham của cải vật chất, ham tiền bạc, ham danh lợi... Tất cả những ham muốn cho cuộc sống của con người đều do bản năng Eros thúc đẩy.

Đối lập nhưng cũng rất gắn bó hữu cơ với bản năng sống Eroslà bản năng chết Thanatos.

- Thanatos cũng là một thuật ngữ gốc Hy lạp được Freud sử dụng để chỉ trạng tháí “muốn hủy hoại” [death wish], ông gọi đó là bản năng chết [the instinct Thanatos]. Thanatos là một trạng thái tâm lý tiêu cực như muốn đập phá, hủy hoại mọi thứ bất chấp cái chết để giải quyết những bế tắc, căng thẳng trong cuộc sống. Thói nghiện rượu, nghiện ma túy cũng đều do bản năng thanatos thúc đẩy. Sự biểu lộ ở mức độ thấp của Thanatos là tính tự ái, nóng giận, nổi khùng. Ở mức độ cao hơn là sự ghen tức, đố kị dẫn tới hãm hại lẫn nhau. Mức độ tột cùng của Thanatoslà thù oán, giận dữ, muốn chém giết đồng loại như một thứ bản năng dã thú hay bản năng súc vật. Trong rất nhiều trường hợp bản năng Eros là tiền đề, là động lực cho bản năng Thanatos. Sự ham muốn, sự đòi hỏi quá mức của Eros sẽ thúc đẩy và dẫn tới sự giành giật và hành động chém giết, cướp của, hiếp dâm của bản năngThanatos. Cả hai bản năng Eros và Thanatos không chỉ tồn tại trong một cá thể, mà nó có thể tồn tại ngay cả trong một cộng đồng xã hội, tạo nên một xu thế sống trong cộng đồng. Điều đó nói lên mức độ cực kỳ nguy hiểm của những hành vi tiêu cực xuất phát từ hai bản năng trên đối với xã hội.

Eros và Thanatos đều nằm trong thành phần cái ấy, nó là những xung lực thúc đẩy cái ấy rồi chuyền lên cái tôi, điều khiển cái tôi ở phần bộc lộ ra bên ngoài của tư duy và đưa con người tới hành động.

Từ các phạm trù vô thức, tiền ý thức, ý thức, cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi, eros và thanatos trong mô hình lát cắt bộ máy tư duy con người của Freud, chúng ta có thể lý giải được rất nhiều nguồn gốc, bản chất sâu xa và động cơ dẫn đến hành vi của con người.

Nguồn ://poi.htu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/mo-hinh-cau-truc-nhan-cach-con-nguoi-cua-s-freud.html.

#Vôthức #ýthức #Tựgiáodục #hoànthiện #ConNgười #Nhâncách

Post not marked as liked

Sigmund Freud [1856-1939] là nhà khoa học mà tên tuổi của ông được đặt bên cạnh những tên tuổi vĩ đại khác như Acsimet, Galile, Isaac Niuton, Anbe Anhstanh. Công lao to lớn của Freud và cũng là cơ sở của học thuyết mang tên ông [được gọi là học thuyết Phân tâm - Psychoanalysis] là khám phá ra vô thức[unconscious]như một tầng tư duy nền tảng định hình và định hướng cho mọi hành vi của con người.

Đánh giá về học thuyết Freud có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau, thậm chí có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, mọi người đều thừa nhận rằng, học thuyết Freud có tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của thế giới ngày nay như tâm lý học, y học, triết học, xã hội học, tội phạm học, văn học nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục...

Khám phá về vô thức của Freud được coi là một cuộc cách mạng trong nhận thức về bản chất hành vi con người, bởi trước đó, người ta vẫn đề cao ý thức và coi ý thức như phần tư duy chủ yếu của con người.

Freud chia bộ máy tư duy của con người theo ba lát cắt khác nhau: Vô thức[unconscius], tiền ý thức [preconscius] và ý thức [conscius] . Ý thức là phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tiền ý thức là phần tinh thần đi ra từ vô thức nhưng chưa đến được ý thức và do đó chưa trở thành ý thức. Vô thứctách rời hẳn ý thức, nằm tầng sâu trong kết cấu tâm lý con người. Vô thức là nơi tàng trữ các bản năng, trong đó bản năng dục vọng là cốt lõi. Những bản năng này chất chứa những năng lượng tâm lý hết sức mãnh liệt, phục tùng nguyên tắc khoái lạc, luôn luôn hướng ra ngoài để tìm cách thể hiện, muốn tiến vào ý thức để được thoả mãn. Có thể coi bộ máy tư duy của con người như một tảng băng trôi, phần nổi nhìn thấy được trên mặt nước là ý thức, chỉ chiếm một phần rất nhỏ của tảng băng; phần chìm dưới nước không nhìn thấy được chiếm phần vô cùng lớn của tảng băng là vô thức ; phần rất nhỏ nằm giáp danh giữa vô thức và ý thức và vẫn chìm dưới nước là tiền ý thức. Sơ đồ lát cắt của Freud đã xác định rõ vị trí và vai trò của vô thức, tiền ý thức, ý thức trong bộ máy tư duy con người.

Cho đến nay đã có rất nhiều học giả miêu tả mô hình cấu trúc nhân cách của Freud ở rất nhiều dạng khác nhau, trong đó, sơ đồ miêu tả của Giáo sư S. Anthony A.Walsh trường Đại học Tổng hợp Washington, Mỹ năm 2008 là mạch lạc rõ ràng nhất. Sơ đồ mô hình cấu trúc của Anthony A.Walsh thể hiện đầy đủ sâu sắc toàn bộ bản chất của các phạm trù mà Freud đã nêu ra trong học thuyết của mình [xem hình vẽ].

Trong sơ đồ lát cắt nêu trên, Freud cấu trúc bộ máy tư duy của con người gồm ba thành phần quan trọng là: cái ấy [id], cái tôi [ego], cái siêu tôi [superego].

- Cái ấy [id: Nằm hoàn toàn trong vô thức, theo cách mô tả trên thì nó là phần dưới nước của tảng băng trôi. Cái ấy là thành phần sinh học [biological component] của tư duy. Nó là bản năng tính dục, có ngay từ lúc mới sinh, chỉ năng lượng nguyên thủy của sự sống, Các hành động của nó đều dựa trên nguyên tắc khoái lạc [pleasure principle]. Cái ấy tượng trưng cho phần vô thức và thể hiện sự chống đối xã hội của cá nhân. Theo Freud, phạm vi của cái ấy trong vô thức là phần nhân cách tối tăm, không thể đi đến được, nó rất mù quáng và độc ác. Mục đích độc nhất của nó là thỏa mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm trong con người mà không cần biết đến các hậu quả. Nói theo Thomas Mann thì “Nó không biết gì đến giá trị, thiện hay ác và cả đạo đức nữa”. [Jostein Gaarder - Những luận thuyết nổi tiếng thế giới NXB Grasset Paris]

- Cái tôi [Ego]: Nằm ở trên cái ấy, bao hàm cả ý thức, tiền ý thức và một phần vô thức, nó nằm ở phần nổi và một phần chìm của tảng băng trôi, cái tôi là thành phần tâm lý [psychological component] của bộ máy tư duy. Cái tôi, thể hiện cá tính tâm lý của mỗi con người. Cái tôi còn thể hiện trong hoạt động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những hoạt động trí tuệ cho phép kiểm soát kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Cái tôi có thể kìm nén xung đột của cái ấy và kiềm chế khoái lạc. Cái tôi nhận biết được thế giới xung quanh và nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng sai lệch của cái tôi, để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội. Như vậy, cái tôi vượt khỏi sự thống nhất sinh vật của thân xác để đạt tới một sự thống nhất cao hơn là sự tự chủ. Cái tôi tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.

- Cái siêu tôi [superego]: Nằm trong cả ba lát cắt vô thức, tiền ý thức và ý thức, nó nằm cả trong phần chìm và phần nổi của tảng băng trôi. Cái siêu tôi là thành phần xã hội [social component] của bộ máy tư duy Cái siêu tôi được xem là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và quy tắc xã hội. Nó được coi là mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân và cái tôi lý tưởng [ego-ideal]. Cái siêu tôi đấu tranh để cho các hành vi được hoàn thiện bằng cách xác định giá trị hành vi hoặc tỏ thái độ đối với hành vi là đúng hay sai. Cái siêu tôi chứa tất cả các tiêu chuẩn đạo đức tiếp nhận được từ cha mẹ và xã hội. Các siêu tôi buộc cái tôi phù hợp không chỉ về thực tế mà còn về lý tưởng của mình về đạo đức. Do đó, các siêu tôi khiến người ta cảm thấy tội lỗi khi họ đi ngược lại quy tắc của xã hội.

Trong cái ấy, phần nằm hoàn toàn trong vô thức, Freud còn nhìn thấu bản chất của nó và ông đã xác định được hai bản năng thúc đẩy cái ấy và cũng là thúc đẩy hành vi con người, đó là Eros và Thanatos .

- Eros là thuật ngữ gốc Hy lạp được Freud sử dụng để biểu thị bản năng thúc đẩy cái ấy, id, ông gọi đó là bản năng sống [the instinct Eros]. Eros theo nghĩa rộng là động lực để duy trì và bảo tồn cuộc sống, là động lực cho cảm xúc của tình yêu, tình dục tích cực. Eros theo nghĩa hẹp là động lực hướng tới thỏa mãn các ham muốn dục vọng và sự sống còn, sâu xa hơn là ham ăn, ham uống, ham sắc dục, ham của cải vật chất, ham tiền bạc, ham danh lợi... Tất cả những ham muốn cho cuộc sống của con người đều do bản năng Eros thúc đẩy.

Đối lập nhưng cũng rất gắn bó hữu cơ với bản năng sống Eroslà bản năng chết Thanatos.

- Thanatos cũng là một thuật ngữ gốc Hy lạp được Freud sử dụng để chỉ trạng tháí “muốn hủy hoại” [death wish], ông gọi đó là bản năng chết [the instinct Thanatos]. Thanatos là một trạng thái tâm lý tiêu cực như muốn đập phá, hủy hoại mọi thứ bất chấp cái chết để giải quyết những bế tắc, căng thẳng trong cuộc sống. Thói nghiện rượu, nghiện ma túy cũng đều do bản năng thanatos thúc đẩy. Sự biểu lộ ở mức độ thấp của Thanatos là tính tự ái, nóng giận, nổi khùng. Ở mức độ cao hơn là sự ghen tức, đố kị dẫn tới hãm hại lẫn nhau. Mức độ tột cùng của Thanatoslà thù oán, giận dữ, muốn chém giết đồng loại như một thứ bản năng dã thú hay bản năng súc vật. Trong rất nhiều trường hợp bản năng Eros là tiền đề, là động lực cho bản năng Thanatos. Sự ham muốn, sự đòi hỏi quá mức của Eros sẽ thúc đẩy và dẫn tới sự giành giật và hành động chém giết, cướp của, hiếp dâm của bản năngThanatos. Cả hai bản năng Eros và Thanatos không chỉ tồn tại trong một cá thể, mà nó có thể tồn tại ngay cả trong một cộng đồng xã hội, tạo nên một xu thế sống trong cộng đồng. Điều đó nói lên mức độ cực kỳ nguy hiểm của những hành vi tiêu cực xuất phát từ hai bản năng trên đối với xã hội.

Eros và Thanatos đều nằm trong thành phần cái ấy, nó là những xung lực thúc đẩy cái ấy rồi chuyền lên cái tôi, điều khiển cái tôi ở phần bộc lộ ra bên ngoài của tư duy và đưa con người tới hành động.

Từ các phạm trù vô thức, tiền ý thức, ý thức, cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi, eros và thanatos trong mô hình lát cắt bộ máy tư duy con người của Freud, chúng ta có thể lý giải được rất nhiều nguồn gốc, bản chất sâu xa và động cơ dẫn đến hành vi của con người.

Nguồn ://poi.htu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/mo-hinh-cau-truc-nhan-cach-con-nguoi-cua-s-freud.html.

#Vôthức #ýthức #Tựgiáodục #hoànthiện #ConNgười #Nhâncách

Video liên quan

Chủ Đề